Trẻ bị chảy máu chân răng có nghiêm trọng không?

Trẻ bị chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên cần cẩn thận với những dấu hiệu này, vì đây là nguy cơ tiềm ẩn các bệnh lý răng miệng. Vậy để xử lý tình trạng này cần làm như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Trẻ bị chảy máu chân răng
Trẻ bị chảy máu chân răng

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ em, để biết được cách điều trị tình trạng này, hãy cùng điểm qua các nguyên nhân sau đây:

  • Chăm sóc răng miệng chưa đúng

Chảy máu chân răng xảy ra thường do vi khuẩn tấn công trực tiếp bên dưới nướu sinh ra các độc tố, lúc này nướu sẽ trở nên sưng viêm, đau nhức khi chải răng.

Đặc biệt ở những trẻ chưa mọc đủ răng, tình trạng chảy máu chân răng, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến hướng răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
  • Dùng các loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ

Ở những trẻ phải dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm vì sức khỏe kém dễ xảy ra các tác dụng phụ gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, làm giảm khả năng đông máu.

Nếu tình trạng này không được cải thiện, có thể gây nên các biến chứng xấu hơn cho men răng như nhiễm màu men răng, men răng yếu.

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Một nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng ở trẻ có thể là do tình trạng thiếu chất, đặc biệt là vitamin C.

Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nếu cơ thể không được cung cấp đủ Vitamin cần thiết, cơ thể sẽ không tổng hợp được collagen.

Bên cạnh đó, nếu trẻ ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo hay nước ngọt không được vệ sinh răng đúng cách sẽ dẫn tới sâu răng, viêm nướu chảy máu chân răng.

Thường thì tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng dễ gặp hơn ở những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Để theo dõi và tầm soát được các biến chứng của bệnh, các bậc phụ huynh nên dẫn trẻ tới nha khoa để bác sĩ chụp phim, thăm khám từ đó dựa vào nguyên nhân để điều trị thích hợp.

Triệu chứng của bệnh viêm lợi ở trẻ em

Tình trạng viêm lợi ở trẻ em sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau theo từng cơ địa mỗi trẻ như sau:

  • Tình trạng viêm lợi kèm sốt

Ở giai đoạn đầu, nướu sẽ thường sưng viêm, chảy máu chân răng, kèm theo tình trạng lở, loét nướu và lưỡi. Nếu chủ quan ở giai đoạn này, phụ huynh thường bỏ qua và nhầm lẫn với dấu hiệu của nhiệt miệng.

Cho đến khi bước sang giai đoạn nặng, trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn, đau nhức ở lợi, miệng xuất hiện mùi hôi.

Triệu chứng của bệnh viêm lợi ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh viêm lợi ở trẻ em
  • Biểu hiện sưng lợi có mủ

Đây được xem là giai đoạn nặng hơn sau một thời gian dài viêm nhiễm. Nướu răng sẽ sưng to hơn, có màu vàng ngà chứa mủ vi khuẩn bên trong, lợi cũng sẽ nhạy cảm hơn bình thường.

Tác hại của việc chảy máu chân răng

Tình trạng chảy máu chân răng nếu kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của trẻ, gây nên các biến chứng nguy hại như:

+ Đau nhức răng thường xuyên khiến cho trẻ khó chịu trong vấn đề sinh hoạt, ăn uống.

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức xung quanh răng, có thể biến chứng viêm nha chu, u nhú nướu răng…

+ Ảnh hưởng tới hướng răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

+ Chân răng có thể lung lay và mất răng sớm.

Tác hại của việc chảy máu chân răng
Tác hại của việc chảy máu chân răng

Ngoài ra, các bệnh lý cũng có thể gặp khi tình trạng chảy máu chân răng kéo dài:

+ Bệnh lý về gan: gan cũng tham gia vào quá trình đông máu, có thể gây ảnh hưởng cho gan.

+ Bệnh lý tim mạch: chảy máu chân răng cũng là biểu hiện của nhồi máu cơ tim, khi lưu lượng máu thay đổi ảnh hưởng tim, làm các tế bào tim suy yếu, có thể gây đột quỵ.

+ Các bệnh lý về máu: Giảm tiểu cầu, bạch cầu, ung thư máu, tình trạng rối loạn đông máu đều liên quan tới tình trạng chảy máu chân răng.

Điều trị chảy máu chân răng

Để điều trị chảy máu chân răng hiệu quả cho trẻ, cần áp dụng các biện pháp điều trị nha khoa cụ thể theo từng nguyên nhân gây bệnh:

  • Dùng thuốc kê toa

Sử dụng thuốc là biện pháp nhanh chóng giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn phù hợp, kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc bôi để hạn chế các cơn đau nhức khi nướu bị viêm.

Một vài loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho trẻ ở giai đoạn này là:

  • Lysozyme (diệt khuẩn, kháng viêm).
  • Tetracycline, Penicillin (giảm viêm, sưng đau, chống phù lợi).
Dùng thuốc kê toa theo chỉ định bác sĩ
Dùng thuốc kê toa theo chỉ định bác sĩ
  • Bổ sung Vitamin cần thiết

Cần thiết việc bổ sung vitamin C, vitamin B trong các bữa ăn để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Điều này không những giúp mô nướu không bị tổn thương, còn nhanh chóng hồi phục hơn về mặt sức khỏe tổng thể.

Các loại thực phẩm góp phần trao đổi chất của xương trong hệ thống mạch máu có nhiều trong bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, dầu thực vật, trái cây….

Bổ sung Vitamin cần thiết cho trẻ
Bổ sung Vitamin cần thiết cho trẻ
  • Súc miệng bằng nước muối

Trong thời gian trẻ bị viêm lợi, chảy máu chân răng này, cha mẹ hãy đảm bảo chế độ vệ sinh răng miệng ở trẻ tốt nhất. Có thể dùng gạc rơ miệng, hoặc chải răng đúng cách nhẹ nhàng.

Súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối

Kết hợp với việc sử dụng nước muối là cách vệ sinh chăm sóc răng miệng đơn giản nhất. Bởi tính sát khuẩn trong muối sẽ giúp hạn chế cơn đau nhức, giảm triệu chứng bệnh lý răng miệng.

  • Cạo vôi răng

Ở những trẻ đã mọc hoàn thiện răng sữa, hay đã thay răng vĩnh viễn nên thực hiện cạo vôi răng 6 tháng/ lần nhằm loại bỏ các mảng bám vi khuẩn gây viêm nhiễm bên dưới chân răng.

Cạo vôi răng trẻ em
Cạo vôi răng trẻ em

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và có những chỉ định điều trị tầm soát phù hợp.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em?

Để phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em, cần phải có lịch thăm khám định kỳ tại nha khoa cũng như điều chỉnh các thói quen chăm sóc răng cho trẻ hàng ngày. Các bậc phụ huynh nên duy trì cho trẻ các thói quen tốt sau:

Phòng ngừa viêm nướu trẻ em
Phòng ngừa viêm nướu trẻ em
  • Chải răng sau khi ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
  • Lựa chọn kem đánh răng có chứa fluor chống sâu răng phù hợp với độ tuổi.
  • Chọn bàn chải lông mềm thích hợp cho trẻ để tránh tổn thương men răng.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để bổ sung sức đề kháng tốt nhất, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.
  • Định kỳ 4 – 6 tháng/ lần cần tái khám nha khoa để cạo vôi răng, làm sạch răng miệng tốt nhất.

Như vậy, chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý cần điều trị phòng ngừa từ sớm. Trong giai đoạn đầu, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó điều trị kịp thời, tránh trường hợp tự ý mua thuốc bên ngoài điều trị có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời