Nếu hiểu rõ được nguyên nhân gây sâu răng sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh tốt hơn. Vì sâu răng vốn dĩ là một bệnh lý khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu các nguyên nhân sau đây.

Nguyên nhân gây sâu răng do đâu?
Nguyên nhân gây sâu răng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác kết hợp với nhau. Nhưng chính do những nguyên nhân này sẽ làm tổn thương men răng, vi khuẩn phá hủy khoáng và lan dần dần rộng ra.
Có thể thấy sâu răng là căn bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân kết qua một thời gian dài, về nguyên nhân chính đó là do vi khuẩn. Theo các nghiên cứu thực nghiệm được gọi tên vi khuẩn là Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus… cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng

Chúng tiêu hóa chất dinh dưỡng được lên men từ các mảnh vụn thực phẩm. Sau đó, tạo ra axit làm phá hủy cấu trúc răng, hình thành các lỗ lớn. Những yếu tố ảnh hưởng gây ra tình trạng sâu răng có thể điểm qua:
- Mảng bám
Mảng bám là một màng dính bao phủ răng khi dùng quá nhiều thực phẩm ngọt mà không làm sạch răng. Khi mảng bám nhiều chúng sẽ bắt đầu cứng lại dưới hoặc trên đường viền nướu thành cao răng. Vôi răng làm cho mảng bám khó để loại bỏ hơn và tạo ra lá chắn cho vi khuẩn.
Vi khuẩn sẽ ăn mòn men răng, loại bỏ các khoáng chất và tạo nên các lổ nhỏ li ti nâu đen trên răng ở giai đoạn đầu. Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển qua răng, tiến sâu vào trong tủy gây sưng, đau kéo dài.
- Răng mọc lệch
Nếu tình trạng răng lệch lạc, sẽ khiến cho việc làm sạch răng, loại bỏ thức ăn kém hiểu quả, dễ dẫn tới tình trạng sâu răng hơn bình thường. Điển hình như răng khôn là vị trí rất dễ sâu răng, thường được các bác sĩ khuyến cáo nhổ bỏ từ sớm.
- Một số bệnh lý khác
Trào ngược dạ dày, đái tháo đường, khô miệng, xạ trị… đều gây ra sự thay đổi hệ vi khuẩn trong miệng, làm suy yếu cấu trúc răng, hệ miễn dịch suy giảm, vấn đề khô miệng sẽ làm giảm sự tự làm sạch thức ăn của nước bọt.
Diễn biến của bệnh sâu răng hình thành như thế nào?
Sâu răng là quá trình theo thời gian, bệnh có diễn biến khá chậm nhưng nếu bạn chủ đông hiểu rõ các kiến thức sẽ nhận biết được bệnh từ sớm, tránh tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.
Bạn có thể nhận biết sâu răng chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể:
- Giai đoạn sâu men
Đây là giai đoạn mới hình thành chớm sâu răng, nên hầu như người bệnh sẽ không có cảm giác đau khi dùng những thực phẩm nóng lạnh.
Trên bề mặt răng sẽ có những thay đổi màu men răng ( trắng như hạt gạo hoặc vàng nâu). Dấu hiệu này cho thấy vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập làm mất đi các khoáng chất trên bề mặt răng và canxi trong men răng.
- Giai đoạn sâu ngà nông
Giai đoạn này cách giai đoạn sâu men từ 2 – 4 năm, khi ăn những thực phẩm nóng lạnh, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng. Tại lỗ răng sâu sẽ có ngà màu vàng hoặc nâu đen, độ sâu của lỗ là < 2 mm.

- Giai đoạn ngà sâu
Những lỗ sâu sẽ lớn và đen hơn, báo hiệu mức độ sâu răng của bạn đang rất nghiêm trọng và bạn cũng nhìn thấy chúng bằng mắt thường, nếu không điều trị kịp thời, các lỗ sâu sẽ lan rộng hơn.
- Giai đoạn viêm tủy
Khi sâu răng ở giai đoạn này, chúng đã phá hủy lớp ngà xâm nhập vào tủy răng gây nên các cơn đau nhức đến tận óc, dễ biến chứng sang viêm xương hàm, áp xe răng, kèm theo các cơn sốt cao, nổi hạch ở cổ, tệ nhất là không giữ được răng.
Thực tế, sâu răng không khó để nhận biết, nếu bạn phát hiện và điều trị sớm sẽ khắc phục được các biến chứng nguy hại xảy ra. Tốt nhất, nên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ là cách phòng ngừa bệnh sâu răng từ sớm hiệu quả nhất.
Đường lây truyền bệnh sâu răng
Thực tế, sâu răng không phải là bệnh truyền nhiễm, nên sẽ không có khả năng lây truyền từ người bệnh này sang người khỏe mạnh.

Các giải pháp điều trị sâu răng qua từng giai đoạn
Khi nhận thấy có dấu hiệu sâu răng, bạn cần nên đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Dựa vào các biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng sâu răng ở giai đoạn nào và định hướng được các giải pháp điều trị phù hợp.
Điều trị sâu răng ở giai đoạn đầu
Sẽ rất may mắn nếu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này, răng chưa có nhiều tổn thương và phương pháp điều trị sẽ rất đơn giản.
Tái khoáng
Các bác sĩ sẽ tái khoáng hóa cho phần răng bị ngả màu và trắng đục bằng hỗn hợp chất Canxi, Fluoride trám vào chỗ bị sâu răng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây hư hại răng.

Điều trị sâu răng ở giai đoạn ngà nông
Khi phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sâu ngà nông, thì các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp Hàn trám Composite để điều trị sâu răng.

Cơ chế của phương pháp nhằm loại bỏ các mô răng bị sâu, làm sạch và lắp đầy các lỗ bằng vật liệu tổng hợp Composite đồng màu với màu răng sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển, mang lại hiệu quả dài lâu cùng tính thẩm mỹ cao.
Thực hiện trám răng nhanh, không gây đau, phục hồi chức năng nhai, dễ vệ sinh, chi phí thấp.
Điều trị tủy răng ở giai đoạn ngà sâu/ Viêm tủy răng
Khi trường hợp sâu răng bị viêm nhiễm nặng và sâu trong tủy, các nha sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha để chữa tủy sâu nhằm bảo tồn răng thật.
Mục đích của phương pháp này là loại bỏ các mô tủy bị nhiễm trùng, hoại tử và làm sạch ống tủy. Sau đó, các nha sĩ sẽ lắp đầy chỗ trống lại bằng phương pháp hàn trám ống tủy để trám khít chỗ đó.

Tuy nhiên, răng sau khi chữa tủy sẽ rất dễ bị vỡ, giòn cần được thực hiện Bọc Răng Sứ để bảo tồn răng thật và tính thẩm mỹ cho răng tốt nhất.
Trong trường hợp xấu nhất, sâu răng gây nên viêm nhiễm tủy răng, viêm xương hàm, nguy cơ mất răng… không thể điều trị được các phương pháp trên, thì bắt buộc các nha sĩ phải lựa chọn giải pháp nhổ răng, để tránh ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn bạn cần nên trồng lại răng với các phương pháp trồng răng giả hoặc cấy ghép Implant để tránh tình trạng bị xô lệch, tiêu xương hàm, hóp má..
Dù cho sâu răng ở giai đoạn nào bạn cũng cần chọn lựa cho mình nơi điều trị bảo đảm chất lượng để thăm khám và điều trị sâu răng đúng cách.
Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cần lưu ý
Nếu bạn hiểu rõ được những nguy hại của bệnh sâu răng thì việc phòng ngừa sâu răng từ sớm là việc cần thiết nên trang bị. Chúng ta nên học cách phòng ngừa bệnh ngay cả khi răng hàm còn chắc khỏe:
Chải răng đúng cách
Việc đầu tiên nên làm chính là chọn lựa bàn chải phù hợp với khuôn miệng của mình, loại kem dành cho răng nhạy cảm hay chứa nhiều flour sẽ góp phần phòng tránh sâu răng tốt hơn.

Tốt nhất, bạn nên chải răng cách mỗi bữa ăn 30 phút hay trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để ngăn ngừa sự hoạt động của vi khuẩn. Sau khi chải răng nên kết hợp với chỉ nha khoa nước súc miệng sinh lý được pha từ muối ấm hay nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám dư thừa một cách triệt để.
Một điều cần lưu ý là nên thay bàn chải mới 3 – 4 tháng/ lần để đảm bảo tính hiệu quả khi chải răng.
Bổ sung dinh dưỡng
Lượng thực phẩm bạn nạp vào cơ thể cũng chính là nguyên nhân trực tiếp có thể gây sâu răng, vì vậy bạn không nên dùng nhiều thực phẩm chứa lượng đường lớn hay các loại nước chứa cồn, nicotin, nhiều gas… có trong rượu bia, cà phê, các loại soda.. làm cho răng suy yếu.

Cần bổ sung các hàm lượng vitamin, khoáng chất đến từ rau củ, trái cây tươi tăng cường enzyme, tốt cho sức đề kháng nói chung và sức khỏe răng miệng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Yếu tố phòng ngừa sâu răng quan trọng cần có chính là kiểm tra răng miệng định kỳ 4 – 6 tháng/ lần tại các trung tâm nha khoa. Việc thăm khám từ sớm sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng, thông qua các biện pháp chuyên sâu:

Cạo vôi răng: loại bỏ các cao răng, ngăn không cho mảng bám dính vào, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn.
Áp gel Flo tái khoáng: ở những cơ địa có nguy cơ sâu răng, sẽ được bác sĩ tái khoáng sớm, phòng ngừa sâu răng xảy ra.
Như vậy, có thấy thấy được sâu răng là một căn bệnh rất phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Vì vậy, cần nắm rõ nguyên nhân gây sâu răng từ sớm để xây dựng các thói quen tốt ngay từ bây giờ.
Bạn cần phòng ngừa bệnh càng tốt và điều trị sớm sẽ giúp ích cho sức khỏe răng miệng về lâu dài. Chúc các bạn giữ được hàm răng sáng bóng, khỏe mạnh!