Răng bị nứt: phân loại và cách khắc phục

Răng bị nứt không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng mà còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong ăn nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân răng bị nứt là gì? Răng nứt có thể tự lành lại không? Cách điều trị răng bị nứt như thế nào?

Nguyên nhân răng bị nứt và cách khắc phục
Nguyên nhân răng bị nứt và cách khắc phục

Tại sao răng bị nứt?

Răng bị nứt là tình trạng xuất hiện những vết nứt dọc ngang trên thân răng. Không chỉ làm suy giảm thẩm mỹ mà những vết nứt này còn gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn gây nhiễm trùng, thậm chí là mất răng.

Tình trạng răng bị nứt
Tình trạng răng bị nứt

Nứt răng xuất phát từ nhiều yếu tố, song về cơ bản được chia thành hai nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân bên trong

Canxi được biết đến là một trong những yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến độ chắc khỏe của men răng, hình thành lớp bảo vệ cứng chắc giúp mô răng thực hiện các hoạt động ăn nhai.

Mặc dù men răng được biết đến là mô cứng nhất trong cơ thể, song chúng vẫn có thể bị nứt, sứt mẻ, thậm chí là gãy. Trong trường hợp răng bị nứt nhưng không phải do tác động mạnh từ bên ngoài thì khả năng cao là cơ thể bạn đang thiếu hụt lượng canxi trầm trọng.

Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra tình trạng nứt răng
Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra tình trạng nứt răng

Nếu không can thiệp điều trị, ban đầu sẽ là những vết nứt nhỏ, sau đó vết nứt này lan rộng lộ ngà răng gây ê buốt, đau nhức và dễ sứt mẻ ngay cả khi chịu lực tác động rất nhẹ.

Nguyên nhân bên ngoài

Những nguyên nhân bên ngoài gây tình trạng nứt răng có thể kể đến như: chấn thương do tai nạn, ăn nhai đồ quá cứng, nghiến răng khi ngủ,…

Tác động mạnh từ bên ngoài cũng là nguyên nhân gây nứt răng
Tác động mạnh từ bên ngoài cũng là nguyên nhân gây nứt răng

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì khi răng bị nứt cũng gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy mà người bệnh cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Các loại vết nứt của răng

Về cơ bản, tình trạng nứt răng được chia thành 3 loại:

Đường rạn: Xảy ra ở men răng, chủ yếu ở nhóm răng hàm. Tình trạng này không dễ phát hiện vì chúng khá mờ và không có triệu chứng đau nhức hay khó chịu  nào.

Thông thường, đường rạn không cần phải điều trị, tuy nhiên bạn cần thường xuyên theo dõi để nếu trường hợp chúng tiến triển nặng hơn thì có hướng điều trị phù hợp.

Đường rạn trên thân răng phải quan sát kỹ mới phát hiện
Đường rạn trên thân răng phải quan sát kỹ mới phát hiện

Nứt răng: Đây là mức độ nặng hơn. Lúc này vết nứt đã đi sâu vào ngà răng làm tăng độ nhạy cảm của răng. Nếu lâu ngày không điều trị có thể xâm lấn vào tủy răng, các vi khuẩn cũng theo đường nứt này phá hoại tủy răng.

Vết nứt tương đối rõ rệt và có thể đã đi vào ngà răng
Vết nứt tương đối rõ rệt và có thể đã đi vào ngà răng

Chia thân răng: Mức độ nghiêm trọng nhất của tình trạng nứt răng. Vết nứt lan rộng chia thân răng thành hai nửa, đường chia này có thể mở rộng xuống tận chân răng, nguy cơ mất răng là điều không thể tránh khỏi.

Chia thân răng là biểu hiện nặng nhất của nứt răng
Chia thân răng là biểu hiện nặng nhất của nứt răng

Răng nứt vỡ có thể tự lành lại không?

Mặc dù là mô cứng nhất trong cơ thể nhưng men răng lại không chứa các tế bào sống. Vì vậy mà khi răng bị nứt, sứt mẻ thì không thể tự lành được, những tổn thương này là vĩnh viễn.

Trong thời gian đầu, vì không có cảm giác đau nhức nên phần lớn người bệnh thường có xu hướng chủ quan, trì hoãn việc thăm khám bác sĩ. Và chỉ khi xuất hiện những cơn đau nhức quá sức chịu đựng, người bệnh mới tìm gặp nha sĩ, lúc này tình trạng nứt răng đã trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa đến sự tồn tại răng.

Chính vì vậy mà ngay khi thấy răng có những triệu chứng bất thường, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra. Đôi khi những vết nứt không thể quan sát bằng mắt thường mà cần sử dụng đến máy móc, các kỹ thuật nha khoa phức tạp.

Cách điều trị răng bị nứt

Với trường hợp răng nứt, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chỉ định chụp X – Quang để xác định vị trí vết nứt, mức độ chấn thương và tình trạng sức khỏe răng miệng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trám răng

Đây là phương pháp phục hình đơn giản trong nha khoa, thích hợp cho những trường hợp vết nứt nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite đắp vào vị trí vết nứt, tạo hình sao cho phù hợp rồi chiếu đèn Halogen để miếng trám kết dính vào răng thật, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Thông thường, thủ thuật này chỉ cần 15 – 20 phút là có thể hoàn thành. Và chi phí cũng tiết kiệm nhất trong tất cả các phương pháp điều trị nứt răng.

Tuy nhiên, Composite lại có tính xốp nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị nhiễm màu thực phẩm gây mất thẩm mỹ, đồng thời còn có dấu hiệu bong tróc.

Khắc phục răng nứt bằng phương pháp hàn trám
Khắc phục răng nứt bằng phương pháp hàn trám

Bọc răng sứ

Với những vết nứt sâu lớn, kỹ thuật hàn trám sẽ không đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Để phục hình chiếc răng bị nứt bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ mài bớt một lớp men răng bên ngoài rồi chụp mão sứ lên trên.

Mão sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật nên mang lại hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời. Đặc biệt, mão sứ này còn rất cứng chắc, giúp bảo vệ cùi răng thật bên trong khỏi những tác nhân gây hại, đảm bảo chức năng ăn nhai chắc chắn và tuổi thọ lâu dài.

Thời gian để hoàn thành ca bọc răng sứ thường mất khoảng 2 – 4 ngày với ít nhất 2 lần hẹn đến nha khoa, 1 lần đến mài răng lấy dấu và 1 lần đến gắn răng sứ hoàn tất.

Bọc răng sứ cho răng bị nứt
Bọc răng sứ cho răng bị nứt

Nhổ răng

Trường hợp vết nứt quá nặng, chia đôi hai nửa chiếc răng, gây viêm nhiễm làm chết tủy và ảnh hưởng đến các dây thần kinh, việc nhổ răng sẽ được chỉ định nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các răng bên cạnh.

Nhổ răng trong trường hợp răng bị nứt nghiêm trọng
Nhổ răng trong trường hợp răng bị nứt nghiêm trọng

Sau khi nhổ răng, người bệnh cần sớm trồng lại răng giả để cải thiện thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai.

Răng bị nứt gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy mà ngay khi nhận thấy những dấu hiệu răng nứt hoặc cảm giác ê buốt bất thường, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời