Ê răng khi niềng răng nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ê răng khi niềng răng là tình trạng rất dễ xảy ra khi bệnh nhân có chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng không phù hợp. Ngoài ra, cảm giác ê buốt khi niềng răng còn có thể do nhiều yếu tố khác gây ra làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt cũng như quá trình dịch chuyển của răng. Vậy cụ thể nguyên nhân ê răng khi niềng răng là do đâu?

Ê răng khi niềng răng nguyên nhân do đâu?
Ê răng khi niềng răng nguyên nhân do đâu?

Niềng răng bị đau, ê buốt nguyên nhân do đâu?

Hầu hết những bệnh nhân trong thời gian đầu khi mới đeo niềng răng đều khó tránh khỏi cảm giác ê buốt, khó chịu. Điều này là do khi răng đang ở trạng thái bình thường phải chịu lực tác động của các khí cụ nha khoa để kéo chỉnh răng dịch chuyển nên chưa kịp quen với cảm giác này.

Tuy nhiên, cảm giác ê buốt răng là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất sau khi đã quen dần. Nhưng cũng có nhiều trường hợp niềng răng bị ê buốt, đau nhức kéo dài có thể là do một số nguyên nhân sau:

1.     Kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo

Một ca chỉnh nha có đảm bảo kết quả thành công như ý muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện.

Nếu bệnh nhân chẳng may lựa chọn phải nha khoa không đảm bảo uy tín, tay nghề bác sĩ còn non kém, không nắm vững kỹ thuật và quy trình điều trị, kiến thức chuyên sâu về răng hàm mặt không có dẫn đến chẩn đoán sai và lập phác đồ không chính xác.

Từ đó có thể dẫn đến việc xác định sử dụng lực kéo chỉnh không hợp lý khiến cho bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau nhức, ê buốt dai dẳng. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể khiến cho tình trạng sai lệch của răng nặng hơn cả ban đầu.

Ê răng khi niềng răng có thể do thực hiện sai kỹ thuật
Ê răng khi niềng răng có thể do thực hiện sai kỹ thuật

2.     Niềng răng bị đau, ê buốt do nền răng yếu

Cảm giác đau và ê nhức có thể kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân có nền răng yếu, không đủ chắc khỏe hoặc do mắc các bệnh lý răng miệng nhưng chưa được điều trị triệt để trước khi đeo niềng răng.

Nền răng yếu có thể gây cảm giác đau ê khi niềng răng
Nền răng yếu có thể gây cảm giác đau ê khi niềng răng

3.     Niềng răng bị đau do khí cụ kém

Khi sử dụng khí cụ chỉnh nha không đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng sẽ không thể chịu lực tốt, gây nhiều ma sát lên răng dẫn đến tình trạng kích ứng khiến cho bệnh nhân gặp phải những cơn đau nhức âm ỉ.

Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng cũng có thể gây đau nhức khi đeo niềng
Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng cũng có thể gây đau nhức khi đeo niềng

4.     Đau khi niềng răng cho chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng

Kết quả niềng răng chỉnh nha có tốt như mong đợi hay không cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ trong vấn đề chăm sóc, vệ sinh và ăn uống.

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên mỗi ngày 2 – 3 lần. Bệnh nhân cần chú ý đến thao tác chải răng của mình và sử dụng các dụng cụ làm sạch răng sao cho phù hợp nhất.

Nếu như chải răng với lực quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, chải răng theo chiều ngang có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng, nướu dễ làm mài mòn men răng, tăng nguy cơ bung tuột mắc cài gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng.

Không những vậy, chế độ ăn uống cũng phải đặc biệt lưu ý tránh dùng các món dai, cứng, dẻo. Bởi khi sử dụng các món này cần phải sử dụng một lực nhai mạnh nên có thể khiến cho răng bị ê đau và làm sứt mẻ, rơi rớt khí cụ chỉnh nha.

Có thể thấy cảm giác ê buốt khi niềng răng là biểu hiện khá phổ biến. Tình trạng này có thể chỉ diễn ra một thời gian và tự khỏi sau đó. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp những cơ đau nhức, ê buốt kéo dài tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến gặp ngay bác sĩ để có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là yếu tố khiến răng bị ê buốt, đau nhức
Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là yếu tố khiến răng bị ê buốt, đau nhức

Cách làm giảm đau, ê buốt khi niềng răng

Để giảm cảm giác đau, ê buốt khi niềng răng bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau đây:

1.     Dùng nước muối

Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc tốt hơn hết là nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc để súc miệng hằng ngày sẽ có thể hạn chế và xoa dịu được những cơn đau, ê khi niềng răng.

Súc miệng bằng nước muối để xoa dịu cơn đau răng
Súc miệng bằng nước muối để xoa dịu cơn đau răng

2.     Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách là vô cùng quan trọng giúp chăm sóc răng khi niềng luôn khỏe mạnh, đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất.

Nếu không chú ý vệ sinh răng sạch sẽ kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng khiến cho răng chịu nhiều ảnh hưởng xấu và đau nhức hơn.

Để chăm sóc răng hiệu quả, bệnh nhân hãy tập cho mình thói quen đánh răng đúng cách mỗi ngày. Lựa chọn thông minh nhất đó là dùng bàn chải chuyên dụng cho răng niềng có thiết kế nhỏ gọn, đầu lông mềm, chải răng với thao tác nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày đặc biệt là sau khi ăn.

Không được chải răng với thao tác mạnh sẽ khiến cho tình trạng ê buốt nặng hơn và thậm chí có thể làm bung bậc dây cung, mắc cài.

Bên cạnh đó, để đảm bảo việc làm sạch răng tối ưu. Bệnh nhân nên dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa còn kẹt lại trên kẽ răng.

Ngoài ra có thể sử dụng thêm các dụng cụ khác như bàn chải kẽ, máy xịt tăm nước để loại bỏ sạch sâu mảng bám và vi khuẩn còn tồn đọng.

Chú ý vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng đúng cách mỗi ngày
Chú ý vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng đúng cách mỗi ngày

3.     Chế độ ăn uống khoa học

Như đã chia sẻ bên trên, bệnh nhân cần hạn chế dùng các đồ ăn dai, cứng dẻo. Không nên dùng các món ngọt nhiều đường, nhiều axit, nước có gas, cà phê,…. để không làm tổn hại để sức khỏe răng miệng cũng như quá trình dịch chuyển của răng.

Trong thời gian đeo niềng bệnh nhân nên ưu tiên chọn các món mềm, dễ nuốt, không quá nóng cũng không quá lạnh để giảm bớt áp lực cho răng.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của cơ thể. Các món thịt, cá, hải sản, rau củ, trái cây tươi đều chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt, chỉ cần chú ý chế biến sao cho mềm, cắt nhỏ, xay sinh tố, ép lấy nước để sử dụng, miễn sao không cần dùng lực nhai mạnh là được.

Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống phù hợp khi niềng răng
Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống phù hợp khi niềng răng

4.     Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau nhức quá nhiều bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để giảm đau. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng loại thuốc bạn đang sử dụng phải thông qua chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh các ảnh hưởng không mong muốn có thể phát sinh.

Để đảm bảo niềng răng an toàn, hiệu quả việc lựa chọn nha khoa uy tín lâu năm là rất quan trọng. Hiện nay, Nha Khoa Đông Nam đang là một trong những địa chỉ uy tín lâu năm được đông đảo khách hàng gần xa tin chọn và có đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ.

Tại đây đảm bảo đầy đủ các yếu tố về tay nghề bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị y khoa tân tiến, ứng dụng công nghệ niềng răng hiện đại. Tin chắc quá trình niềng răng sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng, hoàn toàn không gây bất kỳ biến chứng nào.

Đặc biệt sẽ không làm tổn thương đến răng, nướu. Đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt, rút ngắn tối đa thời gian điều trị. Cảm giác niềng răng bị đau nhức, ê buốt sẽ không còn quá đáng sợ khi bạn lựa chọn cơ sở này.

Lựa chọn niềng răng an toàn, hiệu quả tại Nha Khoa Đông Nam
Lựa chọn niềng răng an toàn, hiệu quả tại Nha Khoa Đông Nam

Nếu vẫn còn có nhu cầu được tư vấn về vấn đề ê răng khi niềng răng bạn có thể gọi đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời