Niềng răng bao lâu mới hết đau sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa của mỗi bệnh nhân, chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng có đúng cách không, bác sĩ sử dụng lực kéo chỉnh có phù hợp hay không,… Tuy nhiên, thông thường cảm giác đau nhức khi niềng răng là điều hoàn toàn bình thường và sẽ tự khỏi dần chỉ sau vài tuần đầu tiên.
Niềng răng có đau không?
Về bản chất của phương pháp niềng răng chỉnh nha hoàn toàn không có bất kỳ sự xâm lấn nào đến cấu trúc răng và xương hàm của răng. Bác sĩ chỉ sử dụng hệ thống khí cụ để gắn lên răng nhằm tạo lực tác động giúp răng dịch chuyển từ từ về vị trí đều đẹp như ý muốn.
Để trả lời cho thắc mắc niềng răng có đau không thì câu trả lời là vẫn sẽ có đôi chút ê đau, khó chịu trong thời gian đầu do chưa quen với khí cụ và các răng đang có sự dịch chuyển. Nhưng cơn đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng có thể chịu đựng và nhanh khỏi chứ không quá kinh khủng như lo ngại của nhiều người.
Thông thường, cảm giác đau có thể xuất hiện trong giai đoạn đặt thun tách kẽ răng để tạo khoảng trống. Hoặc một số trường hợp cần nhổ răng để có khoảng trống cho răng dịch chuyển, bệnh nhân cũng có thể có cảm giác ê đau nhẹ sau khi nhổ răng lúc thuốc tê đã hết tác dụng.
Ở mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh lực kéo siết dây cung sao cho phù hợp nhất để các răng dịch chuyển thuận lợi nhanh chóng về đúng vị trí chuẩn như phác đồ đã lập sẵn. Lúc này các răng cũng sẽ chưa quen với lực tác động mới nên sẽ thấy khó chịu đôi chút và mất vài ngày để quen dần với cảm giác này.
Một lưu ý khá quan trọng đó là Bệnh nhân cần lựa chọn được nha khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ tay nghề giỏi, nắm vững kỹ thuật và quy trình điều trị, sử dụng trang thiết bị, vật liệu chỉnh nha đảm bảo hiện đại, chất lượng. Điều này sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra an toàn, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cảm giác khó chịu và đạt kết quả thành công mỹ mãn.
Niềng răng bao lâu mới hết đau?
Trước hết bệnh nhân nên biết được niềng răng sẽ có thể gây ra một số cảm giác ê buốt, khó chịu nhất sau khi gắn khí cụ và sau mỗi lần điều chỉnh lực siết của dây cung hằng tháng. Ở mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ đau khác nhau tùy vào từng cơ địa và ngưỡng chịu đau của cơ thể của từng người.
Nhìn chung, sau khi gắn khí cụ chỉnh nha lên răng khoảng vài tiếng bệnh nhân sẽ dần cảm thấy triệu chứng ê buốt, đau nhức ở răng và xung quanh nướu. Đây là một dấu hiệu khá tích cực cho thấy các răng đang dần có sự dịch chuyển tốt.
Qua các thống kê từ nhiều bệnh nhân đã niềng răng cho biết, những triệu chứng thường gặp nhất sau khi đeo mắc cài gồm có:
- Do răng bỗng nhiên chịu lực tác động từ khí cụ vẫn chưa thực sự thích nghi nên sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Ê buốt, đau răng và nướu mỗi khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng.
- Viêm loét, đau rát mô mềm trong khoang miệng do mắc cài cọ sát vào gây tổn thương.
Thông thường, tình trạng đau nhức, khó chịu sẽ diễn ra khoảng 7 – 10 ngày. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều nhất vào 2 – 3 ngày đầu khi đeo niềng.
Những ngày tiếp theo cơ thể sẽ dẫn thích nghi với sự tác động của khí cụ lên răng nên cơn đau nhức sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
Vào mỗi tháng sau khi điều chỉnh lại lực kéo chỉnh mới cho dây cung, cơn đau có thể tái diễn lại với thời gian tương tự ban đầu.
Thế nhưng theo như chia sẻ của nhiều bệnh nhân thì từ lần điều chỉnh lực kéo siết thứ 3 trở đi họ đã cảm thấy quen hơn với cảm giác này nên sẽ thấy thời gian đau nhức không còn kéo dài nhiều ngày nữa.
Cách đối phó với những cơn đau sau khi niềng răng
Niềng răng chỉnh nha là giải pháp an toàn, hiệu quả cho bất cứ ai muốn cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười của mình. Dù ít hay nhiều thì bệnh nhân cũng sẽ trải qua cảm giác ê đau. Nhưng không vì điều này mà lo sợ việc niềng răng nhé, vì nếu không mạnh dạn niềng răng thì bạn sẽ không biết được kết quả đạt được tuyệt vời đến thế nào.
Cơn đau nhức khi niềng răng sẽ không còn là nỗi ám ảnh quá lớn nếu bạn quan tâm chăm sóc răng kỹ lưỡng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Để đối phó với những cơn đau sau khi niềng răng hãy tham khảo qua các mẹo sau đây:
1. Chườm lạnh
Dùng túi chườm lạnh là một mẹo giúp giảm đau khi niềng răng khá hữu hiệu. Nếu sau khi niềng răng hoặc sau mỗi lần điều chỉnh lực siết dây cung bạn thấy đau nhức thì có thể đặt túi chườm lạnh vào vùng má ngoài tại vị trí bị đau, ê buốt. Hơi lạnh từ túi chườm tỏa ra sẽ nhanh chóng làm dịu đi cơn đau khó chịu cho bạn.
2. Súc miệng bằng nước muối
Khi niềng răng sẽ khó tránh khỏi mắc cài cọ sát và gây các tổn thương, vết loét trên môi, má, lưỡi, nướu. Khi gặp tình trạng này bạn có thể dùng nước muối ấm súc miệng để sát khuẩn, sát trùng cho vết thương, giảm nhanh cảm giác đau nhức khi niềng răng.
3. Massage nướu răng
Bệnh nhân có thể dùng ngón tay của mình để xoa bóp vùng nướu răng xung quanh vị trí cảm thấy đau nhức một cách thật nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho các mô được massage thoải mái, làm giảm nhanh cơn đau do răng đang chịu lực kéo chỉnh từ mắc cài, dây cung.
4. Dùng sáp chỉnh nha
Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm loét, nhiệt miệng ở mô mềm như má, lợi, lưỡi,… do cọ sát vào mắc cài. Khi đó bạn có thể dùng một loại sáp mềm hay còn gọi là sáp chỉnh nha, sáp nha khoa.
Loại sáp được dùng để gắn lên các phần có thể gây tổn thương, bảo vệ mô mềm khỏi sự cọ xát, tổn thương. Từ đó hạn chế được tình trạng đau rát và khó chịu một cách khá tốt.
5. Uống thuốc giảm đau
Trong trường hợp cơn đau nhức kéo dài và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như ăn uống. Bệnh nhân có thể đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra cũng như chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để nhanh chóng thuyên giảm tình trạng đau nhức này.
Việc sử dụng thuốc bắt buộc phải thông qua chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và đúng giờ giấc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân.
6. Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai
Một trong những lưu ý quan trọng để hạn chế tối đa cảm giác đau nhức, khó chịu khi niềng răng đó chính là chế độ ăn uống phải phù hợp.
Bệnh nhân trong thời gian chỉnh nha niềng răng nên ưu tiên ăn nhai các thực phẩm mềm, không quá dai hay quá cứng.
Việc ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp, canh hầm sẽ không cần phải dùng lực nhai mạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa lực tác động lên răng, giữ cho mắc cài ổn định, tránh bong bật và hạn chế tình trạng đau nhức tốt hơn.
7. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách
Khi ăn uống thức ăn dễ kẹt lại trên mắc cài, kẽ răng. Nếu không chú ý làm sạch kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và dễ gây ra các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng.
Do đó, cần đảm bảo vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt phải chú ý làm sạch răng sau mỗi bữa ăn.
Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, bàn chải lông mềm chuyên dụng cho răng niềng.
Chải răng cần phải nhẹ nhàng, không được dùng lực chải răng quá mạnh hay thường xuyên chải răng theo chiều ngang. Điều này rất dễ làm tổn hại đến răng, nướu, dễ làm bong sút khí cụ niềng răng gây đau nhức, tổn thương.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải kẽ hay máy xịt tăm nước để tăng khả năng làm sạch sâu mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Giúp bảo vệ răng luôn được chắc khỏe nhất.
Trên đây là những thông tin về vấn đề niềng răng bao lâu mới hết đau. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình ngay lập tức.