Nhổ răng có đau không? Chăm sóc sau khi nhổ răng

Nhổ răng có đau không và nên nhổ răng trong trường hợp nào để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Hãy cũng tìm hiểu các lưu ý và quy trình điều trị nhổ răng sau đây nếu bạn đang có ý định thực hiện nhổ răng.

Nhổ răng có đau không?
Nhổ răng có đau không?

Nhổ răng có đau không?

So với các phương pháp nhổ răng thông thường dùng các dụng cụ kìm kẹp, bẩy để lấy ra khỏi ô xương răng, hay phải tách nướu, cắt nướu…. những thủ thuật này đôi khi sẽ gây ám ảnh tâm lý, làm bệnh nhân lo lắng và không muốn điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng công nghệ nhổ răng hiện đại với sóng siêu âm đã kiểm soát được tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng hơn.

Khi thực hiện nhổ răng tại các nha khoa uy tín, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ nhổ răng nhẹ nhàng nhất:

Vì sao nhổ răng không đau?
Vì sao nhổ răng không đau?
  • Bác sĩ thực hiện nhẹ nhàng, linh hoạt

Tay nghề bác sĩ điều trị giàu kinh nghiệm sẽ xử lý linh hoạt được mọi tình huống phát sinh khi nhổ răng. Bạn không cần lo lắng nhổ răng có đau không khi trường hợp này chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút/ răng.

  • Liều lượng thuốc tê

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm cho bệnh nhân liều lượn thuốc tê cục bộ lên vị trí cần nhổ. Sau đó, các tổ chức nha chu gồm nướu, mô mềm quanh răng sẽ mất cảm giác trong khi bác sĩ thực hiện các thao tác nhổ răng.

Thuốc tê thường sẽ có tác dụng khoảng 1h30 – 2h00 đồng hồ. Lúc này thuốc tê sẽ hết tác dụng, lúc đó các cơn đau sẽ xuất hiện dần.

  • Thuốc giảm đau tại nhà

Sau khi thực hiện nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy cơ địa mình đau nhức, nhưng sau đó bác sĩ sẽ kê cho bạn các toa thuốc giảm đau, kháng viêm tại nhà. Loại thuốc này sẽ giúp giảm đau nhanh chóng từ 2 – 3 ngày sau đó.

Tùy thuộc sức chịa đựng, cơ địa của từng người mà mức độ đau cảm nhận sẽ khác nhau. Có người cảm thấy đau nhiều nhưng cũng có người không thấy khó chịu gì sau khi nhổ răng.

Chỉ định nhổ răng khi nào?

Thường thì trong các thủ thuật nha khoa khi điều trị đều cố gắng bảo tồn răng thật tốt nhất có thể. Những buộc phải nhổ bỏ răng nếu rơi vào các tình huống:

Chỉ định nhổ răng khi nào?
Chỉ định nhổ răng khi nào?
  • Răng mắc bệnh lý nghiêm trọng

Tình trạng sâu răng, viêm tủy, áp xe chân răng nặng,.. có nguy cơ ảnh hưởng các răng xung quanh sẽ buộc phải nhổ bỏ răng nhằm phòng ngừa các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

  • Chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống niềng răng chỉnh nha

Nhiều trường hợp niềng răng chỉnh nha tạo hình các răng trên cung hàm cần phải nhổ bỏ các răng 4 hoặc răng khôn để kéo các răng di chuyển theo phác đồ điều trị.

  • Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Răng khôn là những răng mọc cuối cung hàm, đôi khi răng mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, có nguy cơ sâu răn, viêm tủy lan sang các răng lân cận. Lúc này việc nhổ bỏ răng sẽ được khuyến cáo thực hiện càng sớm càng tốt.

Một số trường hợp không nên nhổ răng

Bên cạnh những trường hợp chỉ định nhổ răng thì không phải ai cũng áp dụng được. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, điển hình các trường hợp không nên nhổ răng như sau:

Phụ nữ mang thai không nên nhổ răng
Phụ nữ mang thai không nên nhổ răng
  • Người mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường, bệnh lý mãn tính ung thư, rối loạn đông máu.
  • Nhiễm trùng chân răng đang trong giai đoạn điều trị.
  • Người vừa khỏi bệnh cảm sốt, đề kháng yếu.
  • Phụ nữ đang mang thai giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Người nhiễm HIV/AIDS.

Nhổ răng là phương pháp ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm, có thể xâm lấn nặng gây sưng đau, chảy máu trong nhiều trường hợp. Nên bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc các trường hợp cần thiết nhổ răng sau đó.

Nhổ răng nguy hiểm không?

Có thể thấy rằng sự phát triển của y học hiện đại đã nâng cấp các phương pháp, công nghệ nhổ răng với các bước sóng siêu âm an toàn, nhẹ nhàng bóc tách, nhổ răng nhẹ nhàng hơn, không gây ra nguy hiểm nào.

Nhổ răng nguy hiểm không?
Nhổ răng nguy hiểm không?

Hơn nữa, trước khi thực hiện nhổ răng, các bác sĩ đã tiêm tê cho bệnh nhân, hạn chế các cơn đau xảy ra. Tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tỉ mỉ trong từng thao tác, tránh tác động đến dây thần kinh hay biến chứng cho người thực hiện về sau.

Hơn nữa, nếu các răng hàm có vấn đề cần thực hiện nhổ bỏ sẽ được khuyến cáo trồng lại sau đó, giúp tái tạo chức năng ăn nhai như ban đầu, đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn.

Quy trình nhổ răng thực hiện như thế nào?

Muốn đảm bảo quá trình điều trị nhổ răng diễn ra tốt nhất cần phải thực hiện tốt các thao tác điều trị. Thông thường, các thao tác nhổ răng tại các trung tâm nha khoa uy tín diễn ra theo các bước sau:

+ Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Giai đoạn đầu tiên cần phải thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể xem tình trạng của khách hàng đang gặp phải vấn đề gì.

Nếu chân răng còn chắc khỏe sẽ được giữ lại để bọc răng sứ, còn nếu trường hợp răng bị tổn thương nặng cần chỉ định nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, tư vấn các mức giá chi phí cho bệnh nhân.

+ Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân rồi thực hiện gây tê tại chỗ vùng thần kinh ống răng dưới. Bước này sẽ giúp giảm các cảm giác đau nhức khi thực hiện, giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Quy trình nhổ răng tại nha khoa uy tín
Quy trình nhổ răng tại nha khoa uy tín

+ Bước 3: Tiến hành rạch lợi và nhổ răng

Sau khi gây tê, nha sĩ sẽ tiến hành rạch lợi để mở xương vị trí răng cần nhổ, có thể dùng tay khoan nhanh hoặc các công nghệ nhổ răng hiện đại với các bước sóng siêu âm tân tiến. Cuối cùng bẩy chiếc răng lên hoặc cắt dọc thân răng để lấy ra từng phần.

Kết thúc quá trình sẽ khâu may vết thương lại và cho bệnh nhân cắn gạc để giúp hỗ trợ thao tác cầm máu.

+ Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc và hẹn lịch tái khám

Bạn sẽ được bác sĩ kê cho toa thuốc kháng sinh, giảm sưng đau tại nhà và hướng dẫn các cách chăm sóc răng khoa học. Hãy tái khám cắt chỉ 1 tuần sau đó nhằm kiểm tra sức khỏe răng miệng, tầm soát các biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

Như vậy với vấn đề nhổ răng có đau không sẽ phụ thuộc phần lớn vào tay nghề bác sĩ lẫn công nghệ điều trị mà bạn được thực hiện. Trường hợp nhổ răng nên được bác sĩ chỉ định nếu cần thiết nhổ bỏ bạn phải sớm trồng lại các răng đã mất sẽ đảm bảo tốt hơn về sau.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời