Sâu răng: nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Hiện nay có tới hơn 90% người dân mắc bệnh răng miệng, chủ yếu là sâu răng. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, đặc biệt là mất răng.

Sâu răng điều trị tận gốc như thế nào?
Sâu răng điều trị tận gốc như thế nào?

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng bệnh lý răng miệng phổ biến có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, biểu hiện rất rõ rệt qua các lỗ li ti hình thành trên bề mặt men răng. Phần lớn do vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém là hai nguyên nhân thường gặp nhất.

Vi khuẩn sâu răng ăn mòn men răng
Vi khuẩn sâu răng ăn mòn men răng

Sâu răng ăn mòn men răng, hủy khoáng men răng, ngà răng rồi ăn sâu vào tủy răng. Khi các lỗ sâu ngày càng ăn sâu vào tủy, sẽ dẫn tới nhiễm trùng chân răng. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng khác, thậm chí là mất răng hoàn toàn.

Vì vậy, để tìm hiểu về các phương pháp điều trị sâu răng tận gốc chúng ta hãy cùng đi vào nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng như thế nào.

Nguyên nhân bệnh sâu răng cần lưu ý

Sâu răng là hiện tượng men răng, ngà răng bị ăn mòn do vi khuẩn tạo thành những lỗ trên bề mặt răng, chúng có thể xuất hiện ở thân răng, mặt nhai, kẽ giữa hai răng.

Trong trường hợp vi khuẩn xâm lấn tới vùng ngà răng nhạy cảm sẽ để lại những cơn đau nhức rất khó chịu. Thường sâu răng hình thành do các yếu tố sau đây:

  • Chăm sóc răng không đúng cách  

Đây là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến sâu răng, vì khi chăm sóc răng sai cách, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, chúng chính là những vi khuẩn mảng bám trên bề mặt răng, tăng sản sinh hình thành đốm khuẩn phát triển thành số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng gây nên những bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu….

Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến
Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến
  • Chế độ ăn uống không khoa học

Khi chúng ta sử dụng quá nhiều thức ăn ngọt sẽ không thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, những vi khuẩn sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành Acid.

Từ đó, Acid sẽ phân hủy chất vô cơ trong men răng tạo thành các lỗ thủng sâu răng mà bạn thường thấy.

  • Do nền răng yếu và mọc lệch lạc

Nếu chất lượng của men răng và ngà răng không tốt cho thấy hàm lượng canxi trong răng rất thấp, dễ làm cho vi khuẩn hình thành và ăn mòn răng dẫn tới sâu răng nhanh chóng hơn.

  • Khô miệng

Khi miệng bị khô sẽ không đảm bảo được lượng nước bọt được tiết ra, chính vì vậy sẽ không rửa sạch được các mẩu vụn thức ăn kẹt lại trong kẽ răng, các vi khuẩn gây bệnh sẽ phân hủy tạo ra acid gây hại cho răng.

  • Tụt nướu

Ở những người có tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa sẽ làm cho sự hình thành các mảng bám nhiều hơn, chúng tấn công mạnh mẽ vào sâu bên trong chân răng.

Triệu chứng bệnh sâu răng phổ biến

Thông thường, sâu răng sẽ được phát hiện khi bạn thăm khám nha khoa, ở nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X- quang để kiểm tra các triệu chứng sâu răng phổ biến:

  • Nướu răng sưng, chảy máu chân răng

Khi vi khuẩn lây lan xuống mô nướu, chân răng, lúc này răng sẽ nhạy cảm rất dễ sưng đau hơn bình thường. Ngay cả khi bạn chải răng, sử dụng chỉ nha khoa đều thấy nướu bị chảy máu. Điều này cho thấy bạn đang trong tình trạng sâu răng giai đoạn nặng cần điều trị sớm nhất có thể.

  • Các đốm đen trên bề mặt răng

Là một trong những triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết nhất, các đốm đen trên bề mặt răng sẽ xuất hiện và lan rộng dần, nếu không điều trị chúng sẽ tạo ra các lỗ hổng. Nhiều trường hợp khác, sâu răng sẽ có những đốm trắng, sáng màu trên răng, cảnh báo mức độ sâu răng giai đoạn chớm sâu.

Triệu chứng của sâu răng
Triệu chứng của sâu răng
  • Răng nhạy cảm, dễ ê buốt

Những cơn đau răng, ê buốt sẽ dễ xuất hiện hơn bình thường ngay cả khi bạn uống nước nóng, đây là dấu hiệu cho thấy mô răng đang có vi khuẩn tấn công gây mòn men răng, ảnh hưởng ngà răng thậm chí liên quan tới dây thần kinh khiến răng ê buốt hơn.

  • Các lỗ sâu răng trên răng

Vi khuẩn sẽ tấn công và gây ra các lỗ nhỏ trên răng, vô tình tạo ra khe hở làm cho thực phẩm dễ bị mắc vào. Nếu không được điều trị sớm, các mảng bám sẽ làm vi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn.

Đây là các triệu chứng sâu răng được thể hiện rõ ràng nhất từ những thay đổi bất thường trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể nhận ra được chúng. Hãy chủ động thăm khám, điều trị sâu răng từ sớm là cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Các giai đoạn sâu răng hình thành ra sao?

Sâu răng là một quá trình dài, diễn tiến thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Nếu quan sát kỹ, bạn hoàn toàn có thể nhận biết được tình trạng sâu răng sớm của bản thân:

  • Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn khởi phát sâu răng. Quan sát kỹ trên bề mặt răng bạn sẽ thấy những đốm trắng màu nâu ngả ố hoặc màu trắng đục. Đây chính là mảng bám và cao răng. Thường ở giai đoạn này, mọi người hay chủ quan trong việc điều trị, vì nghĩ rằng chưa đau răng sẽ chưa có gì nghiêm trọng xảy ra.

  • Giai đoạn 2

Khi cao răng đóng bám càng nhiều sẽ là nơi vi khuẩn trú ngụ và chuyển hóa các axit ăn mòn sâu bên trong chân răng.

Những vùng bị ăn mòn sẽ chuyển thành màu đen. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ cảm nhận răng dễ bị kích ứng hơn khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua…

Sâu răng hình thành qua 4 giai đoạn
Sâu răng hình thành qua 4 giai đoạn
  • Giai đoạn 3

Lỗ sâu sẽ phát triển rộng và sâu hơn, tấn công vào lớp ngà và tủy răng khiến răng bị đau nhức. Tủy răng sẽ bị viêm gây đau nhức âm ỉ nhiều ngày ngay cả khi không ăn nhai, hoạt động. Nếu tình trạng đang giảm hoặc mất đi sau giai đoạn này, có thể tủy răng đã chết, nhưng đôi khi có thể tủy răng đang bị nhiễm trùng lan từ răng ra xương hàm.

  • Giai đoạn 4

Vi khuẩn sẽ ăn tới tủy răng gây viêm và chết tủy. Trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời phần vi khuẩn sẽ tấn công vào các dây thần kinh và xương hàm gây sưng và viêm xương hàm.

Chính vì các giai đoạn sâu răng đều diễn biến tiến dần đều và gây ra các biến chứng nguy hại, bạn cần phải chủ động thăm khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị.

Đường lây truyền bệnh sâu răng do đâu?

Thực tế vẫn chưa có trường hợp nào ghi nhận răng sâu răng là bệnh di truyền. Nhưng điều này không thể khẳng định là sâu răng không di truyền. Các nhà khoa học đã lý giải hiện tượng này đều có tính di truyền và là yếu tố phát sinh liên quan đến sâu răng như:

Sâu răng có lây truyền không?
Sâu răng có lây truyền không?

+ Chất lượng men răng, ngà răng hay cấu trúc của răng là di truyền. Nếu men răng tốt thì khả năng chống sâu răng cao và ngược lại thấp thì rất dễ bị lây nhiễm sâu răng.

+ Cấu trúc răng và độ lồi của mũ răng khi không tốt sẽ kháng khuẩn kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây hư hại răng.

+ Độ rãnh trên bề mặt răng nếu có độ nông sâu sẽ làm cho thức ăn dễ tồn đọng, vi khuẩn thuận lợi phát triển hình thành sâu răng lâu dài.

+ Đối với những trường hợp mẹ bị sâu răng đang cho con bú, tỉ lệ em bé mắc phải sâu răng cũng rất cao vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn thấp nên vi khuẩn sâu răng sẽ dễ dàng xâm nhập.

Khi nào nên gặp bác sĩ thăm khám tình trạng răng?

Ở những người bình thường, khi răng và nướu khỏe mạnh vẫn cần đặt lịch thăm khám nha khoa 4 – 6 tháng/ lần, để làm sạch cao răng. Vì thực tế, cao răng vẫn có thể đóng bám vào răng vì:

Thăm khám răng miệng định kỳ
Thăm khám răng miệng định kỳ
  • Những khu vực răng bên trong bàn chải sẽ không thể làm sạch được.
  • Đang trong quá trình niềng răng khó đảm bảo việc ăn uống không để lại các thực phẩm thừa.
  • Tiền sử bệnh lý răng miệng.

Cơ bản thì việc thăm khám, chăm sóc răng miệng mang tính chất phòng ngừa, bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây sâu răng hay bệnh lý răng miệng khác. Ở những người cao răng hay tích tụ dưới nướu nhiều sẽ cần thăm khám thường xuyên hơn theo chỉ định bác sĩ để làm sạch các mảng bám dưới nướu.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh sâu răng

Nếu nhìn bằng mắt thường đôi khi chỉ phát hiện được các triệu chứng sâu răng ở giai đoạn nghiêm trọng, lúc này các triệu chứng mới biểu hiện ra bên ngoài. Còn ở giai đoạn chớm sâu, thường sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt và chỉ có khi chụp phim mới nhận biết được tình trạng răng đang gặp phải vấn đề nào.

Sâu răng không thể phát hiện bằng mắt thường được
Sâu răng không thể phát hiện bằng mắt thường được

Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh sâu răng bác sĩ sẽ thăm khăm các dấu hiệu răng bị sâu và đặt câu hỏi về tiền sử bệnh lý răng miệng, bạn sẽ được chụp phim X- quang để xác định chi tiết tình trạng sâu răng ở mức độ nào để có phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn hãy yên tâm vì tia phóng xạ khi chụp phim X – quang răng cực kỳ nhỏ, và đây là phương pháp an toàn, hiện đại giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, không gây hại cho cơ thể, ngay cả với phụ nữ mang thai vẫn có thể thực hiện được.

Các biện pháp điều trị bệnh Sâu răng

Dựa vào tình trạng răng miệng thực tế thông qua phim X – quang, bác sĩ sẽ khuyến cáo các phương pháp điều trị phù hợp giúp điều trị sâu răng tận gốc. Thông thường các cách trị sâu răng phổ biến sẽ gồm:

  • Tái khoáng răng

Khi mới chớm sâu răng, vi khuẩn chỉ mới gây tổn thương lớp men răng và xuất hiện các đốm trắng ngà thì ngăn chặn sâu răng ở giai đoạn này rất hiệu quả bằng giải pháp tái khoáng.

Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Các nha sĩ sẽ dùng hỗn hợp dung dịch nha khoa như calcium, phosphate, fluoride… để trám vào vị trí răng sâu từ đó ngăn chặn vi khuẩn sâu răng tiến triển.

  • Trám răng thẩm mỹ Composite

Khi sâu răng xuất hiện các lỗ hỏng nhỏ, răng chảy máu ít, triệu chứng ê buốt không quá nghiêm trọng hãy nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và hàn trám răng, đây là giải pháp hợp lý để loại sạch các mô răng viêm nhiễm, tái tạo lại phần men răng đã mất.

Hàn trám răng Composite thẩm mỹ cao
Hàn trám răng Composite thẩm mỹ cao
  • Điều trị tủy răng

Khi tủy răng của bệnh nhân đã bị phá hủy nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm tủy để bảo tồn răng thật và ngăn chặn các cơn đau xảy ra.

Sau khi làm sạch phần tủy và chèn tủy nhân tạo vào để thay thế ổn định cấu trúc răng, trám bít ổng tủy. Bạn cần được bọc răng sứ để bảo vệ răng khỏi sự tấn công trở lại của vi khuẩn.

Điều trị bảo tồn răng sau chữa tủy cần thiết
Điều trị bảo tồn răng sau chữa tủy cần thiết

Trong trường hợp nướu sát chân răng xuất hiện những vết mủ, bệnh nhân sẽ được rạch áp xe, hút bỏ phần mủ và vi khuẩn trước khi điều trị tủy, sau đó trám răng và bọc răng sứ tùy theo từng tình trạng hư hại của răng.

Trường hợp xấu nhất, tủy viêm không thể điều trị được nữa, có nguy cơ lan rộng xuống xương hàm các răng lân cận, bác sĩ sẽ cân nhắc việc nhổ răng và  áp dụng phương pháp trồng răng giả hiện đại Cấy Ghép Implant để hồi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng.

Qua đó, có thể thấy sâu răng có diễn biến rất phức tạp và khó để nhận biết sớm trong thời gian đầu, nên những người bệnh chủ quan sẽ bỏ qua giai đoạn điều trị hiệu quả nhất.

Vì vậy, hãy cố gắng theo dõi các dấu hiệu bất thường trên răng, nếu có những nghi ngờ về dấu hiệu bệnh hãy đến ngay các nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh phù hợp.

Phòng ngừa bệnh sâu răng thế nào cho hiệu quả?

Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh sâu răng, chúng ta cần trang bị những kiến thức phòng tránh lây nhiễm bệnh cần thiết:

  • Chăm sóc răng đúng cách

Cần chăm sóc răng đúng và đủ trong ngày, sau các bữa ăn. Bạn cần chọn cho mình loại bàn chải thích hợp, lông mềm để tránh làm tổn thương men răng. Cùng với đó là loại kem đánh răng chứa lượng fluoride ngăn ngừa sâu răng tốt hơn.

Chải răng nhẹ nhàng
Chải răng nhẹ nhàng

Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa với nước muối rất cần thiết để bảo vệ răng lợi chắc khỏe, ngăn chặn các mảng bám hình thành.

  • Có chế độ dinh dưỡng hơp lý

Bắt nguồn sâu răng chính là vi khuẩn và các chất ngọt đến từ thực phẩm. Vì vậy, hãy giảm tỉ lệ đường nạp vào cơ thể sẽ tốt cho việc phòng ngừa sâu răng.

Hãy chọn lựa những thực phẩm tốt cho răng đến từ rau củ quả, bắp cải, bí xanh, bí đỏ, rau diếp,… đều giúp làm sạch các mảng bám trên răng, ngăn ngừa sâu răng hình thành.

Nếu vô tình dùng phải các thực phẩm gây sâu răng bạn có thể dùng xen kẽ các loại thực phẩm trung hòa giúp làm sạch răng miệng nhanh chóng. Nên nhớ hãy hạn chế tối đa các loại thức uống chứa cồn, cafein hay nước ngọt có gas để tránh bị ăn mòn răng.

  • Phòng ngừa lây nhiễm chéo

Để tránh sự lây nhiễm xảy ra, chúng ta không nên dùng chung bàn chải với người bị bệnh. Ngoài ra, nên cung cấp chế độ ăn riêng cho từng người, hạn chế những đồ ăn dùng chung, nên dùng dụng cụ lấy thực phẩm chung. Người lớn không nên dùng thức ăn của mình để mớm cho trẻ.

Có chế độ dinh dưỡng hơp lý

  • Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Việc theo dõi răng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hại và ngăn chặn kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể phòng ngừa sâu răng hiệu quả khi áp dụng các giải pháp phòng tránh chuyên sâu với tái khoáng, trám răng phòng ngừa…

Qua đó, có thể thấy được sâu răng là căn bệnh rất phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Do đó, việc kiểm tra răng miệng thường xuyên, có thể giúp bạn xác định mức độ sâu răng và các tình trạng răng miệng khác trước khi chúng gây ra các triệu chứng đáng lo ngại và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời