Tiêu xương hàm gây ảnh hưởng gì? Cách khắc phục ra sao?

Tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng tương đối nghiêm trọng, xảy ra khi bệnh nhân mất răng lâu ngày nhưng không được can thiệp điều trị đúng cách. Vậy tiêu xương hàm là gì? Các dạng tiêu xương hàm thường gặp khi mất răng? Cách điều trị tiêu xương hàm như thế nào?

Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm là gì?

Xương hàm nằm trong khối xương mặt, được cấu thành từ xương hàm trên và xương hàm dưới.

Chúng được đánh giá là lớn nhất và khỏe nhất trong hệ xương mặt, giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai. Còn xương hàm trên có trách nhiệm chịu tác động từ lực cắn.

Cả hai xương này đều được cấu tạo từ các tổ chức muối khoáng sinh học nên dễ bị tiêu đi khi có sự tấn công từ vi khuẩn hoặc xuất hiện khoảng trống lâu ngày.

Tiêu xương hàm là hiện tượng mà vùng xương ổ răng và vùng xương kế cận quanh chân răng có sự suy giảm về số lượng lẫn chất lượng.

Biểu hiện của tiêu xương hàm là sự suy giảm về mật độ, chiều cao và số lượng xương
Biểu hiện của tiêu xương hàm là sự suy giảm về mật độ, chiều cao và số lượng xương

Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu xương hàm:

Bị tiêu xương do mất răng

Thông thường, xương hàm có thể ổn định và duy trì ở mật độ thích hợp là nhờ vào sự kích thích từ quá trình ăn nhai.

Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà chiếc răng của bạn bị gãy rụng, lúc này sẽ tạo thành một khoảng trống và xương hàm không còn nhận được sự kích thích cơ học, lâu dần sẽ bị sụt và tiêu thấp xuống. Sự tiêu xương này sẽ nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Tình trạng tiêu xương hàm do mất răng
Tình trạng tiêu xương hàm do mất răng

Bị tiêu xương do không mất răng

Trường hợp này thường xuất phát từ bệnh lý viêm nha chu. Cao răng được hình thành trong quá trình ăn uống hằng ngày, ban đầu chúng là những mảng bám mềm, sau một thời gian bị vôi hóa, bám cứng chắc vào bề mặt răng và nướu.

Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, chúng tấn công vào cấu trúc nâng đỡ răng (mô nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng), từ đó gây hiện tượng tiêu xương, thậm chí là mất răng.

Tiêu xương hàm do bệnh lý viêm nha chu
Tiêu xương hàm do bệnh lý viêm nha chu

Các dạng tiêu xương hàm khi mất răng

Thông thường, sau khi mất răng nhưng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Các dạng tiêu xương hàm khi mất răng phổ biến là:

Xương hàm tiêu theo chiều ngang: Biểu hiện là độ rộng của xương hàm bị thu hẹp lại và các răng kế cận có xu hướng nghiêng dần về khoảng mất răng, gây hiện tượng xô lệch.

Xương hàm tiêu theo chiều dọc: Khác với xương hàm tiêu ngang, khi xương hàm tiêu dọc sẽ làm nướu teo nhỏ lại và thấp hơn so với vùng nướu còn răng.

Tiêu xương hàm theo chiều dọc khiến nướu teo nhỏ và thấp xuống
Tiêu xương hàm theo chiều dọc khiến nướu teo nhỏ và thấp xuống

Tiêu xương khu vực xoang: Tình trạng này chỉ xảy ra ở bệnh nhân mất răng ở hàm trên. Lúc này vùng xoang sẽ tràn xuống vị trí tiêu xương, thời gian càng lâu thì thể tích xoang sẽ càng lớn dần.

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Đây là mức độ tiêu xương tương đối nặng, xảy ra ở bệnh nhân mất nhiều răng ở cả 2 hàm. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện cụ thể như da chảy xệ, có nhiều nếp nhăn và khuôn miệng lõm vào trong.

Tiêu xương hàm toàn bộ khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật
Tiêu xương hàm toàn bộ khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật

Tiêu xương hàm gây ảnh hưởng gì?

Vì trong thời gian đầu, tình trạng tiêu xương hàm không quá nhiều biểu hiện cụ thể nên người bệnh mang tâm lý chủ quan, đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế thì tiêu xương hàm để lại khá nhiều hệ lụy:

Về ăn nhai

Hầu hết các răng trên cung hàm (trừ răng khôn) đều giữ vai trò quan trọng về ăn nhai. Do đó khi mất răng, lực nhai sẽ suy giảm. Đặc biệt, các răng kế cận còn có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống, gây tình trạng xô lệch, lâu dần ảnh hưởng đến khớp cắn.

Mất răng khiến các răng còn lại bị xô lệch
Mất răng khiến các răng còn lại bị xô lệch

Về mặt thẩm mỹ

Quá trình tiêu xương hàm sẽ diễn ra liên tục sau khi mất răng và khi xương hàm bị tiêu biến khoảng 60% thì khuôn mặt của người bệnh sẽ có những thay đổi rõ ràng: má hóp vào, teo nhỏ, da chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn quanh khóe miệng. Vì vậy mà làm gương mặt bạn trông già hơn rất nhiều so với tuổi thật.

Về sức khỏe

Xương hàm tiêu biến về cả chiều rộng lẫn chiều cao sẽ khiến nướu mỏng dần và tụt xuống, làm lộ chân răng ra ngoài, vi khuẩn có cơ hội tấn công dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…

Mất răng làm tăng nguy cơ bị viêm nướu, viêm nha chu
Mất răng làm tăng nguy cơ bị viêm nướu, viêm nha chu

Khó khăn trong quá trình điều trị

Mật độ và số lượng xương ngày càng suy giảm sẽ gây khó khăn trong quá trình phục hình, cụ thể là cấy ghép Implant. Khi xương hàm không đủ, trụ Implant sẽ không thể cố định vững chắc và tăng nguy cơ đào thải. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần cấy ghép thêm xương nhân tạo.

Hoặc trường hợp bệnh nhân sử dụng răng giả tháo lắp hay cầu răng sứ thì quá trình tiêu xương vẫn diễn ra, nướu teo lại không còn khít sát với răng giả như ban đầu. Do đó mà sau một thời gian cần phải thay lại cái mới.

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Thời gian và mức độ tiêu xương hàm sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Thường khoảng 3 – 5 tháng sau khi mất răng, xương hàm sẽ bắt đầu có sự suy giảm về số lượng lẫn mật độ xương.

Ban đầu, tình trạng này rất khó nhận biết, hầu như người bệnh không phát hiện ra điều bất thường cho đến khi xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng. Lúc này, nướu bị teo lại, gương mặt mất cân đối, nhiều nếp nhăn và già hơn so với tuổi thật.

Tiêu xương hàm là quy luật tất yếu sẽ xảy ra sau khi mất răng. Và biện pháp duy nhất để ngăn ngừa là cấy ghép Implant.

Cách chữa và phòng tránh tiêu xương hàm như thế nào?

Cách chữa trị tiêu xương hàm

Khi mất răng, xương hàm sẽ dần bị tiêu đi. Đặc biệt, khi bạn thực hiện trồng răng giả không chân (cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp) thì cũng không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương, đôi khi còn khiến chúng diễn biến nhanh hơn.

Hiện nay, phương án tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm là thực hiện cấy ghép Implant. Đây là kỹ thuật trồng răng hiện đại nhất được các nha sĩ trên thế giới khuyên dùng.

Cấy ghép Implant là giải pháp tốt nhất ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm
Cấy ghép Implant là giải pháp tốt nhất ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm

Bằng cách đặt trụ Implant vào trong xương hàm, đợi một thời gian cho trụ tích hợp chắc chắn rồi phục hình mão sứ lên trên, như vậy người bệnh đã phục hình được chiếc răng đã mất với đầy đủ thân và chân răng.

Trụ Implant có cấu tạo đặc biệt giúp kích thích xương hàm tại chỗ và vùng kế cận phát triển, duy trì mật độ xương hàm ở mức ổn định, từ đó ngăn chặn tình trạng tiêu xương.

Đặc biệt, trụ Implant này có độ tương thích cao, không gây tình trạng kích ứng khoang miệng. Đồng thời, cho khả năng ăn nhai chắc chắn tương tự như răng thật, tuổi thọ duy trì trung bình khoảng 15 – 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách.

Cách phòng tránh tiêu xương hàm

Để ngăn ngừa những bệnh lý làm tăng nguy cơ mất răng, dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, bạn cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Chải theo vòng tròn và dùng lực vừa đủ, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm tụt nướu, mài mòn men răng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách

Khoảng 3 – 4 tháng bạn nên thay bàn chải một lần hoặc thay bất cứ khi nào thấy lông bàn chải xòe ra hai bên.

Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa. Kết hợp dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Hạn chế những thực phẩm nhiều đường, tinh bột hoặc axit cao. Thay vào đó nên ưu tiên những thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất có lợi cho răng.

Khi tham gia các hoạt động thể thao nên đeo dụng cụ bảo vệ hàm nhằm ngăn ngừa chấn thương, va chạm gây gãy răng.

Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng, kịp thời xử lý những yếu tố gây hại cho răng.

Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ

Tiêu xương hàm gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ, ăn nhai cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Để ngăn chặn tình trạng này, ngay khi mất răng bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp cụ thể.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời