Cắt lợi trùm bằng phương pháp nào? Nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Cắt lợi trùm là thủ thuật nha khoa thường được áp dụng phổ biến trong quá trình mọc răng khôn. Vậy cắt lợi trùm răng khôn khi nào? Cắt lợi trùm răng khôn có đau, nguy hiểm không? Sau khi cắt có cần kiêng ăn gì không? Những thắc mắc này của bạn sẽ được Soradental.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm

Lợi trùm là gì?

Lợi trùm là phần mô lợi (nướu) bao phủ kín hoặc một phần thân răng. Thông thường, phần lợi này sẽ tiêu biến sau khi chiếc răng mọc lên hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phần lợi trùm này tương đối chắc, gây cản trở sự phát triển của răng. Hiện tượng này phổ biến nhất khi bạn mọc răng khôn.

Lợi trùm là phần mô nướu bao phủ lên thân và bề mặt răng
Lợi trùm là phần mô nướu bao phủ lên thân và bề mặt răng

Viêm lợi trùm là gì?

Đây là bệnh lý liên quan trực tiếp đến quá trình mọc răng khôn. Khi răng khôn bắt đầu trồi lên nhưng lại bị mắc kẹt bởi phần lợi, chúng tạo nên một khoảng trống dưới lợi.

Điều này gây cản trở rất lớn đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Khi ăn, mảng bám và vụn thức ăn thừa dễ dính giắt vào kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không sạch, vi khuẩn tấn công. Điều này có thể khiến bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng lợi sưng viêm, gọi là viêm lợi trùm.

Viêm lợi trùm là tình trạng phần mô nướu trên răng khôn bị sưng viêm
Viêm lợi trùm là tình trạng phần mô nướu trên răng khôn bị sưng viêm

Những dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn

Viêm lợi trùm răng khôn thường xuất hiện những triệu chứng cụ thể sau:

Lợi sưng đỏ

Lợi bị kích thích do sự tác động của răng khôn kết hợp với sự tấn công của vi khuẩn sẽ gây ra tình trạng sưng đỏ. Thậm chí, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn hình thành bọc mủ quanh mô thân và chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ thông qua vết thương tấn công vào các mô nâng đỡ răng, khiến xương hàm tổn thương, thậm chí là mất răng.

Đau nhức khó chịu

Răng khôn mọc khiến xương hàm và nướu bị kích thích, từ đó sinh ra những cơn đau nhức. Và chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn xảy ra tình trạng viêm lợi trùm. Cơn đau này có thể xuất hiện khi ăn uống, nói chuyện, há miệng hay thậm chí không làm gì cả.

Viêm lợi trùm gây ra những cơn đau nhức khó chịu
Viêm lợi trùm gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Sốt và nổi hạch

Cơn đau kéo dài và tình trạng viêm có mủ sẽ dễ khiến bạn bị sốt. Đặc biệt, phần gốc hàm ngay tại vị trí mọc răng khôn còn có dấu hiệu sưng và xuất hiện hạch vùng cổ. Đây là biểu hiện chứng tỏ quá trình viêm nhiễm đang chuyển biến xấu hơn.

Hơi thở có mùi hôi

Vi khuẩn có ở miệng lên men đường trong thức ăn hằng ngày, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Hoặc trường hợp viêm lợi trùm đã có mủ cũng gây ra tình trạng này.

Các phương pháp điều trị viêm lợi trùm

Khi gặp những triệu chứng của viêm lợi trùm, bạn nên sớm đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Sau khi thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – Quang nhằm xác định chính xác vị trí, mức độ viêm nhiễm và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân biết tình trạng của mình và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Điều trị viêm với kháng sinh

Trường hợp phần lợi trùm bị sưng, phì đại, tấy đỏ, thậm chí là có mủ, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng ổ viêm, sau đó kê đơn thuốc phù hợp. Trong tình trạng này, thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để loại bỏ vi khuẩn. Chỉ khi vùng lợi được ổn định bạn mới có thể tiếp tục thực hiện các bước điều trị triệt để.

Điều trị viêm lợi với thuốc kháng sinh, kháng viêm
Điều trị viêm lợi với thuốc kháng sinh, kháng viêm

Lưu ý, thuốc kháng viêm chỉ là một giải pháp tạm thời, chúng vẫn có khả năng tái phát. Do đó, không được chủ quan khi thấy lợi hết đau. Thay vào đó, bạn cần quay lại nha khoa để tiếp tục quá trình điều trị của bác sĩ.

Cắt lợi trùm

Đây là thủ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng, gây tê và bóc tách cắt bỏ phần lợi thừa. Tuy nhiên, trường hợp cắt lợi trùm này chỉ áp dụng với những chiếc răng khôn mọc thẳng, hoàn chỉnh về mặt hình thể và bệnh nhân mong muốn giữ lại.

Phẫu thuật cắt bỏ phần lợi trùm
Phẫu thuật cắt bỏ phần lợi trùm

Việc cắt lợi trùm lúc này có ý nghĩa về mặt giải phóng không gian, tạo điều kiện thuận lợi để răng khôn mọc lên và không bị cản trở.

Tuy nhiên, vì răng khôn không có chức năng về mặt ăn nhai, lại nằm ở trong cùng rất khó vệ sinh, dễ gây sâu răng nên bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nhổ bỏ để tránh những biến chứng có thể xảy ra sau này.

Nhổ răng khôn

Đây là giải pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị tình trạng viêm lợi trùm.  Đặc biệt, với những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì việc phẫu thuật cắt lợi trùm hoàn toàn không có ý nghĩa, vì chúng vẫn gây ra những cơn đau nhức kéo dài, nghiêm trọng hơn còn làm tổn thương đến xương hàm và các răng khác.

Nhổ răng khôn điều trị viêm lợi trùm
Nhổ răng khôn điều trị viêm lợi trùm

Khi nhổ bỏ chiếc răng khôn, tình trạng viêm lợi trùm sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, hàm còn có thêm khoảng trống, tạo điều kiện để việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn.

Cắt lợi trùm răng khôn khi nào?

Như đã phân tích ở trên, cắt lợi trùm răng khôn chỉ được thực hiện trong trường hợp chiếc răng khôn đó mọc thẳng và nguy cơ gây biến chứng thấp.

Còn với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm ngang vào răng bên cạnh và không đầy đủ về mặt hình thái thì việc cắt lợi trùm hoàn toàn không mang lại ý nghĩa, lợi có thể mọc lại sau này.

Thay vào đó, bạn nên nhổ răng ngay từ ban đầu, tránh để lâu ngày gây ra những biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát.

Quy trình cắt lợi trùm thực hiện như thế nào?

Quy trình cắt lợi trùm tại nha khoa được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn, vô trùng của Bộ Y tế với đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X – Quang để xác định vị trí, hướng mọc của răng khôn và tình trạng lợi trùm trên răng. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bệnh nhân.

Bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân
Bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa hoặc cao răng (nếu có) để tránh tình trạng viêm nhiễm, lây nhiễm chéo.

Gây tê cục bộ ngay tại vị trí cần điều trị để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 3: Cắt lợi trùm

Bằng các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách, loại bỏ phần nướu trùm lên răng khôn, tạo điều kiện cho chiếc răng phát triển và không bị cản trở.

Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì việc cắt lợi trùm sẽ không có bất kỳ hiệu quả nào. Do đó, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành tách răng khôn ra khỏi các mô nâng đỡ xung quanh và đưa chúng ra ngoài.

Tiến hành cắt lợi trùm
Tiến hành cắt lợi trùm

Bước 4: Hoàn thành và hẹn lịch tái khám

Sau khi hoàn tất bước cắt lợi trùm, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm. Sau đó hẹn lịch tái khám và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà để hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn.

Cắt lợi trùm bao lâu thì khỏi?

Cắt lợi trùm là thủ thuật nha khoa đơn giản, ít xâm lấn nên thời gian lành thương khá nhanh. Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để vết thương lành hẳn.

Tuy nhiên, thời gian lành thương còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nhiều trường hợp sức đề kháng yếu hoặc bẩm sinh cơ địa lành thương chậm sẽ kéo dài đến 2 – 3 tuần. Do đó, nếu vết thương không có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì bạn cũng không nên quá lo lắng nhé.

Thời gian lành thương phụ thuộc vào cơ địa mỗi người
Thời gian lành thương phụ thuộc vào cơ địa mỗi người

Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc, vệ sinh và ăn uống hằng ngày sau khi tiến hành phẫu thuật cắt lợi cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian lành thương. Nhiều người vì thường xuyên sử dụng những thực phẩm cay nóng hoặc chất kích thích mà thời gian lành thương chậm hơn, thậm chí còn gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không?

Trường hợp phần lợi trùm răng khôn bị sưng viêm nhẹ, chưa đến giai đoạn nhiễm trùng, có mủ nếu bạn biết cách vệ sinh chăm sóc hợp lý thì chúng có khả năng tự khỏi sau 3 – 4 ngày. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng, phần lợi trùm này sẽ tiếp tục bị tái viêm trong tương lai nếu không được loại bỏ sớm.

Vì răng khôn vẫn phát triển khiến phần lợi trên bề mặt răng khôn hở ra nhiều hơn, gây tình trạng kẹt vụn thức ăn. Từ đó, vi khuẩn phát triển lại tiếp tục khiến phần lợi bị viêm.

Cắt lợi trùm có thể giải quyết triệt để viêm không?

Trên thực tế, không phải tất cả các ca tiểu phẫu cắt lợi trùm đều mang lại hiệu quả tuyệt đối, đặc biệt với những trường hợp răng khôn chỉ mới trồi lên một ít và người có tiền sử về bệnh viêm lợi.

Sau khi loại bỏ, chúng vẫn có thể phát triển trở lại và gây ra những hệ lụy như viêm lợi trùm có mủ, viêm quanh thân răng khôn, tổn thương xương hàm,…

Vì vậy, để ngăn ngừa những biến chứng này xảy ra trong tương lai, bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân nên sớm nhổ bỏ chiếc răng khôn.

Cắt lợi trùm răng khôn có đau không, có nguy hiểm không?

Trong tất cả các ca phẫu thuật cắt lợi trùm, bệnh nhân đều được gây tê nên quá trình thực hiện sẽ không cảm nhận được bất kỳ đau đớn hay khó chịu nào.

Trước khi cắt lợi bạn được gây tê nên không đau đớn trong suốt thời gian thực hiện
Trước khi cắt lợi bạn được gây tê nên không đau đớn trong suốt thời gian thực hiện

Sau khi hoàn tất phẫu thuật, thuốc tê hết tác dụng thì cảm giác đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cảm giác đau này sẽ không quá dữ dội và có xu hướng giảm dần, hết hẳn vài ngày sau đó.

Ngoài ra, với những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau giúp bệnh nhân được yên tâm và thoải mái hơn.

Cắt lợi trùm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Để hỗ trợ quá trình lành thương nhanh hơn, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Những thực phẩm nên ăn

Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, canxi và vitamin như cá, trứng, thịt heo, bông cải, cà chua, nước ép cà rốt, nước cam,…

Thường xuyên uống sữa hoặc những chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua vì chúng chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ làm lành thương nhanh và giảm đau hiệu quả.

Sữa và các chế phẩm từ sữa giúp lành thương nhanh
Sữa và các chế phẩm từ sữa giúp lành thương nhanh

Bạn có thể sử dụng thêm trà xanh, thức uống này có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tốt.

Trong những ngày đầu chỉ nên ăn những món mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp,… Điều này giúp hạn chế được lực nhai, tránh tác động vào vết thương.

Những thực phẩm không nên ăn

Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt hoặc đồ uống có ga.

Không sử dụng thực phẩm cay nóng hoặc những món ăn quá lạnh.

Không dùng những thực phẩm cay nóng
Không dùng những thực phẩm cay nóng

Tuyệt đối không dùng sản phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

Cắt lợi trùm cho răng khôn không phải có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp nhằm đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất và ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra trong tương lai.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời