Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng? Các giai đoạn mọc răng

Mọc răng được xem là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của mỗi người. Vậy bao nhiêu tuổi thì mới hết mọc răng và những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian mọc răng? Tất cả những băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?
Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?

Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?

Răng là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể, chúng không chỉ giữ vai trò ăn nhai mà còn hỗ trợ việc phát âm, định hình gương mặt. Về cơ bản, đời người sẽ trải qua 2 lần mọc răng.

Giai đoạn mọc răng sữa

Thông thường, mầm răng của trẻ đã được hình thành từ trước khi sinh ra. Và đến 6 tháng tuổi, những mầm răng này bắt đầu nhú lên.

Thứ tự mọc răng sữa lần lượt là : 4 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới; 4 răng cửa bên hàm trên và hàm dưới; 4 răng hàm nhỏ; 4 răng nanh và 4 răng hàm lớn.

Trung bình trẻ từ 3 – 6 tuổi sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.

Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ
Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ

Những chiếc răng sữa mọc trong giai đoạn này giúp bé được ăn nhai tốt hơn. Đồng thời còn hỗ trợ bé học cách nói chuyện, giao tiếp hằng ngày.

Răng sữa tuy sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, thế nhưng bố mẹ cũng không được lơ là trong việc hướng dẫn con chăm sóc, vệ sinh hằng ngày. Vì trường hợp răng sữa nhổ quá sớm sẽ khiến trẻ không thể ăn uống ngon miệng, từ đó khó đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.

Hơn hết, sự khỏe mạnh của răng sữa còn quyết định lớn đến sự phát triển và định hình của răng vĩnh viễn. Trong trường hợp trẻ bị sâu răng và mất răng sớm thì răng vĩnh viễn dễ mọc sai vị trí.

Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn

Bắt đầu từ 5 – 6 tuổi, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ rụng dần thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn. Bộ răng vĩnh viễn sẽ mọc đầy đủ gồm 28 cái khi được 14 tuổi. Những chiếc răng này thường chắc khỏe và có kích thước lớn hơn so với răng sữa.

Thứ tự thay răng vĩnh viễn ở trẻ
Thứ tự thay răng vĩnh viễn ở trẻ

Đặc biệt, nó được dùng cả đời, trường hợp bị rụng sẽ không mọc thêm chiếc răng thay thế nào nữa mà thay vào đó là sự can thiệp của các phương pháp trồng răng chuyên sâu. Do đó, việc chăm sóc răng miệng hằng ngày có tầm quan trọng rất lớn để giữ cho hàm răng chắc khỏe, không bị tổn thương.

Tiếp theo, vào độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25 bạn sẽ mọc răng khôn, còn gọi là răng số 8. Chúng gồm có 4 cái, mọc ở phía trong cùng của mỗi phần tư cung hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn, có người chỉ mọc 1 – 2 cái, hoặc thậm chí là không mọc.

Vào độ tuổi từ 17 - 25 sẽ bắt đầu mọc răng khôn
Vào độ tuổi từ 17 – 25 sẽ bắt đầu mọc răng khôn

Răng khôn được xem là chiếc răng gây nhiều phiền toái nhất. Vì mọc cuối cùng, khi mà răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện, không còn chỗ trống khiến chúng mọc lệch, mọc ngầm, gây ra những cơn đau khó chịu, thậm chí là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo nên sớm nhổ bỏ răng khôn. Và răng khôn mọc lên cũng thông báo hành trình mọc răng đã chấm dứt.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng

Thời gian mọc răng ở mỗi người thường không giống nhau, có thể sớm hoặc muộn. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng có thể kể đến như:

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ mọc răng sớm thì còn sinh ra cũng được thừa hưởng gen này và ngược lại.

Yếu tố dinh dưỡng

Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mầm răng sữa và mầm răng vĩnh viễn đã được hình thành từ giai đoạn bào thai, do đó một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối của mẹ sẽ tạo nên sự chắc khỏe cho hệ xương và răng của thai nhi. Điều này cũng quyết định đến thời gian mọc răng sớm hoặc muộn.

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến thời gian mọc răng ở trẻ
Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến thời gian mọc răng ở trẻ

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình phát triển, đặc biệt là 3 năm đầu đời của con, để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của hệ răng, mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi, khoáng chất để hệ răng và nướu được chắc khỏe.

Bên cạnh đó, giới tính cũng quyết định đến thời gian mọc răng, thông thường nữ sẽ mọc răng sớm hơn nam.

Chăm sóc răng miệng đúng cách nên làm những gì?

Một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp bạn có nụ cười tự tin, tỏa sáng mà còn ngăn ngừa được những bệnh lý nha khoa nguy hiểm.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trước tiên, bạn cần biết cách chọn lựa chọn bàn chải phù hợp. Nhiều người lầm tưởng bàn chải lông cứng sẽ loại bỏ mảng bám tốt hơn song trên thực tế bàn chải lông mềm mới là loại bàn chải được đề nghị bởi các nha sĩ.

Bàn chải lông mềm sẽ cho cảm giác thoải mái hơn và có thể len lỏi vào trong kẽ răng, làm sạch tối ưu nhất. Với bàn chải, trung bình 3 tháng bạn nên thay một lần.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học
Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học

Chải răng đúng cách, không nên đánh răng quá mạnh tay, thay vào đó hãy chải nhẹ nhàng theo vòng tròn để làm sạch răng và dọc đường viền nướu. Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và mỗi lần đánh cần kéo dài từ 2 – 3 phút.

Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa dính giắt trong kẽ răng. Kết hợp sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

Có chế độ ăn uống khoa học

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, vitamin C,… Những thành phần này giúp duy trì hệ xương răng vững chắc. Một số thực phẩm tốt cho răng mà bạn có thể tham khảo như: sữa, phô mai, hải sản, các loại rau xanh, đậu đỗ, trái cây,.…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe răng miệng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe răng miệng

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt có ga, bám dính cao. Trường hợp khi sử dụng những thực phẩm trên bạn nên súc miệng ngay.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Việc thăm khám răng miệng định kỳ sẽ giúp tầm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề có thể xảy ra.

Thăm khám định kỳ tại nha khoa
Thăm khám định kỳ tại nha khoa

Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến nha khám khám 3 – 6 tháng/lần và thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ những mảng bám đã bị vôi hóa mà việc chải răng thông thường hằng ngày không thể làm sạch.

Hy vọng, với những chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng” từ đó nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng hằng ngày.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời