Xỉa răng có mùi hôi khiến cho bạn lo lắng, thiếu tự tin khi giao tiếp. Nếu đang loay hoay tìm cách điều trị, hãy cùng các chuyên gia nha khoa tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân xỉa răng có mùi hôi
Vì sao xỉa răng có mùi hôi ngay cả khi chải răng hàng ngày vẫn bị? Mùi hôi này xuất phát từ đâu, trước tiên phải xét các nguyên nhân chính gây nên miệng bị hôi là do:
- Do vệ sinh răng không sạch
Chính thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày là nguyên nhân đầu tiên làm cho mọi người khi xỉa răng có mùi hôi ở kẽ răng. Nếu chỉ đánh răng thôi chưa đủ, vì đánh răng chỉ làm sạch bề mặt răng chứ không làm sạch được các kẽ răng. Vì vậy, mảnh vụn thức ăn vẫn còn sót lại, lâu ngày sẽ làm răng có mùi hôi rất khó chịu.
- Do chế độ ăn uống
Bạn có biết chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc gây nên các mùi hôi miệng. Nếu các bạn sử dụng những thực phẩm nặng mùi, có tính bám mùi dai sau thì việc các mùi còn được lưu lại sẽ xảy ra, hãy kiêng các loại gia vị hành, tỏi, mắm, cà ri,.. đều ám mùi rất lâu.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý không sử dụng các thực phẩm cay, nóng, giàu tính chua hay acid, có chất gas, cafein,.. là nguyên nhân hàng đầu gây nên khô miệng, vàng răng,… bởi các thực phẩm này có tính háu nước rất cao.
Khi khoang miệng bị khô, nước bọt sẽ không đủ để tiêu diệt vi khuẩn, chính vì vậy vi khuẩn sẽ phát triển tạo mùi hôi cho miệng, tiền đề của bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu.
- Do bệnh lý răng miệng
Khi mắc bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,… đều làm cho khi xỉa răng có mùi hôi rất khó chịu. Khi viêm nướu sẽ rất dễ gây sưng nướu, chảy máu chân răng,.. điều này làm cho miệng có mùi tanh kèm theo sự phân hủy của thực phẩm và acid gây hôi miệng.
Sâu răng cũng do loại vi khuẩn tên E.faecalis thường thấy trong đại tràng và A.actinomycetemocomitans cư ngụ bên trọng đào sâu vào răng. Chính sự hiện diện của vi khuẩn gây sâu răng này sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu cần loại bỏ sớm.
- Các nguyên nhân khác
Nếu bạn đang bị các loại bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, ung thư hay sử dụng các loại thuốc thường xuyên, trào ngược dạ dày,… đều có thể gây nên tình trạng hôi chân răng.
Các giải pháp khắc phục làm giảm bớt mùi hôi nhanh chóng
Tình trạng xỉa răng có mùi hôi có thể gặp phải ở bất kì đối tượng nào, và để điều trị dứt điểm bệnh cần phải có phương pháp xử lý phù hợp.
Bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mùi hôi. Cụ thể:
- Nguyên nhân bệnh lý răng miệng
+ Nếu hơi thở có mùi hôi xảy ra do vi khuẩn tích tụ trên răng, sâu răng bạn sẽ được bác sĩ điều trị hàn trám để lấy mô sâu bệnh đó và trám lại là đã khắc phục được vấn đề.
+ Viêm nướu răng có thể gây ra các túi sâu chứa đầy vi khuẩn, chỉ cần làm sạch với các phương pháp nha khoa phù hợp là đã loại bỏ vi khuẩn, thay thế phục hình lại men răng lỗi, nơi sản sinh ra vi khuẩn.
+ Ở những chiếc răng áp xe, có túi mủ, dễ bị nhiễm trùng sẽ cắt bỏ nướu nơi có áp xe, rửa sạch vùng tổn thương và chỉ định điều trị bằng thuốc để tránh nhiễm trùng tái phát.
+ 80% mùi hôi miệng từ kẽ chân răng và cổ răng bắt nguồn từ cao răng. Khi xỉa răng không thể lấy đi hết các thực phẩm, huyết thanh lắng đọng ở cổ răng được, vì chúng ngày càng cứng chắc. Giải pháp hiệu quả nhất lúc này là lấy cao răng, các bước sóng siêu âm sẽ giúp tác động lên cao răng đánh bật các mảng vôi hóa, cải thiện hơi thở tốt hơn.
Tại nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng trước các nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để bạn cân nhắc thực hiện.
- Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn hãy xây dựng cho mình thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn sau các bữa ăn. Chải răng bằng kem đánh răng có chứa fluoride ít nhất hai lần một ngày, kết hợp với súc miệng nước muối ấm, nước súc miệng đã chứng minh là làm giảm mùi hôi miệng.
Chúng ra hay có thói quen dùng tăm xỉa để lấy các thực phẩm dính trên kẽ răng, nhưng việc này rất dễ dẫn tới thưa chân răng, lung lay răng miệng, dễ tới sâu răng về lâu dài. Vì vậy, hãy thay thế tăm xỉa bằng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám tốt hơn.
Vệ sinh lưỡi: Đừng bỏ quên thao tác vệ sinh lưỡi, vị trí tiếp xúc vi khuẩn trực tiếp, ở những người hút thuốc thường xuyên cần nên vệ sinh lưỡi thích hợp để tránh vi khuẩn đóng bám gây hôi miệng.
Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đeo niềng răng hoặc răng giả, hãy làm sạch chúng sau các bữa ăn trong ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ.
Tránh khô miệng: Hãy giữ cho miệng luôn ẩm ướt bằng cách uống nhiều nước, nhai kẹo cao su không đường để kích thích nước bọt. Ở những bệnh nhân khô miệng mãn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn có thể kê toa một chế phẩm nước bọt nhân tạo hoặc thuốc uống kích thích dòng nước bọt.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh các thực phẩm nặng mùi như hành và tỏi có thể gây hôi miệng. Thay vào đó, nên dùng nhiều thực phẩm rau củ quả xanh, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ, vitamin cần thiết.
Thường xuyên thay bàn chải đánh răng: Thay đổi bàn chải đánh răng của bạn khoảng 3 tháng/ một lần sẽ giúp việc chải sạch răng hiệu quả hơn.
Thăm khám nha khoa định kỳ: Gặp nha sĩ thường xuyên 6 tháng/ lần để kiểm tra và tầm soát các bệnh lý răng miệng là việc nên làm để giúp khắc phục mọi vấn đề trên răng.
Hi vọng với những chia sẻ trên về đã giúp bạn biết được các vấn đề khi xỉa răng có mùi hôi nên làm gì, giúp bạn vượt qua nỗi lo lắng khi gặp tình trạng này. Chỉ khi tìm đúng chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn cải thiện hôi miệng hiệu quả.