Thiểu sản men răng là gì? Và biện pháp điều trị

Thiểu sản men răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng men và cấu trúc răng. Vậy nguyên nhân gây bệnh thiểu sản men răng là gì? Và cách điều trị cũng như phòng ngừa như thế nào?

Thiểu sản men răng là gì?
Thiểu sản men răng là gì?

Thiểu sản men răng là gì?

Men răng cùng với ngà và tủy răng là ba bộ phận chính cấu tạo nên chiếc răng hoàn chỉnh. Trong đó, men răng là phần cứng nhất, nằm ở ngoài cùng, có nhiệm vụ như một bộ áo giáp giúp bảo vệ ngà và tủy răng khỏi các kích thích nóng lạnh hoặc tác động của axit.

Thông thường, men răng có màu sắc khác nhau từ vàng nhạt đến xám trắng. Và canxi cùng fluor là hai thành phần cốt lõi góp phần kiến tạo nên men răng.

Thiểu sản men răng là tình trạng mà bề mặt răng xuất hiện những đốm nhỏ có kích thước khác nhau, màu sắc không trùng với màu răng. Men răng lúc này thường không đủ độ dày, mềm mỏng và dễ vỡ hơn so với bình thường.

Thiểu sản men răng tạo ra những đốm khác màu mất thẩm mỹ
Thiểu sản men răng tạo ra những đốm khác màu mất thẩm mỹ

Bệnh thiểu sản men răng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em với nhiều mức độ khác nhau. Men răng một khi mất đi thì không thể tự phục hồi, thay vào đó cần can thiệp bằng các biện pháp nha khoa.

Nguyên nhân bệnh thiểu sản men răng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiểu sản men răng có thể kể đến như:

Yếu tố di truyền

Trường hợp nếu gia đình có ông bà hoặc bố mẹ bị thiểu sản men răng thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải. Thiểu sản men răng do di truyền thường xuất hiện ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Nếu xuất phát từ yếu tố di truyền thì tình trạng này không có biện pháp ngăn ngừa.

Thiểu sản men răng di truyền thường xảy ra đơn lẻ song chúng cũng có thể là một phần của các hội chứng khác như: hội chứng cơ tim, Usher, Treacher Collins, Heimler,…

Yếu tố môi trường

Mầm răng của con được hình thành từ thời điểm ở trong bụng mẹ. Vì vậy mà việc mẹ không bổ sung đầy đủ canxi, fluor hoặc các khoáng chất khác sẽ khiến chất lượng men răng bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ thiểu sản.

Không bổ sung đủ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai làm ảnh hưởng đến men răng của con
Không bổ sung đủ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai làm ảnh hưởng đến men răng của con

Hoặc thực đơn ăn uống hằng ngày thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin C,… cũng dễ gây thiểu sản men răng.

Hấp thụ quá nhiều fluor trong nước uống hoặc sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có nồng độ fluor vượt mức khi đang trong quá trình mọc răng.

Tình trạng nhiễm trùng, gặp chấn thương trong lúc răng đang phát triển. Đánh răng sai cách hoặc sử dụng những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit khiến men răng bị mài mòn

Triệu chứng của bệnh thiểu sản men răng

Khi gặp tình trạng thiểu sản men răng, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

– Bề mặt răng xuất hiện những lốm đốm nhỏ có màu đen hoặc màu vàng nâu. Theo thời gian, các đốm nhỏ sẽ có sự gia tăng về kích thước cũng như số lượng trên răng.

Triệu chứng của thiểu sản men răng
Triệu chứng của thiểu sản men răng

– Người bệnh có cảm giác ê buốt khi ăn thực phẩm nóng lạnh, quá chua hoặc quá ngọt. Những cơn ê buốt này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

– Với trẻ em, răng sữa sẽ mủn và cụt dần về phía chân răng do men răng sữa không cứng chắc và độ canxi hóa thấp hơn so với răng vĩnh viễn.

– Ở người trưởng thành, mặc dù diễn biến của thiểu sản men răng có phần chậm hơn nhưng nếu không khắc phục sớm cũng sẽ ăn mòn tới nướu.

Đối tượng nguy cơ của bệnh thiểu sản men răng

Bệnh thiểu sản men răng có thể xảy ra ở hầu hết mọi người, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ hơn cả là:

– Những người cùng huyết thống đã bị thiểu sản men răng thì con sinh ra cũng rất dễ mắc phải

– Đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu cân bằng trong suốt thai kỳ

– Những người sống ở khu vực có nguồn nước sinh hoạt chứa nồng độ fluor vượt mức cho phép, cao hơn 4mg/l ở người lớn và 2mg/l ở trẻ em.

– Người có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo và cách chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng ngày thiếu khoa học.

Hậu quả của thiểu sản men răng và tình trạng này có nguy hiểm không?

Mặc dù thiểu sản men răng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe tổng quát của người bệnh nhưng lại có những tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Trước tiên, tình trạng thiểu sản men răng với lởm chởm những đốm vàng, nâu nhạt trái ngược với màu sắc răng gây mất thẩm mỹ, từ đó khiến nụ cười của bạn trở nên kém duyên hơn rất nhiều.

Đặc biệt, men răng lúc này còn rất mỏng, làm lộ ngà răng ra ngoài. Điều này khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi nhiệt độ nóng lạnh hoặc các tác nhân từ môi trường bên ngoài.

Thiểu sản men răng khiến răng trở nên nhạy cảm
Thiểu sản men răng khiến răng trở nên nhạy cảm

Ngoài ra, tình trạng này nếu để lâu ngày không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng khác như mòn cổ chân răng, tụt lợi, viêm nha chu, mất răng,…

Các biện pháp chẩn đoán thiểu sản men răng

Bệnh thiểu sản men răng rất dễ quan sát bằng mắt thường. Do đó, trường hợp nếu phát hiện thấy bạn có dấu hiệu của thiểu sản men răng, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua hình thức thăm khám đặc điểm, hình thái răng hoặc tính chất men răng. Từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị thiểu sản men răng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng thiểu sản men răng, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp an toàn, hiệu quả.

Bổ sung fluor

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể cải thiện bằng cách bổ sung fluor thông qua đường tiêu hóa như sử dụng các loại thực phẩm, nước uống hoặc thuốc viên chứa flour.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm kem đánh răng hoặc dung dịch súc miệng chứa fluor cũng là cách điều trị thiểu sản men răng.

Bổ sung fluor thông qua nước súc miệng
Bổ sung fluor thông qua nước súc miệng

Lưu ý, với nước súc miệng chứa tỉ lệ flour 0.2% thì mỗi tuần chỉ nên dùng 1 lần, còn bạn có thể dùng hàng ngày với nước súc miệng chứa fluor tỉ lệ 0.05%.

Trám răng

Đây là một trong những phương pháp phổ biến thường được dùng để cải thiện bệnh thiểu sản men răng. Bằng vật liệu composite, nha sĩ sẽ tiến hành đắp trực tiếp lên mặt răng, sau đó điều chỉnh hình dáng, độ dày cho phù hợp rồi chiếu đèn quang trùng hợp để miếng trám bám chắc vào mặt răng.

Phương pháp này không chỉ ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng thiểu sản men răng mà còn mang đến sự thẩm mỹ cho hàm răng.

Tuy nhiên, phương pháp trám răng cũng chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp thiểu sản men răng mức độ nhẹ.

Cải thiện thiểu sản men răng bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ
Cải thiện thiểu sản men răng bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ

Bọc răng sứ

Được xem là giải pháp giúp khắc phục tình trạng thiểu sản men răng một cách toàn diện nhất, kể cả những trường hợp nặng. Bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng, nha sĩ sẽ tiến hành mài đi một lớp mỏng men răng bên ngoài, sau đó chụp mão sứ phục hình lên trên.

Mão sứ giúp bảo vệ răng khỏi các kích thích từ bên ngoài. Đặc biệt, với màu sắc và hình dáng được chế tác dựa trên dấu hàm của từng người nên đảm bảo ăn nhai cũng như thẩm mỹ.

Bọc răng sứ khắc phục tình trạng thiểu sản men răng
Bọc răng sứ khắc phục tình trạng thiểu sản men răng

Phòng ngừa bệnh thiểu sản men răng

Trước tiên, bạn cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, sắt và khoáng chất tốt cho răng.

Đồng thời, hạn chế dùng những thực phẩm có tính mài mòn men răng cao như: thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm có vị chua nhiều,…

Vệ sinh răng đúng cách, khoa học bằng bàn chải lông mềm. Chải kiểu vòng tròn, tránh chải theo chiều ngang gây tụt nướu, mòn men răng. Lưu ý, lực đánh vừa phải và thời gian tốt nhất cho mỗi lần làm sạch răng là từ 2 – 3 phút.

Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách

Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa dính trong kẽ răng. Kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa nồng độ fluor phù hợp hoặc nước muối sinh lý giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để nha sĩ thăm khám, kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng.

Thiểu sản men răng nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến ăn nhai, gây ra các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, thậm chí là mất răng sớm. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của thiểu sản men răng, bạn nên đến nha khoa để được can thiệp điều trị.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời