Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định nhổ răng

Chỉ định nhổ răng và chống chỉ định nhổ răng trong những trường hợp nào luôn là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Để có câu trả lời chính xác, hãy cùng các chuyên gia theo dõi các thông tin sau.

Chỉ định nhổ răng ở những trường hợp nào?
Chỉ định nhổ răng ở những trường hợp nào?

Chỉ định nhổ răng trong những trường hợp nào?

Khi công nghệ điều trị nha khoa ngày càng phát triển góp phần giúp cho kỹ thuật nhổ răng ngày càng trở nên an toàn hơn, hạn chế những trường hợp biến chứng ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

Sau đây là những trường hợp chỉ định nhổ răng thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện thông thường:

– Chỉ định có liên hệ đến tình trạng răng

Tình trạng răng bị chấn thương, ảnh hưởng chân răng không thể tự phục hồi trở lại.

Răng lung lay mức độ nặng, có thể gây viêm quanh chóp răng, buộc phải nhổ bỏ răng không thể điều trị nội nha hay phục hình sứ sau đó.

Răng sữa đến tuổi rung, đã có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.

Nhổ răng nanh sữa mọc sớm ở những trẻ giai đoạn nhũ nhi gây trở ngại bú.

Răng bị chấn thương gãy chân răng hay vỡ dọc qua buồng tủy răng.

Các chân răng bị sâu, gãy nằm dưới bờ lợi.

Răng điều trị nội nha không hiệu quả gây cong tắc ở các răng hàm sau.

Răng mọc lệch, mọc ngầm có nguy cơ gây biến chứng cho các răng hàm khác.

Chỉ định nhổ răng khi răng sâu nghiêm trọng
Chỉ định nhổ răng khi răng sâu nghiêm trọng

– Chỉ định phục hình

Nhổ răng theo yêu cầu phục hình do răng gây mất thẩm mỹ, răng ảnh hưởng phương pháp phục hình.

Răng không có chức năng.

– Chỉ định chỉnh hình

Nhổ răng tạo khoảng trống để bác sĩ dễ dàng chỉnh nha, niềng răng theo phác đồ điều trị.

Răng dư gây mất đối xứng cung hàm.

Răng nhổ để phòng ngừa và hạn chế sai khớp cắn.

Nhổ răng theo yêu cầu của phục hình răng hay chỉnh hình răng mặt.

– Chỉ định có liên quan đến bệnh toàn thân

Khi răng là nguyên nhân gây viêm nhiễm các bệnh toàn thân như viêm nội tâm mạc, viêm khớp, thấp tiêm, nhiễm trùng huyết,…được chỉ định nhổ răng bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Răng có thể gây viêm nhiễm mạn tính tại chỗ như: cốt tủy viêm xương hàm, viêm xoang hàm mà không thể điều trị bảo tồn được.

Răng nhiễm khuẩn, nhiễm xa, ung thư răng hàm mặt.

Chỉ định khác

Những bệnh nhân không có điều kiện đi lại nhiều lần để điều trị bảo tồn hay nhổ răng theo yêu cầu của người bệnh.

Chống chỉ định nhổ răng cần lưu ý

– Chống chỉ định tạm thời

– – Tại chổ

Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc chống đông hay ức chế miễn dịch.

Nhổ răng trên hàm vừa được xạ trị.

Bệnh nhân bị viêm miệng, viêm nướu,… ảnh hưởng tới độ há miệng, hiệu quả thuốc tê.

– – Toàn thân

Tạm hoãn nhổ răng với những bệnh nhân bị bệnh cấp tính như cảm cúm, viêm phế quản.

Tình trạng bệnh viêm mãn tính đang tiến triển: tim mạch, huyết áp, tiểu đường…

Bệnh nhân rối loạn thần kinh và tâm thần.

Phụ nữ đang tới chu kỳ kinh nguyệt, thai nghén,…

Bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu: giảm tiểu cầu, rối loạn các yếu tố máu…

Bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch: HIV/AIDS…

Chống chỉ định nhổ răng trong trường hợp nào?
Chống chỉ định nhổ răng trong trường hợp nào?

– Chống chỉ định vĩnh viễn

Những bệnh nhân chạy tia xạ vùng hàm mặt, nhổ răng ở giai đoạn này có thể gây hoại tử xương hàm.

Những bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân giai đoạn cuối như HIV/AIDS, ung thư, giai đoạn xơ gan, suy thận.

Bệnh nhân ung thư máu không ổn định.

Dựa vào các thông tin chỉ định và chống chỉ định nhổ răng trên, bệnh nhân nên chủ động thông báo bệnh lý cho bác sĩ điều trị, nhất là những bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường…

Chuẩn bị tốt tư tưởng trước khi vào điều trị, cần có cách chăm sóc đúng cách sau khi điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi điều trị cần thông báo với bác sĩ để xử lý kịp thời.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời