Cách vệ sinh răng bọc sứ đúng cách tại nhà

Một chế độ chăm sóc, vệ sinh răng bọc sứ đúng cách sẽ góp phần giúp duy trì được độ bền đẹp của răng sứ trong thời gian lâu dài hơn. Cách chăm sóc răng sứ mà bạn cần biết đó là chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cải thiện thói quen nghiến răng (nếu có), thăm khám răng định kỳ,…

Cách vệ sinh răng bọc sứ đúng cách tại nhà
Cách vệ sinh răng bọc sứ đúng cách tại nhà

Tuổi thọ của răng sứ

Các chuyên gia nha khoa cho biết, tuổi thọ của răng sứ ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể đến như: kỹ thuật, công nghệ thực hiện lắp răng sứ, chế độ chăm sóc răng tại nhà,…

Đặc biệt, tuổi thọ của răng sứ trong bao lâu sẽ phụ thuộc phần lớn vào chất liệu răng sứ mà bạn lựa chọn sử dụng.

Bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại răng sứ khác nhau phù hợp với từng tình trạng răng miệng cũng như khả năng chi trả của bệnh nhân. Răng sứ được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ được chia thành 2 loại đó là: răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.

Theo phân tích và đánh giá khách quan từ đông đảo bệnh nhân đã bọc răng sứ có thể nhận định được độ bền chắc và tính thẩm mỹ của từng loại răng sứ như sau:

– Những trường hợp bọc răng sứ kim loại nếu đảm bảo được vấn đề phục hình cũng như chăm sóc tốt đúng cách thì có thể dùng răng được từ 5 – 7 năm.

Nhưng vì chất liệu kim loại sẽ khó tránh khỏi tình trạng oxi hóa khi sử dụng trong môi trường miệng. Nên thường thì khoảng 3 – 5 năm bạn sẽ thấy phần viền nướu dần bị thâm đen. Lúc này phải làm lại mão răng mới để sử dụng tốt như lúc đầu.

Không những vậy, tính thẩm mỹ của răng sứ kim loại chỉ ở mức tương đối, không thể đạt độ trong bóng tự nhiên như răng thật. Nếu cơ địa dị ứng với chất liệu kim loại thì sẽ không thể sử dụng được loại răng sứ này.

– Trong khi đó, nếu như lựa chọn sử dụng loại răng sứ toàn sứ sẽ có độ bền chắc và tính thẩm mỹ tốt hơn rất nhiều. Tuổi thọ của loại răng sứ này có thể lên đến 20 năm thậm chí lâu hơn thế nữa nếu phục hình đúng kỹ thuật, bệnh nhân chăm sóc răng tốt.

Chất liệu để làm răng sứ toàn sứ đảm bảo an toàn, không gây bất kỳ tình trạng dị ứng nào khi sử dụng. Sau một thời gian dài sử dụng răng sứ vẫn giữ được độ trắng sáng tự nhiên như răng thật, không bị đen viền nướu.

Ngoài ra, tuổi thọ của răng sứ có lâu hay không còn phụ thuộc vào chất lượng mô răng thật còn ít hay nhiều, răng đã chữa tủy hay chưa, khớp cắn giữa 2 hàm,…

Tuổi thọ của các dòng răng sứ hiện có trên thị trường
Tuổi thọ của các dòng răng sứ hiện có trên thị trường

Vì sao cần chăm sóc răng sứ?

Dù là răng thật hay răng sứ thì bạn cũng cần phải có một chế độ chăm sóc, vệ sinh răng đúng cách mới có thể duy trì độ bền chắc và bảo vệ răng một cách tốt nhất.

Ngược lại, nếu như không chú ý chăm sóc và vệ sinh răng sứ kỹ lưỡng có thể phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn như:

1. Bệnh lý răng miệng

Răng sứ nếu không được vệ sinh kỹ càng hằng ngày, thức ăn thừa giắt lại ở các kẽ răng lâu ngày sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn và hình thành mảng bám.

Từ đó dễ dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây hại cho men răng và nướu gây các bệnh lý viêm nhiễm quanh răng, sâu răng, viêm tủy.

Chăm sóc răng sứ đúng cách để tránh các bệnh lý răng miệng
Chăm sóc răng sứ đúng cách để tránh các bệnh lý răng miệng

2. Hôi miệng

Trên thực tế bọc răng sứ sẽ không gây hôi miệng nếu bệnh nhân không có tiền sử bị hôi miệng trước đó và vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày. Bên cạnh đó sứ là chất liệu trơ nên sẽ không bị đổi màu hay có mùi hôi khi sử dụng.

Nhưng tình trạng hôi miệng vẫn xảy ra nếu bị viêm nhiễm ở nướu hay thức ăn thừa nhét dính lâu ngày ở kẽ răng sẽ sản sinh ra vi khuẩn và khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh bị hôi miệng
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh bị hôi miệng

Cách vệ sinh và bảo vệ răng sau khi bọc sứ

Để duy trì thời gian sử dụng lâu dài cho răng sứ, dưới đây là cách vệ sinh và bảo vệ răng sau khi phục hình được các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên lưu ý thực hiện đúng:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối bằng bàn chải lông mềm.
  • Ưu tiên chọn sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluor để duy trì độ chắc khỏe cho răng.
  • Theo khuyến nghị của nha sĩ bạn nên thay mới bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng. Hoặc thay khi lông bàn chải bị xơ mòn để việc làm sạch răng đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chải răng theo chuyển động xoay tròn hoặc theo chiều dọc. Không được chải răng quá mạnh theo chiều ngang.
  • Sau các bữa ăn cần chú ý vệ sinh răng sạch sẽ, kết hợp dùng thêm nước súc miệng, chỉ tơ nha khoa để làm sạch sâu mảng bám còn tồn đọng trên răng, giữ cho hơi thở luôn thơm mát.
  • Đừng quên vệ sinh sạch phần lưỡi để ngăn ngừa vi khuẩn tồn đọng gây hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày
Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày

2. Không hút thuốc

Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà nó còn là nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng bị ố vàng, xỉn màu và gây các bệnh lý răng miệng.

Hoạt chất nicotine có trong thuốc lá nếu bám dính trên răng lâu ngày sẽ rất khó làm sạch bằng phương pháp đánh răng thông thường. Đồng thời nó còn có thể khiến cho men răng dễ hư hỏng, làm đổi màu răng sứ trông rất mất thẩm mỹ.

Do đó hãy nói không với việc hút thuốc lá để bảo vệ thẩm mỹ cũng như độ bền chắc cho răng sứ một cách tốt hơn.

Không hút thuốc để tránh làm răng bị ố vàng, xỉn màu
Không hút thuốc để tránh làm răng bị ố vàng, xỉn màu

3. Cải thiện thói quen nghiến răng khi ngủ (nếu có)

Có thể thấy việc nghiến răng vô thức trong lúc ngủ không chỉ gây ra các tổn hại nghiêm trọng cho răng thật. Mà thói quen này nguy cơ cao còn làm sứt mẻ, gãy vỡ phục hình sứ cực kỳ nguy hại.

Với những bệnh nhân có thói quen nghiến răng cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn làm máng chống nghiến đeo khi ngủ để bảo vệ răng sứ khỏi tác động xấu từ nghiến răng gây nên.

4. Chủ động đi khám răng định kỳ

Mỗi 6 tháng/lần bạn nên chủ động đến nha khoa thăm khám, cạo vôi răng định kỳ tránh mảng bám tồn tại lâu trên răng gây xỉn màu, viêm nhiễm nướu.

Đồng thời ở mỗi lần khám răng định kỳ bác sĩ sẽ kiểm tra độ sát khít của răng sứ với nướu, kịp thời phát hiện và khắc phục các dấu hiệu bất thường (nếu có).

Chủ động thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Chủ động thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ

  • Khi ăn uống nên hạn chế các món quá cứng, dai vì cần phải dùng lực nhai mạnh có thể làm cho răng sứ bị mẻ, vỡ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không được dùng răng như một công cụ để mở nắp chai, cắn xé bao bì,…
  • Phân bổ lực nhai đều ở cả 2 bên hàm để tránh bị lệch khớp cắn. Đồng thời việc ăn nhai đúng cách cũng giúp tăng khả năng làm sạch giữa các răng với nhau tốt hơn.
  • Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích ứng làm giảm tuổi thọ của răng.
  • Tránh ăn các món nhiều đường, nhiều axit hoặc các loại nước có ga.
  • Không nên dùng nhiều cà phê, trà đặc, các loại thực phẩm sậm màu vì chúng có thể làm cho răng sứ dễ bị nhiễm màu.
  • Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi có tác dụng làm sạch răng tự nhiên như: dâu tây, táo, chuối,…
  • Bổ sung thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa, hải sản để tăng cường canxi tốt cho cơ thể, giúp duy trì hàm răng chắc khỏe hơn.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp làm sạch khoang miệng tốt hơn, tránh bị khô miệng, hôi miệng.
Sau khi bọc răng sứ cần có một chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi bọc răng sứ cần có một chế độ ăn uống hợp lý

Với những thông tin vừa chia sẻ trên đây hi vọng bạn đã biết cách vệ sinh răng bọc sứ đúng cách tại nhà. Hãy cố gắng thực hiện theo các hướng dẫn kể trên để duy trì thời gian sử dụng răng sứ lâu dài và bảo vệ răng thật bên trong một cách tốt nhất nhé!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời