Cách nhận biết và điều trị viêm lợi trùm

Tình trạng viêm lợi trùm khi mọc răng khôn thường gặp ở nhiều người, chúng gây ra rất nhiều bất tiện cũng như tiềm ẩn các biến chứng nguy hại. Vậy đâu là cách điều trị đúng nhất? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu các thông tin sau đây.

Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm là gì?

Viêm lợi trùm là gì?

Viêm lợi trùm được xem là tình trạng bệnh lý răng miệng thường xuất hiện trong quá trình mọc răng khôn. Đây là biến chứng rất thường gặp với những trường hợp răng khôn chưa mọc lên hết hay mọc kẹt trong xương, mọc lệch…

Biểu hiện của viêm lợi trùm
Biểu hiện của viêm lợi trùm

Tình trạng viêm lợi trùm thường xuất hiện trong quá trình người bệnh mọc răng khôn, phần lợi phía trong hàm mọc lên sẽ bao phủ lên bề mặt của răng, khiến cho răng bị mọc kẹt lại, không thể phát triển.

Về lâu dài, khi răng mọc lên sẽ tạo khoảng trống dưới lợi, nếu không chăm sóc vệ sinh kỹ bạn sẽ đối mặt với tình trạng lợi bị viêm, sưng.

Ngoài ra, bệnh lý này cũng xảy ra ở một số răng hàm khác khi lợi xâm lấn lên chân răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, lâu dần hình thành viêm nhiễm sang các răng lân cận.

Trong trường hợp này, cần thăm khám nha khoa sớm để xác định mức độ viêm rồi điều trị phù hợp.

Lợi trùm có mủ là gì?

Nếu tình trạng viêm lợi trùm không được khắc phục sớm, để càng lâu thì sự nhiễm trùng do vi khuẩn ở nướu sẽ hình thành bọc mủ gây sưng phồng các tế bào mô quanh thân và chân răng.

Lợi trùm có mủ là gì?
Lợi trùm có mủ là gì?

Nguyên nhân chính làm cho lợi trùm có mủ thường do phần lớn thức ăn kẹt lại ở dưới phần lợi gây nên, từ đó gây tổn thương xâm nhập vào nướu khi răng mọc lên đâm vào nướu.

Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn sẽ thông qua vết thương lan rộng tới các mô xung quanh, phá hủy các mô này, thậm chí gây tổn hại răng và xương hàm các răng lân cận.

Những dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn có mủ

Nếu có những biểu hiện sau đây, có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm lợi trùm răng khôn có mủ, cụ thể:

Những dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn có mủ
Những dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn có mủ

+ Phần nướu sưng đỏ: Phần nướu răng khôn sẽ có biểu hiện sưng đỏ, phồng lên do chứa đựng túi mủ vi khuẩn. Khi ấn vào có thể chảy dịch mủ ra, gây đau nhức.

+ Sốt kèm nổi hạch: Khi lợi trùm viêm có mủ, bạn có thể bị sốt, kèm nổi hạch ở cổ hay quanh góc phần hàm bị sưng.

+ Đắng miệng: Miệng lúc này cũng có vị đắng hơn bình thường bởi vi khuẩn tấn công gây hôi miệng. Ngoài ra, vị trí lợi trùm cũng là nơi dễ mắc kẹt các thức ăn tạo nên tình trạng viêm nhiễm, khó chịu.

+ Đau nhức răng: Bạn cũng sẽ cảm giác được những cơn đau liên tục ở răng, thậm chí kéo dài ngay cả khi nuốt nước bọt, há miệng. Do phần răng bị viêm ảnh hưởng quanh thân răng và hàm, kích thích các dây thần kinh cảm giác.

Các biến chứng do viêm lợi trùm gây ra

Tình trạng viêm lợi trùm để càng lâu, rất dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể, bao gồm:

Các biến chứng do viêm lợi trùm gây ra
Các biến chứng do viêm lợi trùm gây ra

+ Mất răng: Nếu viêm lợi trùm xuất hiện ở các vị trí răng hàm quan trọng không được điều trị sớm dễ dẫn tới trường hợp mất răng sớm, do các tổ chức xung quanh đã bị phá hủy, nhiễm trùng nặng.

+ Nhiễm trùng máu: Phần lợi viêm khi có mủ chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng có thể tấn công vào cùng mô mềm của phần nướu răng, gây tổn thương tủy răng. Đồng thời có thể đi theo đường máu gây nhiễm trùng máu, nặng hơn có thể gây nên tử vong.

+ Gây ra các bệnh lý răng miệng: Phần lợi trùm bị viêm cũng sẽ làm cho việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, dễ mắc các bệnh lý sâu răng, áp xe răng, viêm nha chu…

Điều trị viêm lợi trùm mủ như thế nào?

Tùy tình trạng viêm lợi trùm có mủ mà bác sĩ sẽ cân nhắc các giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp để điều trị viêm lợi trùm có mủ thường được áp dụng như:

  • Sử dụng thuốc kê toa

Với những trường hợp lợi trùm có mủ sưng to, cần sát trùng ổ viêm và sử dụng các loại thuốc kháng sinh phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đau. Sau khi phần lợi trùm đỡ viêm sưng sẽ tiến hành điều trị các biện pháp cụ thể. Thường đơn thuốc kháng sinh được dùng trong khoảng 5 – 7 ngày tùy tình trạng của mỗi người.

  • Thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin,… có thể giảm đau hiệu quả, phòng tránh trường hợp sưng viêm, hạ sốt.
  • Nếu tình trạng phù nề nghiêm trọng khiến cơ hàm cứng, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc như Alphachymotrypsin, Amoxicilline,…
Sử dụng thuốc kê toa
Sử dụng thuốc kê toa

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc cần phải theo đơn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh các biến chứng nguy hại xảy ra cho sức khỏe nếu tự ý mua thuốc ngoài để sử dụng.

  • Cắt lợi trùm

Sau khi lợi trùm không còn mủ và đã được làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ lợi trùm trong trường hợp răng khôn mọc thẳng. Sau khi thực hiện, lợi trùm sẽ không còn viêm nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho răng khôn mọc lên tiếp tục.

Với công nghệ hiện đại áp dụng cùng thuốc tê sẽ giúp loại bỏ phần lợi trùm nhanh chóng. Hạn chế các cảm giác sưng đau sau khi tiểu phẫu, khoảng 1 – 2 tuần sau phần lợi sẽ hoàn toàn bình phục.

Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm
  • Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ phần lợi trùm viêm có mủ triệt để. Ở những trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch kèm theo lợi trùm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn và không cần trồng lại sau đó.

Việc vệ sinh chăm sóc răng miệng lúc này cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng xảy ra.

Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn

Cách phòng ngừa viêm lợi trùm có mủ

Với những biến chứng tai hại của tình trạng viêm lợi trùm có mủ, việc phòng ngừa bệnh từ sớm ngay từ ban đầu rất cần thiết. Bạn nên xây dựng cho mình các thói quen tốt sau đây:

Cách phòng ngừa viêm lợi trùm có mủ
Cách phòng ngừa viêm lợi trùm có mủ

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Hãy duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách, chải răng đều đặn 2 lần/ ngày với bàn chải lông mềm. Kết hợp cùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để khoang miệng luôn sạch khỏe, tránh tổn thương vùng nướu gây sưng viêm.

+ Chú ý trong chế độ dinh dưỡng: Chọn lựa thực phẩm giàu canxi tốt cho răng và xương hàm là điều cần thiết, hạn chế sử dụng các thực phẩm quá cứng hay quá dai, vì răng hàm chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn ăn nhai.

+ Thăm khám răng miệng định kỳ: Để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của răng khôn nói riêng và toàn hàm nói chung thì việc cần làm là chế độ thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần nhằm loại bỏ các mảng bám ở chân răng, phát hiện các bệnh lý về nướu răng xử lý phù hợp.

Qua những thông tin trên, hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm lợi trùm, cũng như có giải pháp xử lý tốt nhất khi gặp phải.

Chú trọng trong việc lựa chọn nha khoa, bởi kỹ thuật nhổ răng khôn cần được thực hiện tại các trung tâm nha khoa uy tín, đòi hỏi cao về yêu cầu kinh nghiệm kỹ thuật của bác sĩ, nhằm hạn chế các biến chứng xảy ra.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời