Cách làm răng mọc lại với các phương pháp hiệu quả

cách làm răng mọc lại hay không là thắc mắc của rất nhiều người khi chẳng may bị mất răng. Dù bị mất răng ở bất kỳ vị trí nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai cũng như nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Việc phục hình răng đã mất cần được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy do mất răng gây ra.

Cách làm răng mọc lại
Cách làm răng mọc lại

Bị gãy răng có mọc lại không?

Không giống như xương khi bị gãy có thể bó bột để hồi phục lại. Răng là một bộ phận khá đặc biệt bởi chỉ cần bị sứt mẻ, gãy vỡ một phần nhỏ thì cũng không thể nào tự mọc lại như hình dáng ban đầu được.

Trường hợp trẻ bị gãy răng sữa thì sau đó răng có thể mọc lại nếu có mầm răng vĩnh viễn. Đối với răng vĩnh viễn nếu chẳng may bị gãy thì bạn cần phải chuẩn bị tâm lý mất đi chiếc răng thật suốt đời, răng sẽ không thể tự mọc lại.

Nếu chiếc răng bị sứt mẻ, gãy vỡ hay rụng mất làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn uống thì tốt nhất bạn cần tìm đến bác sĩ nha khoa để có biện pháp phục hình hiệu quả.

Khi có nhu cầu phục hình răng bị sâu, chấn thương làm nứt mẻ về hình dáng cũ bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và tư vấn phục hình bằng các kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ như trám răng hoặc bọc răng sứ.

Đối với những bệnh nhân có răng gãy mẻ, chấn thương nghiêm trọng không thể phục hình bằng trám răng hay bọc răng sứ. Lúc này bắt buộc cần phải loại bỏ chiếc răng hư hỏng này. Sau đó phục hình lại răng mới bằng các phương pháp trồng răng giả để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như bình thường.

Răng vĩnh viễn khi bị gãy rụng sẽ không thể mọc lại như cũ
Răng vĩnh viễn khi bị gãy rụng sẽ không thể mọc lại như cũ

Quá trình mọc và thay răng vĩnh viễn

Thông thường, những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu mọc lên khi trẻ bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi. Khi trên cung hàm của trẻ có đủ 20 chiếc răng thì sẽ kết thúc quá trình mọc răng sữa. Lúc này trẻ đã có thể tự ăn uống một cách dễ dàng và thoải mái.

Lúc trẻ 5 tuổi trở lên những chiếc răng sữa mọc đầu tiên sẽ bắt đầu lung lay và gãy rụng. Lúc này mầm răng vĩnh viễn bên dưới sẽ mọc thay thế lên. Quá trình thay răng vĩnh viễn cũng sẽ bắt đầu từ đây.

Đối với người trưởng thành khi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn thiện sẽ có 32 chiếc răng (đã tính luôn 4 răng khôn) chia đều ở 2 hàm trên và dưới.

  • Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ được thể hiện chi tiết thông qua hình ảnh sau đây:
Quá trình mọc và thay răng vĩnh viễn
Quá trình mọc và thay răng vĩnh viễn

Ở trẻ em khi đến một giai đoạn nhất định sẽ bắt đầu diễn ra quá trình thay răng. Vào lúc này phần chân răng sữa sẽ có các biểu hiện bị tiêu dần, răng sẽ bắt đầu bị lung lay và tự rụng để tạo chỗ trống cho các răng vĩnh viễn mọc lên.

Trong trường hợp răng sữa không tự rụng, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám và nhổ để các răng mọc lên đúng vị trí, tránh tình trạng sai lệch.

  • Trình tự mọc và thay răng vĩnh viễn ở trẻ được thể hiện thông qua hình ảnh bên dưới đây:
Thứ tự mọc răng vĩnh viễn
Thứ tự mọc răng vĩnh viễn

Mất răng vĩnh viễn và những tác hại

Mất răng vĩnh viễn là điều mà không ai mong muốn. Ngoài yếu tố tuổi tác, thì mất răng có thể do nhiều nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng kém, ăn uống không hợp lý dẫn đến phát sinh bệnh lý răng miệng làm răng hư hỏng nặng không giữ lại được, chấn thương, va đập mạnh làm răng gãy rụng,….

Khi bị mất răng, nhiều bệnh nhân thường chủ quan xem nhẹ việc trồng lại răng. Phần lớn do tâm lý sợ đau hoặc không có nhiều thời gian đến nha khoa thăm khám nên chấp nhận sống chung với cảnh mất răng lâu ngày.

Tuy nhiên, việc chần chừ phục hình răng đã mất có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân:

1. Ảnh hưởng thẩm mỹ và gây lão hóa sớm

Có thể thấy tác hại điển hình nhất khi mất răng đó là ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của gương mặt đặc biệt là tình trạng mất răng cửa.

Đối với những trường hợp mất răng hàm nhiều người sẽ nghĩ rằng không ảnh hưởng gì nhiều đến diện mạo. Tuy nhiên khi răng bị mất dù ở bất kỳ vị trí nào thì sau một thời gian xương hàm tại vị trí mất răng sẽ bị tiêu dần.

Nếu bị mất nhiều răng trong thời gian lâu năm thì tiêu xương hàm càng nhiều hơn. Điều này dẫn đến phần xương nâng đỡ cho nướu tại vùng răng mất bị lõm vào, da mặt sẽ bị chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn xung quanh vùng miệng khiến cho gương mặt trông già nua rất nhiều so với tuổi thật.

Mất răng gây tiêu xương hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt
Mất răng gây tiêu xương hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt

2. Ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sức khỏe tổng thể

Khi bị mất răng, nhất là răng hàm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai hằng ngày.

Lực ăn nhai giảm sút khiến cho thức ăn không được cắn xé và nghiền đủ nhỏ trước khi đưa vào dạ dày. Khi đó hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, lâu ngày dễ phát sinh các bệnh lý đau dạ dày, các bệnh về tiêu hóa, đường ruột,…

Bệnh nhân bị mất răng sẽ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, chán ăn khiến cho cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng và tinh thần giảm sút trầm trọng.

Chức năng ăn nhai giảm sút đáng kể khi bị mất răng
Chức năng ăn nhai giảm sút đáng kể khi bị mất răng

3. Ảnh hưởng đến các răng còn lại

Mất răng nếu không sớm có biện pháp phục hình sẽ gây nhiều ảnh hưởng nguy hại cho các răng còn lại. Lực nhai tác động lên các răng không đều khiến cho các răng xung quanh dần yếu.

Nhất là khi mất răng hàm nhiều người thường dùng lực nhai tập trung vào phần răng cửa, điều này làm cho hoạt động của răng cửa trở nên quá tải và có nguy cơ mọc chìa ra phía trước gây mất thẩm mỹ, lệch khớp cắn trầm trọng.

Không những vậy, các răng thường có xu hướng mọc đổ dồn về khoảng trống răng mất, răng đối diện với răng đã mất thòng xuống, trồi lên. Từ đó dễ làm cho hàm răng mọc xô lệch, rối loạn khớp cắn, đau vùng thái dương hàm.

Mất răng gây ảnh hưởng nhiều đến các răng còn lại
Mất răng gây ảnh hưởng nhiều đến các răng còn lại

Răng không mọc thì phải làm sao?

Tình trạng răng không mọc có thể do nhiều nguyên nhân như:

  • Do yếu tố di truyền bẩm sinh, tức là khi sinh ra đã không có răng mọc tại những vị trí cố định.
  • Thiếu mầm răng vĩnh viễn.
  • Bác sĩ nhổ nhầm mầm răng khi còn nhỏ.
  • Do tác động của ngoại lực bên ngoài, chấn thương mạnh khiến răng bị gãy rụng không mọc lại được.

Dù là do bất cứ nguyên nhân nào thì việc trồng lại răng giả mới khi răng không mọc là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp đem lại tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo chức năng của răng được thực hiện một cách tốt nhất.

Như đã chia sẻ ở phần đầu bài viết, để phục hình lại răng mất, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp x-quang xác định cấu trúc xương hàm cụ thể để đánh giá chính xác tình trạng mất răng và đưa ra phương pháp trồng răng giả hiệu quả nhất.

Tùy vào từng tình trạng mất răng mà bác sĩ có thể chỉ định phục hình bằng các phương pháp: trồng răng Implant, bắc cầu sứ hay niềng răng chỉnh nha để lấp đầy khoảng trống răng mất được đều đặn và cân đối hơn.

Trong đó, trồng răng Implant là phương pháp được đánh giá tốt nhất.

Không chỉ giúp phục hồi thẩm mỹ mà còn cải thiện ăn nhai chắc chắn hơn. Đồng thời giúp duy trì sự ổn định giữa cấu trúc răng và xương hàm, ngăn ngừa tiêu xương hàm khiến gương mặt nhanh lão hóa.

Trồng răng Implant giúp phục hình răng mất hiệu quả tốt nhất
Trồng răng Implant giúp phục hình răng mất hiệu quả tốt nhất

Điều trị càng sớm khi bị mất hoặc thiếu răng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, tránh xảy ra tình trạng tiêu xương hàm.

Nếu đợi đến khi tiêu xương hàm, lão hóa khuôn mặt mới điều trị sẽ phải thực hiện cấy ghép thêm xương hàm mới có thể phục hình răng hiệu quả. Dẫn đến tốn kém thêm nhiều thời gian và chi phí hơn.

Bài viết đã chia sẻ phần nào thông tin để bạn hiểu rõ hơn về cách làm răng mọc lại. Nếu đang gặp phải tình trạng mất răng, răng không mọc hãy đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để được khám chữa hiệu quả nhé!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời