Súc miệng bằng nước muối đúng cách không chỉ giúp răng chắc khỏe mà còn giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Bên cạnh đó việc súc miệng nước muối còn giúp làm dịu các vết loét nhiệt miệng, ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, viêm lợi,….
Tác dụng của nước muối
Việc sử dụng dung dịch nước muối sinh lý mua tại các quầy thuốc. Hay dùng nước muối ấm tự pha tại nhà đã và đang là một trong các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa khá tốt các vấn đề xảy ra ở vùng miệng, họng.
Theo các nghiên cứu cho thấy muối có khả năng giúp hút nước khỏi các mô miệng, tạo được rào cản để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh có hại.
Chính vì điều này đã giúp cho muối có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa virus, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trong khoang miệng, cổ họng khá tốt.
Để pha chế được dung dịch nước muối sinh lý đạt chuẩn 0,9% sẽ cần dựa trên công thức: 1 lít nước sẽ tương đương với việc sử dụng 9g muối tinh khiết không lẫn tạp chất.
Sẽ không quá tốn kém để mua được một sản phẩm nước muối sinh lý tại các quầy thuốc và siêu thị lớn. Sử dụng nước muối sinh lý được đánh giá an toàn, lành tính cho tất cả mọi người. Ngay cả trẻ em, phụ nữ có thai cũng có thể dùng được.
Bạn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: súc miệng, súc họng, nhỏ mắt, nhỏ mũi, vệ sinh vùng tai,….
Việc dùng nước muối sinh lý chỉ có hiệu quả trong việc làm sạch và phòng ngừa vi khuẩn gây hại chứ không có tác dụng chữa bệnh và cũng không phải là thuốc chữa bệnh.
Từ lâu, nước muối sinh lý luôn được các nha sĩ khuyến khích mọi người nên sử dụng hằng ngày để đem lại hiệu quả chăm sóc răng miệng tốt hơn.
Thói quen súc miệng bằng nước muối sẽ đem lại nhiều tác dụng đáng kể trong các trường hợp sau đây:
1. Giảm đau họng
Súc miệng bằng nước muối có thể đem lại hiệu quả đối với tình trạng đau họng nhẹ, giúp giảm cảm giác khô rát ở vùng họng, giảm cơn đau, ngứa ở cổ họng.
2. Hỗ trợ giảm triệu chứng loét miệng, chảy máu chân răng và viêm nướu
Khi bị loét miệng, chảy máu chân răng hoặc viêm nướu sẽ gây cảm giác đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Bạn có thể súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần bằng nước muối sẽ giúp vết loét nhanh lành và không còn đau rát nữa.
Đồng thời nhờ súc miệng nước muối đều đặn sẽ giúp đẩy lùi nhanh tình trạng chảy máu chân răng và viêm nướu một cách khá tốt.
3. Giảm dị ứng
Trong một số trường hợp bị dị ứng với lông chó mèo, dị ứng phấn hoa gây khó chịu, sưng ngứa ở cổ họng.
Mặc dù việc dùng nước muối súc miệng không thể giúp phòng ngừa được tình trạng dị ứng nhưng nó có thể giúp giảm một phần khó chịu ở cổ họng để bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
4. Duy trì sức khỏe răng miệng
Mỗi ngày súc miệng bằng nước muối có tác dụng tốt trong việc loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, giúp tăng khả năng làm sạch mảng bám, thức ăn thừa, ngăn ngừa hình thành vôi răng trong thời gian dài.
Việc giữ cho khoang miệng sạch sẽ còn giúp cải thiện sức khỏe của răng và nướu tốt hơn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu khá tốt.
5. Ngăn ngừa và giảm triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp
Súc miệng với nước muối có thể giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Bên cạnh đó, ở những người có thói quen dùng nước muối súc miệng hằng ngày cũng ít có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hơn so với người không dùng.
6. Ngăn ngừa và giảm hôi miệng
Nước muối có tác dụng loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi tích tụ ở khoang miệng. Do đó việc sử dụng nước muối để súc miệng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu ở khoang miệng, đem lại hơi thở thơm mát hơn.
Cách làm nước muối súc miệng
Nhiều người thường có quan điểm pha nước muối càng đậm sẽ giúp sát khuẩn cao hơn.
Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm bởi vì nếu dùng nước muối quá mặn sẽ gây tổn thương đến tế bào niêm mạc ở vùng hầu họng. Sử dụng về lâu dài còn có thể dẫn đến tình trạng dư thừa muối trong cơ thể nếu thường xuyên nuốt phải.
Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% là chuẩn nhất, dùng phù hợp cho việc súc miệng, súc họng hằng ngày.
Để có được nước muối sinh lý đạt chuẩn bạn có thể tìm mua tại các quầy thuốc, siêu thị uy tín gần nhà. Trường hợp muốn dùng nước muối sinh lý tự pha tại nhà bạn có thể áp dụng cách làm đơn giản như sau:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và làm sạch các dụng cụ. Sau đó khử trùng dụng cụ bằng cách ngâm trong nước sôi rồi để cho ráo nước.
- Bước 2: Chuẩn bị muối tinh khiết và nước khoáng. Nên chọn muối iot tinh khiết để đảm bảo chất lượng, không lẫn tạp chất. Nước nên chọn nước khoáng đóng chai hoặc lọc nước bằng máy để thu được nguyên liệu nước tốt nhất.
- Bước 3: Pha muối với nước tinh khiết theo tỷ lệ 9g muối với 1 lít nước. Tốt nhất hãy đun sôi nước rồi để ấm sau đó mới hòa tan muối vào để có được sản phẩm nước muối sinh lý chất lượng nhất.
- Bước 4: Đổ thành phẩm nước muối sinh lý vừa thu được vào chai, lọ đã chuẩn bị sẵn. Sau khi mở nắp chai tốt nhất nên sử dụng trong vòng 2 ngày để đảm bảo hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối đúng cách
Để đạt được hiệu quả cao khi súc miệng bằng nước muối cần phải chú ý dùng đúng liều lượng, đúng cách.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày chỉ nên súc miệng bằng nước muối từ 2 – 3 lần. Trường hợp bị viêm họng hay mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thì số lần dùng nước muối để súc miệng không quá 4 lần/ngày.
Nếu như lạm dụng nước muối sẽ dễ xảy ra tình trạng bỏng rát ở vùng cổ họng, khô họng, khô miệng,….
Vào mỗi buổi sáng bạn nên dùng nước muối súc miệng trước khi chải răng để loại bỏ bớt lượng vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng sau một đêm dài.
Ngược lại, vào mỗi tối và trưa nên súc nước muối sau khi đánh răng để loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng, giúp làm sạch răng tối ưu hơn.
Việc súc miệng bằng nước muối tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu chú ý thời gian hợp lý còn giúp hiệu quả đạt được cao hơn nhiều. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn đơn giản sau:
- Ngậm một ngụm nước muối vừa đủ, tránh ngậm quá nhiều vì sẽ khó để súc miệng.
- Tiếp đến súc miệng kỹ trong khoảng 30 giây. Hãy cố gắng đưa nước muối súc đến vùng răng phía trong cùng, nhất là các kẽ răng.
- Sau đó nhổ ra và tiếp tục ngậm thêm ngụm thứ 2. Ở lần này hãy kéo dài thời gian súc lâu hơn 60 giây để đảm bảo nước muối phát huy công dụng đến toàn bộ các răng trong khoang miệng.
- Cuối cùng dùng nước sạch súc miệng lại để loại bỏ lượng muối thừa còn sót lại ở khoang miệng.
Lưu ý khi súc miệng nước muối
Để súc miệng bằng nước muối đạt được hiệu quả cao, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn: Nếu dùng nước muối tự pha cần phải đảm bảo hạt muối được hòa tan hòa toàn để tránh tình trạng bào mòn men răng, tổn hại nướu.
- Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp: Khi dùng tỷ lệ muối phù hợp sẽ dễ hòa tan hơn, đồng thời khi súc miệng sẽ tránh xảy ra tình trạng kích ứng hay cảm giác buồn nôn.
- Không uống luôn nước muối: Cố gắng khi súc miệng không bị nuốt phải nước muối mặn thường xuyên. Theo các nghiên cứu cho thấy việc nuốt nước muối quá mặn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như: cao huyết áp, bệnh lý về thận,…
- Nên súc miệng trước khi súc họng: Để làm sạch vùng họng trước tiên nên súc miệng thật sạch bằng nước muối khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn. Có như vậy mới tránh vi khuẩn trên răng lây lan xuống họng.
- Không súc miệng nước muối quá nhiều lần: Như đã chia sẻ ở phần trên bạn không nên súc miệng nước muối quá 4 lần/ngày. Lượng natri có trong dung dịch nước muối có thể khiến cho lớp men răng bị bào mòn và hư hỏng nên cần phải chú ý số lần sử dụng phù hợp trong ngày nhé.
Mặc dù súc miệng bằng nước muối đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên súc miệng nước muối vẫn không thể thay thế hoàn toàn đánh răng thông thường.
Mọi người nên kết hợp dùng nước muối và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ tơ nha khoa, máy xịt tăm nước để việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đạt kết quả tốt nhất.
Quan trọng không kém đó là hãy duy trì thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 1 năm từ 1 – 2 lần để ngăn ngừa và chữa trị các vấn đề bệnh lý răng miệng hiệu quả kịp thời (nếu có).