Niềng răng có đau không là mối bận tâm của rất nhiều bệnh nhân trước khi quyết định thực hiện chỉnh nha. Bởi hiện nay trên các trang mạng, diễn đàn sẽ dễ gặp nhiều ý kiến khác nhau như: niềng răng không đau, có người lại cho rằng niềng răng vô cùng đau, một số người cần phải tốn thời gian để dần quen với việc đeo khí cụ,…. Vậy thực chất niềng răng có thực đáng sợ như bạn vẫn nghĩ không, đau nhất vào giai đoạn nào?
Niềng răng có đau không?
Sự thật thì quá trình gắn hệ thống khí cụ chỉnh nha như: mắc cài, dây cung, khay niềng lên răng sẽ hoàn toàn không gây cảm giác đau. Bệnh nhân chỉ sẽ cảm thấy có phần lạ lẫm và hơi vướng víu, khó chịu đôi chút.
Ở mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh lực kéo phù hợp để răng dịch chuyển đúng liệu trình. Lực kéo chỉnh này sẽ giúp răng dịch chuyển từng chút một nên sẽ không làm cho răng bị đau nhức quá mức chịu đựng.
Khi răng dịch chuyển đến đâu thì xương hàm cũng sẽ ổn định đến đó. Đồng thời, không có bất cứ thao tác xâm lấn hay tác động mạnh nào lên cấu trúc răng nên cảm giác đau nhức dữ dội hầu như không xảy ra.
Cảm giác ê nhẹ và khó chịu có thể xuất hiện trong những ngày đầu khi đeo niềng răng. Tuy nhiên, điều này hết sức bình thường vì lúc này răng đang bắt đầu có sự dịch chuyển và bệnh nhân cũng chưa quen với việc đeo niềng răng. Chỉ sau một thời gian ngắn bệnh nhân sẽ quen dần và không còn thấy khó chịu nữa.
Trong quá trình đeo khí cụ chỉnh nha, bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi cảm giác vướng víu, cộm cấn khó chịu nên có thể gặp đôi chút trở ngại khi ăn uống, giao tiếp và vệ sinh răng miệng.
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc, ăn uống, vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này sẽ góp phần giảm tối đa các triệu chứng ê nhức, khó chịu và bệnh nhân cũng sẽ dần quen với việc đeo khí cụ, thoải mái cười nói và ăn nhai tự nhiên hơn.
Niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào?
Như đã chia sẻ ở phần trên, niềng răng nếu có cảm giác khó chịu, ê đau thường xảy ra ở giai đoạn đầu. Mức độ ê đau ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.
Cảm giác đau nhức, khó chịu cũng có thể khác nhau ở từng giai đoạn như:
1. Giai đoạn: Gắn chun tách kẽ
Qua các khảo sát cho thấy giai đoạn gắn chun tách kẽ có thể khiến cho bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức rất khó chịu.
Đây là công đoạn đầu tiên trước khi tiến hành gắn khí cụ chỉnh nha. Bác sĩ sẽ đặt chun tách kẽ vào kẽ hở của hai răng. Mục đích là để nới rộng khoảng trống giúp các răng dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí trong quá trình niềng răng.
Với kích thước cố định nên chun tách kẽ sẽ tạo lực ép liên tục để cho răng phải di chuyển nhanh chóng đến khi có khoảng hở. Vì vậy, cảm giác đau nhức, khó chịu khi gắn chun tách kẽ thường diễn ra dữ dội hơn so với khi siết dây cung.
Cảm giác ê đau này sẽ diễn ra khoảng vài ngày rồi dần hết.
2. Giai đoạn: Nhổ răng
Trên thực tế, không phải bất cứ trường hợp nào khi niềng răng cũng đều phải nhổ răng. Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khi niềng để tạo khoảng trống phù hợp. Thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê trước nên bệnh nhân sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau trong suốt quá trình nhổ răng.
Khi thuốc tê hết tác dụng bệnh nhân chỉ thấy hơi ê đôi chút và sẽ nhanh chóng khỏi sau một thời gian ngắn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để bệnh nhân sử dụng nên sẽ hoàn toàn không gây ra cảm giác quá đau đớn như nhiều người vẫn lo sợ.
3. Giai đoạn: Gắn mắc cài, dây cung
Quá trình bác sĩ gắn mắc cài, dây cung lên răng hoàn toàn không gây cảm giác đau gì cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, sau khi gắn khí cụ được vài tiếng bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy xuất hiện cơn đau ê do dây cung bắt đầu tác động lực lên mắc cài để kéo chỉnh răng dần dịch chuyển.
Đồng thời ở giai đoạn này, các bộ phận như môi, nướu, lưỡi, má chưa kịp thích nghi với khí cụ chỉnh nha nên có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu, cộm cấn trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày.
Nhưng chỉ sau vài tuần bệnh nhân sẽ thấy quen dần với việc đeo niềng răng và không còn thấy đau ê nữa, việc ăn nhai, vệ sinh răng cũng như giao tiếp cũng trở nên thoải mái hơn.
4. Giai đoạn: Siết chặt dây cung
Sau khi đeo khí cụ chỉnh nha, bệnh nhân sẽ cần đến nha khoa tái khám định kỳ mỗi tháng theo lịch hẹn của bác sĩ. Qua mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh lực kéo của dây cung để các răng dịch chuyển dần dần theo đúng phác đồ đã lập ra.
Việc điều chỉnh lực siết của dây cung có thể sẽ gây cảm giác đau nhức nhẹ. Nếu tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh lại lực kéo phù hợp hơn. Khi lực kéo chỉnh phù hợp bạn sẽ gần như không có cảm giác đau hay khó chịu gì nhiều.
Giảm đau khi niềng răng bằng cách nào?
Để giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu khi niềng răng bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng qua một số cách đơn giản dưới đây:
1. Túi chườm lạnh
Mỗi khi có cảm giác đau khi niềng răng bệnh nhân có thể dùng túi chườm lạnh đặt áp sát vào vùng má xung quanh khu vực răng bị đau nhức, ê buốt. Hơi lạnh từ túi chườm tỏa ra có thể xoa dịu nhanh chóng cơn đau này giúp bệnh nhân cảm thấy dần dễ chịu hơn.
2. Chườm ấm
Khi có những cơn đau ở lợi và khu vực xung quanh hàm thì có thể dùng miếng dán ấm để giảm đau nhanh.
Nếu như không có miếng dán ấm bạn có thể dùng khăn bông đã được nhúng nước ấm để đắp vào khu vực bị đau sẽ thấy thuyên giảm triệu chứng khó chịu đáng kể.
3. Súc miệng bằng nước muối ấm
Đối với bệnh nhân khi đeo niềng răng rất dễ gặp phải tình trạng cọ sát mắc cài gây trầy xước, lở loét vùng môi, má, nướu, lưỡi. Trong những lúc như thế này có thể dùng nước muối ấm để ngậm và súc miệng sẽ giúp sát khuẩn vết thương, tránh nhiễm trùng và giảm cơn đau nhức.
4. Massage nướu răng của bạn
Cũng tương tự như các vấn đề đau nhức ở cơ thể, các cơn đau nhức răng nướu cũng sẽ được xoa dịu bằng cách massage.
Bệnh nhân có thể dùng ngón tay để xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng nướu răng để các mô được thư giãn, thoải mái. Từ đó có thể giảm được các cơn đau khá tốt.
5. Bôi sáp nha khoa
Khi đeo niềng răng sẽ khó tránh khỏi việc cọ sát mắc cài làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Khi đó bệnh nhân có thể sử dụng sáp nha khoa để bọc lại các phần có thể làm tổn thương đến mô mềm.
6. Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, nếu triệu chứng đau nhức, ê buốt kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm thậm chí có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Lúc này bệnh nhân có thể liên hệ gặp bác sĩ để được giúp đỡ, chỉ định dùng thuốc giảm đau phù hợp sẽ thấy thoải mái hơn.
Hãy lưu ý tuyệt đối không được tự dùng thuốc mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ để tránh tối đa các tác dụng phụ hay tác hại nguy hiểm có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe một cách tốt nhất.
Cần làm gì để hạn chế những cơn đau sau niềng răng?
Để hạn chế những cơn đau sau niềng răng tốt hơn hết bệnh nhân cần phải xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp cùng với việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách như sau:
1. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách
- Hãy ưu tiên chọn bàn chải đánh răng chuyên dụng cho răng niềng có sợi lông mảnh mềm, kích cỡ nhỏ gọn để dễ dàng di chuyển trong mọi ngóc ngách của răng để làm sạch tốt hơn.
- Ngoài ra, trong thời gian đeo niềng thì không thể thiếu vật dụng cần thiết đó là bàn chải kẽ để tăng khả năng làm sạch vùng kẽ răng nơi tiếp nối giữa mắc cài và chân răng.
- Chải răng đều đặn 2 – 3 lần trên ngày đặc biệt là sau khi ăn. Đồng thời thay mới bàn chải thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ nhiều gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Trong quá trình chải răng nên chú ý dùng lực vừa phải, không được chải theo chiều ngang hay chải quá mạnh sẽ rất dễ làm tổn thương răng, nướu, nguy cơ bung tuột mắc cài làm ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn kẹt lại trên các kẽ răng.
- Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluor để bảo vệ răng luôn chắc khỏe.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đầu tư thêm máy xịt tăm nước để loại bỏ sạch sẽ các mảng bám li ti, vi khuẩn còn tích tụ ở kẽ răng, mắc cài, tăng khả năng làm sạch tối ưu. Đồng thời, máy xịt tăm nước cũng có tác dụng massage nướu, giúp nướu săn chắc, khỏe mạnh hơn.
- Riêng đối với các khay niềng trong suốt bệnh nhân có thể tháo lắp dễ dàng để vệ sinh răng miệng và khay niềng theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất trong quá trình chỉnh nha.
2. Chế độ ăn uống khoa học khi niềng răng
Để xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học khi niềng răng bệnh nhân cần phải dựa trên nguyên tác sau đây:
- Thực phẩm được chế biến mềm – lỏng – dễ nhai nuốt để không sử dụng lực nhai nhiều, tránh làm bung bậc mắc cài, dây cung.
- Thực phẩm ít mảnh vụn để không bị giắt thức ăn thừa vào mắc cài rất khó vệ sinh sạch sẽ, giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để không bị sụt cân, hóp má trong suốt thời gian chỉnh nha.
- Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân cần kiêng dùng các thực phẩm quá cứng, quá dai, nhiều đường, nhiều axit để không gây những ảnh hưởng không tốt cho quá trình các răng đang dịch chuyển.
- Chỉ nên tập trung ưu tiên cho các món mềm, lỏng như cháo, súp, các loại canh hầm,… Tăng cường rau xanh, trái cây tươi được cắt nhỏ, hấp, luộc, xay sinh tố hoặc ép lấy nước để dùng sẽ rất tốt cho sức khỏe và răng miệng.
Trên đây là những thông tin lý giải vấn đề niềng răng có đau không. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ niềng răng chỉnh nha hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, nhanh chóng. Hoặc cũng có thể đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.