Răng sâu để lâu có sao không?

Răng sâu để lâu không điều trị sẽ khiến tình trạng diễn biến nặng hơn, lan tới ngà và tủy răng, nhiều trường hợp còn gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Răng sâu để lâu có sao không?
Răng sâu để lâu có sao không?

Răng sâu để lâu có sao không? Hậu quả như thế nào?

Thông thường, cấu tạo cơ bản của thân răng bao gồm: men răng ở lớp ngoài cùng vô cùng cứng chắc; tiếp đến là ngà răng và cuối cùng là tủy răng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh.

Sâu răng xảy ra khi men răng và ngà răng bị phá hủy bởi vi khuẩn, tạo thành những lỗ hổng lớn nhỏ trên thân răng.

Giai đoạn mới chớm sâu, bạn không có bất kỳ cảm giác đau nhức, ê buốt nào. Điều đó làm nhiều người chủ quan và bỏ qua.

Tình trạng răng sâu
Tình trạng răng sâu

Tuy nhiên, sâu răng nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân:

– Phá vỡ lớp men răng: Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của sâu răng. Ban đầu chỉ là những đốm nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt răng, tuy nhiên sau một thời gian tổ chức sâu này sẽ tấn công dần khiến lớp men răng bị phá hủy và hình thành lỗ sâu lớn hơn.

– Sâu răng lan rộng tới ngà răng: Một khi lớp men răng bị mài mòn, phá hủy, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào ngà răng. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt khi ăn hoặc sự tăng giảm của nhiệt độ.

Sâu răng lan tới ngà sẽ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng
Sâu răng lan tới ngà sẽ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng

– Sâu răng làm chết tủy răng: Khi sâu răng phá hủy men và ngà răng sẽ hình thành hốc sâu lớn. Vụn thức ăn tồn đọng kết hợp với vi khuẩn gây bệnh tạo thành ổ viêm nhiễm khiến tủy răng bị ảnh hưởng.

Lúc này, các cơn đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện với tần suất dày đặc khiến bạn gặp khó khăn trong ăn nhai, suy giảm chất      lượng giấc ngủ.

– Mất răng và ảnh hưởng đến các răng kế cận: Răng sâu vào tủy nhưng không được điều trị ngay sẽ có nguy cơ mất răng sớm. Đồng thời còn khiến tổ chức sâu răng lan sang các răng bên cạnh.

Nhiều trường hợp tình trạng viêm nhiễm đi sâu xuống chóp răng gây áp xe, phá hủy xương hàm, thậm chí là tử vong.

Sâu răng để lâu không điều trị gây mất răng sớm
Sâu răng để lâu không điều trị gây mất răng sớm

Răng sâu phải làm sao?

Khi phát hiện những dấu hiệu của sâu răng, bạn nên sớm sắp xếp thời gian đến nha khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ sâu răng của mỗi người mà sẽ có những chỉ định cụ thể:

– Tái khoáng: Khi bề mặt thân răng chỉ mới xuất hiện những chấm đen nhỏ (giai đoạn chớm sâu), bạn có thể áp dụng phương pháp tái khoáng tại nhà thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung khoáng chất tại nha khoa.

Những thành phần dinh dưỡng cần thiết trong quá trình tái khoáng bao gồm canxi, vitamin D3, vitamin K2, magie, collagen và probiotic khoang miệng.

– Trám răng: Khi chiếc răng sâu đã bị phá hủy lớp men và ngà răng, hình thành những lỗ hổng vừa, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hàn trám răng. Trước tiên, các tổ chức sâu răng sẽ được nạo sạch, sau đó dùng vật liệu composite trám bít lỗ sâu, ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng tiếp tục phát triển.

Phương pháp trám răng sâu
Phương pháp trám răng sâu

– Bọc răng sứ: Trường hợp chiếc răng bị sâu lớn, ảnh hưởng đến tủy thì trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy, sau đó áp dụng phương pháp bọc sứ để phục hình thân răng và bảo vệ cùi răng thật khỏi những tác nhân gây hại.

– Nhổ răng: Nếu chiếc răng đã bị viêm nhiễm nặng, thân răng không còn thì việc điều trị bằng các phương pháp bảo tồn là không thể.

Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây sang các răng kế cận. Sau khi nhổ răng, bạn nên sớm trồng lại răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Nhổ bỏ khi chiếc răng sâu không thể điều trị bảo tồn
Nhổ bỏ khi chiếc răng sâu không thể điều trị bảo tồn

Chăm sóc răng miệng tại nhà ngăn ngừa sâu răng

Để ngăn ngừa sâu răng, việc đầu tiên bạn cần làm là giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Hãy luôn duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý nhằm loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa và vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám kẽ răng
Dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám kẽ răng

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đúng bữa, hạn chế ăn vặt, ăn đồ ngọt hoặc chua. Tránh những thực phẩm dai cứng, có độ bám dính cao.

Uống nhiều nước lọc. Mỗi ngày nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước để tránh tình trạng khô miệng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sâu răng.

Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi, magie, khoáng chất tốt cho răng như: thịt, trứng, sữa, hải sản, các loại rau xanh,…

Chủ động đặt lịch hẹn cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Điều này giúp nha sĩ phát hiện và kịp thời xử lý chiếc răng đang gặp vấn đề.

Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ
Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ

Răng sâu để lâu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Vì vậy mà ngay khi phát hiện những dấu hiệu của sâu răng, bạn nên sớm đến nha khoa để được điều trị.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời