Phụ nữ mang thai bị sâu răng điều trị như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị sâu răng điều trị như thế nào để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé? Đây là thông tin sức khỏe răng miệng quan trọng giúp bạn hiểu rõ các phương pháp và thời điểm điều trị không thể bỏ qua.

Phụ nữ mang thai bị sâu răng điều trị như thế nào?
Phụ nữ mang thai bị sâu răng điều trị như thế nào?

Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị sâu răng đau nhức do đâu?

Theo các thống kê có tới 60 – 70% phụ nữ mang thai bị sâu răng, diễn ra trong thời gian mang thai ở 3 tháng đầu thường là giai đoạn gặp các hiện tượng đau nhức răng rất dữ dội.

Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Streptococcus Mutans có trong các mảng bám ở khoang miệng lên men khi gặp carbohydrate tạo axit làm mất đi các vôi ở mô cứng của răng hình thành sâu răng. Ngoài ra, tình trạng sâu răng này còn ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Sự thay đổi nội tiết tố

Khi đang thai nghén, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất ra lượng estrogen và progesterone,… các hormone này sẽ làm tăng khả năng giữ nước, đẩy mạnh sự xuất hiện của các mảng bám vi khuẩn trên răng. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ hình thành nên bệnh nha chu, ảnh hưởng đến xương và các mô răng xung quanh răng.

Phụ nữ mang thai bị sâu răng do thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ mang thai bị sâu răng do thay đổi nội tiết tố
  • Do chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn ốm nghén sẽ làm cơ thể mệt mỏi, có thể mẹ bầu sẽ có chế độ ăn uống nhiều hơn bình thường. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, sẽ làm cho các chất dịch acid tiết nhiều hơn, khiến chất khoáng của răng bị hao mòn, dẫn đến sâu răng nhanh chóng.

  • Chăm sóc răng miệng kém

Ở những bà bầu không chú trọng trong việc chăm sóc chải răng, kể cả khi mang thai sẽ tạo điều kiện để các mảng bám cao răng hình thành nhiều hơn – đây là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm lợi, sâu răng cần chú ý.

Bệnh răng miệng ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Theo thống kê cho biết, ở những phụ nữ mang thai bị sâu răng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiễm trùng và rụng răng. Ở tuần thứ 4 – 12 của thai kỳ, lượng pH trong nước bọt giảm đi, gây nên các bệnh lý răng miệng khác.

Bệnh răng miệng ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bệnh răng miệng ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?
  • Khoa học đã chứng minh rằng, có tới 2/4 thai phụ bị sâu răng có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những thai phụ có sức khỏe tốt. Vậy bạn có chắc sức khỏe răng miệng của mình không nằm trong con số này?
  • Hiện nay, ước tính có tới 18 trong số 100 ca sinh non có nguyên do từ răng miệng, các bệnh nhiễm trùng mãn tính ở nướu răng.
  • Những em bé sinh non có nguy cơ mắc các bệnh về bại não, vấn đề về thị lực và thính giác
  • Ngoài ra, nếu trẻ sinh ra thường sẽ nhẹ ký hơn và có hệ miễn dích kém hiệu quả, việc đau nhức răng cũng sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng, chất lượng sữa nuôi con của người mẹ.
  • Người mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến trẻ bị sâu răng và viêm vòm họng.

Vì vậy, với những biến chứng nguy hại đối với phụ nữ mang thai bị sâu răng,  chủ động thăm khám răng miệng thường xuyên rất quan trọng để phát hiện ra bệnh lý và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Cách chữa sâu răng cho bà bầu an toàn

Khi mang thai bị sâu răng nếu chưa có điều kiện thăm khám nha sĩ, các bạn có thể áp dụng những cách chữa trị sâu răng cho bà bầu từ những nguyên liệu tự nhiên có thể thực hiện tại nhà như: nước muối ấm, lá lốt, gừng, tỏi… đều được xem là những nguyên liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau dùng cho trường hợp sâu răng được nhiều người áp dụng.

Cách chữa sâu răng bằng muối

Là một nguyên liệu tự nhiên luôn có sẵn trong gian bếp, sử dụng muối để súc miệng sẽ giúp khử trùng, sát khuẩn, giảm thiểu các cơn đau nhức răng.

Sát khuẩn sâu răng bằng nước muối
Sát khuẩn sâu răng bằng nước muối

Cách thực hiện khá đơn giản, bà bầu có thể áp dụng hàng ngày sau khi chải răng sạch, hãy súc miệng lại với nước muối sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước muối quá nhạt hay quá mặn. Sau khi súc miệng xong cần súc lại với nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như loại bỏ các mảng bám đã bong ra ngoài.

Cách chữa sâu răng bằng tỏi

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, tỏi còn được biết đến như một phương thuốc làm dịu nhẹ các cơn đau nhức răng mà bà bầu có thể thực hiện được. Vì trong tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh Allincin, Glucongen và Fitonxit có công dụng diệt khuẩn và sát trùng hiệu quả.

Cách chữa sâu răng bằng tỏi
Cách chữa sâu răng bằng tỏi

Trộn đều tỏi và muối giã nát rồi dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ răng đau 3 lần/ ngày, kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ thấy tác dụng.

Cách trị sâu răng bằng lá lốt

Đây là bài thuốc dân gian được rất nhiều người đã áp dụng thành công. Bởi trong thân và lá lốt có chứa Alcaloid và tinh dầu Beta – Caryophylen, rễ cây chứa thành phần chính là benzylacetat. Các hoạt chất này sẽ giúp kháng khuẩn, giảm sưng viêm do sâu răng gây ra.

Lá lốt trị sâu răng
Lá lốt trị sâu răng

Sử dụng lá lốt theo 2 cách sau:

Cách 1: Lấy nắm lá lốt giã cùng ít muối. Sau đó đun sôi, chờ khi nước nguội lọc lấy nước cốt rồi dùng nước lá lốt súc miệng nhiều lần trong ngày.

Cách 2: Dùng 20g rễ cây lá lốt rửa sạch, giã nát sau đó ép lấy nước. Dùng tăm bông thấm dung dịch vào vị trí răng sâu. Ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút sau rồi súc miệng lại với nước muối ấm.

Đây là 2 cách phổ biến mà phụ nữ mang thai bị sâu răng có thể áp dụng để thấy tình trạng rõ rệt sau mỗi lần sử dụng.

Cách chữa sâu răng bằng gừng

Tương tự như tỏi, gừng cũng là bài thuốc thường được dùng để trị đau nhức khi sâu răng. Vì thành phần chính trong gừng có chứa Tecpen, oleoserin và chất men zingibain.

Điều trị sâu răng với nước gừng
Điều trị sâu răng với nước gừng

Có thể kết hợp cả gừng và tỏi để điều trị mang lại hiệu quả hơn. Chỉ với vài tép tỏi và lát gừng cạo sạch vỏ, giã nát chung với nhau. Sau đó, dùng chúng đắp lên vùng răng đang đau từ 5 – 10 phút, sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể. Hoặc có thể thái mỏng gừng thành nhiều lát rồi dùng để pha nước uống hay súc miệng hàng ngày.

Hầu hết, những phương pháp điều trị sâu răng từ thiên nhiên trên sẽ không thể ngăn chặn được sâu răng phát triển, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm đau tạm thời.

Khi xuất hiện các triệu chứng sâu răng, các mẹ bầu nên đến thăm khám tại các nha khoa uy tín sớm nhất để biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào, từ đó các bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị sâu răng an toàn tại nha khoa uy tín

Khi phụ nữ mang thai bị sâu răng áp dụng các phương pháp dân gian không mang lại hiệu quả, nên thăm khám nha khoa và nghe theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

  • Hàn trám răng sâu

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bà bầu, việc ứng dụng các phương pháp hiện đại sẽ đảm bảo được vai trò đó, nhưng không phải phương pháp điều trị răng miệng nào cũng được áp dụng.

Hàn trám răng sâu theo chỉ định bác sĩ
Hàn trám răng sâu theo chỉ định bác sĩ

Tuy nhiên, hàn trám răng sâu vẫn có thể diễn ra, nếu sâu răng chỉ ở mức độ vừa phải, giai đoạn mới chớm sâu, chưa gây đau nhức thì phụ nữ mang thai bị sâu răng đều có thể hàn trám bình thường.

Hàn trám răng là phương pháp giúp lấp đầy các khoảng trống của men răng bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng, sau khi đã loại bỏ các men răng sâu bệnh.

Mục đích của phương pháp này sẽ giúp khôi phục lại hình thể răng, phục hồi chức năng ăn nhai và ngừa ngừa sâu răng tái phát.

***Lưu ý về mốc thời gian điều trị an toàn cho bà bầu

  • Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn này các bác sĩ luôn hạn chế các tác động lên răng miệng, vì giai đoạn này khá nhạy cảm, các cơ quan trong cơ thể thai nhi cũng đang phát triển nên bất kỳ tác động nào cũng gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Chú ý thời gian thăm khám
Chú ý thời gian thăm khám
  • Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tuần 14 – 27 lúc này thai nhi đã phát triển ổn định, không bị ảnh hưởng tác động răng miệng của thai phụ thì các bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng sức khỏe và răng miệng của người mẹ để điều trị bệnh phù hợp.

Việc điều trị răng thuận lợi nhất trong 3 tháng giữa 4, 5, 6 của thai kỳ, do đó các mẹ bầu hãy sắp xếp thời gian để điều trị bệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

  • Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là mốc thời gian 3 tháng cuối khi thai nhi đã phát triển đầy đủ và khá to nên việc đi lại sẽ khó khăn hơn, cần hạn chế. Vì nếu đi lại nhiều lần hay nằm trên ghế nha quá lâu sẽ gây chóng mặt, đau nhức,..

Hàn trám răng thường là phương pháp áp dụng cho phụ nữ mang thai bị sâu răng hiệu quả. Để thực hiện trám răng an toàn – nhanh chóng – không biến chứng thì nên lựa chọn nha khoa uy tín và các công nghệ trám răng an toàn.

Cách phòng ngừa sâu răng cho bà bầu tốt nhất

Để không phải chịu đựng những cơn đau khi mang thai, các chị em cần lưu ý những điều dưới đây, cụ thể:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách

Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần sau mỗi bữa ăn để giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bảo vệ nướu và tránh tổn thương răng. Thai phụ nên chọn cho mình loại bàn chải mềm, kem đánh răng phù hợp tránh kích ứng nướu để làm sạch khoang miệng, giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa hình thành sâu răng.

Chăm sóc răng miệng kỹ sau khi ăn
Chăm sóc răng miệng kỹ sau khi ăn

Nếu buồn nôn nhiều trong thời kỳ thai nghén, rất dễ làm cho dịch vị axit trong dạ dày dính lên răng gây xói mòn, tăng nguy cơ sâu răng. Bạn nên chú ý súc miệng bằng nước muối ấm để rửa sạch axit trong khoang miệng.

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học

Trong giai đoạn mang thai, mặc dù thèm ăn đủ thứ những mẹ bầu cần nên ăn uống có chọn lọc để tốt nhất cho sức khỏe. Hãy bổ sung cho những loại rau củ, quả giàu chất xơ để hỗ trợ cho tiêu hóa và loại bỏ mảng bám hiệu quả.

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Canxi rất quan trọng đối với sự phát triển răng và xương của bé. Khoảng 4 tháng, răng và xương của trẻ sẽ bắt đầu phát triển. Do đó, hãy chọn cho mình những thực phẩm chứa nhiều canxi và phosphate từ các loại thực phẩm làm từ sữa với phụ nữ mang thai và cho con bú cần lượng canxi mỗi ngày từ 1000 –  1700mg.

  • Thăm khám nha khoa định kỳ

Sức khỏe răng miệng của thai phụ luôn có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, dù cho thai phụ có giữ gìn vệ sinh cẩn thận tới đâu cũng không thể khống chế được sự tấn công của vi khuẩn.

Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ

Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo các chị em nên thăm khám nha khoa trước khi có ý định mang thai. Để làm sạch khoang miệng, lấy vôi răng, thăm khám và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng từ đó điều trị bệnh từ sớm.

Khi thấy sâu răng vào tuần 14 – 27 tuần, các mẹ bầu có thể thực hiện hàn trám răng. Đây là giải pháp rất đơn giản, vô hại cho sức khỏe vì không hề tác động vào nướu, tủy răng hay sử dụng thuốc tê.

Ngoại trừ các trường hợp sâu răng nặng, các can thiệp nha khoa khác nên hoãn lại sau khi sinh sẽ được điều trị.

Với những thông tin trên, hi vọng các phụ nữ mang thai bị sâu răng có thể hiểu rõ được phương pháp điều trị dứt điểm sâu răng tốt nhất nên thực hiện như thế nào, chọn lựa cho mình thời gian thích hợp để điều trị.

Trong thời gian mang bầu, nên chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn để ngăn ngừa nguy cơ đau nhức răng xảy ra. Việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị rất quan trọng giúp mang lại sức khỏe răng miệng bảo đảm hơn.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời