Nguyên nhân gây khô họng và cách khắc phục

Khô họng xảy ra ở một vài thời điểm nào đó thì có thể không cần phải lưu tâm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây khô họng để có biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp.

Nguyên nhân gây khô họng
Nguyên nhân gây khô họng

Nguyên nhân gây khô cổ họng

Dưới đây là những lý do phổ biến gây ra tình trạng khô họng mà bạn đang gặp phải:

Cơ thể thiếu nước

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước làm quá trình bài tiết giảm. Theo đó, lượng nước bọt tiết ra cũng không đủ để làm ẩm miệng, dẫn đến tình trạng khô miệng, khô họng.

Khô họng xuất phát từ nguyên nhân thiếu nước còn đi kèm với những biểu hiện khác như thường xuyên thấy khát, tiểu ít hoặc nước tiểu sậm màu, hoa mắt, mệt mỏi,…

Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây khô miệng
Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây khô miệng

Thở bằng miệng khi ngủ

Buổi sáng thức dậy nếu có những dấu hiệu như khô cổ họng, khó chịu thì rất có thể bạn đã thở bằng miệng thay vì bằng mũi khi đi ngủ. Vì khi thở bằng miệng, luồng không khí sẽ lưu thông trực tiếp qua họng và lấy đi độ ẩm cần thiết. Không chỉ gây khô họng mà tình trạng thở bằng miệng khi ngủ còn gây hôi miệng, mệt mỏi.

Chứng thở bằng miệng có thể do tắc nghẽn mãn tính ở mũi hoặc viêm xoang mũi mãn tính thoái hóa niêm mạc,…

Dị ứng

Đôi khi, những điều bình thường nhất lại gây ra tình trạng dị ứng mà chính chúng ta cũng không biết, chẳng hạn như cỏ, nấm mốc, bụi, phấn hoa, thậm chí là sự chuyển đổi của thời tiết.

Dị ứng cũng là nguyên nhân gây ra chứng khô họng
Dị ứng cũng là nguyên nhân gây ra chứng khô họng

Hệ miễn dịch đóng vai trò bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại, nhưng với những người có tiền sử dị ứng, hệ miễn dịch trong cơ thể lại phản ứng tương đối mạnh mẽ, đôi khi có phần “thái quá” trước những tác nhân thông thường trong tự nhiên.

Phản ứng dị ứng gây ra tình trạng khô họng, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi hoặc ngứa mắt,… Những triệu chứng này thường sẽ tự hết hẳn sau một vài ngày tuy nhiên cũng có trường hợp cần có sự can thiệp của bác sĩ.

Cảm lạnh

Là một dạng nhiễm trùng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Khi khô họng xuất phát từ nguyên nhân này, người bệnh còn đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, ho, sốt nhẹ, đau nhức toàn thân,…

Ngoài ra, trường hợp cảm cúm cũng là nguyên nhân gây ra khô họng. Tác nhân gây ra cảm cúm cũng là virus nhưng là virus cúm, có triệu chứng nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh.

Cụ thể, ngoài cảm giác khô rát cổ họng, nghẹt mũi, người bệnh còn có thể gặp thêm các biểu hiện khác như đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn ói, đau nhức cơ,…

Khô họng có thể là triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh
Khô họng có thể là triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch trong dạ dày có hiện tượng trào ngược, gây cảm giác buồn nôn. Khi axit ở dạ dày vào họng sẽ khiến bạn cảm thấy nóng, khô rát cổ, thậm chí là tổn thương niêm mạc thực quản, họng, thanh quản,…

Một số triệu chứng đi kèm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, ho khan, khàn tiếng,…

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Thường gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus. Khi người bệnh bị viêm họng do liên cầu khuẩn, cổ họng thường rất khô và đau rát. Đồng thời còn có thêm nhiều triệu chứng khác như sốt cao, phát ban, buồn nôn, sưng đỏ amidan, xuất hiện mảng trắng trên amidan, sưng hạch bạch huyết ở cổ,…

Viêm họng do liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây khô họng
Viêm họng do liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây khô họng

Mononucleosis

Còn gọi là tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hay tên gọi khác là “bệnh của những nụ hôn”. Chúng gây ra bởi các vi khuẩn Epstein-Barr (EBV), loại vi khuẩn có mặt ở mọi nơi, kể cả trong cơ thể người.

Triệu chứng của căn bệnh này cũng tương tự như cảm cúm thông thường, bao gồm đau họng, sưng hạch, phát ban. Tuy nhiên, điều đặc biệt của bệnh này là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ hơn.

Các biện pháp điều trị khô cổ họng

Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng khô cổ họng tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

– Ngậm kẹo ngọt: Theo nghiên cứu, ngậm kẹo ngọt có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa cổ họng. Đồng thời còn tăng tiết nước bọt, khắc phục tình trạng khô cổ họng.

– Uống đủ nước: Là điều quan trọng giúp cơ thể bạn có thể tự điều chỉnh và chữa lành. Khi lượng nước trong cơ thể đủ, màng nhầy của bạn sẽ được thông thoáng, khắc phục tình trạng khó chịu ở họng. Ngoài ra, nhiệt độ ấm sẽ giúp họng được thoải mái hơn, giảm tình trạng kích ứng.

Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng khô họng
Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng khô họng

– Dùng máy tạo ẩm: Tăng độ ẩm trong không khí sẽ giúp cải thiện được chứng khô miệng khá tốt. Ngoài dùng máy tạo độ ẩm, bạn cũng có thể thực hiện tắm nước nóng.

– Uống nước mật ong: Khuấy đều 2 muỗng cà phê mật ong với một cốc nước ấm uống trước khi đi ngủ. Điều này không chỉ giúp giấc ngủ của bạn được ngon hơn mà còn ngăn ngừa tình trạng khô họng.

– Giữ ấm cho cổ họng: Uống nước ấm và đeo khăn choàng cổ khi ra ngoài trời lạnh để cổ họng được giữ ấm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế nói to hoặc nói liên tục trong khoảng thời gian dài.

Choàng khăn giữ ấm cổ họng
Choàng khăn giữ ấm cổ họng

– Tránh tiếp xúc với nguyên nhân dị ứng: Hạn chế ra ngoài vào ngày thời tiết hanh khô; đeo khẩu trang khi vệ sinh nhà cửa hoặc ra đường vào mùa nhiều hoa nở,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp khô họng kéo dài dai dẳng và ngày càng có dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu xuất phát từ nguyên nhân dị ứng, bệnh cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm họng do liên khuẩn cầu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus giúp làm giảm các triệu chứng.

Trường hợp bệnh nhân bị khô họng do nghẹt mũi mãn tính xuất phát từ dị hình vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, chỉnh sửa đường thở mũi.

Gặp bác sĩ nếu thấy tình trạng khô họng không thuyên giảm
Gặp bác sĩ nếu thấy tình trạng khô họng không thuyên giảm

Cách ngăn ngừa khô cổ họng

Trước tiên, cần bổ sung lượng nước vào cơ thể sao cho cân bằng với lượng nước đã bài tiết ra ngoài. Để duy trì trạng thái cân bằng này, trung bình mỗi ngày bạn cần bổ sung 1,5 – 2 lít nước.

Bên cạnh nước lọc, bạn có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây, rau củ quả. Tránh dùng nước ngọt hoặc cà phê vì chúng sẽ khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu là người có cơ địa nhạy cảm, tiền sử dị ứng, bạn nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm giao mùa, thường xuyên quét dọn nhà cửa,…

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và  nước muối sinh lý loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa khô họng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa khô họng

Hạn chế sử dụng nước súc miệng chứa cồn vì chúng có khả năng làm khoang miệng bị khô. Thay vào đó, hãy chọn loại nước súc miệng có thành phần từ thiên nhiên.

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát, kịp thời phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý có thể xảy ra.

Trên bài viết là những nguyên nhân cũng như biện pháp cải thiện bệnh khô họng. Nếu cảm thấy chứng khô họng không có dấu hiệu thuyên giảm và tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh trì hoãn gây ra những biến chứng nguy hiểm.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời