Cười hở lợi phải làm sao? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Cười hở lợi mặc dù không phải là tình trạng bệnh lý nhưng chúng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là những trường hợp cười hở lợi quá mức. Vậy tại sao lại bị cười hở lợi? Cười hở lợi phải làm sao để khắc phục?

Cười hở lợi phải làm sao?
Cười hở lợi phải làm sao?

Phân loại cười hở lợi

Cười hở lợi còn gọi là cười lộ nướu. Đây là tình trạng mà khi cười, phần lợi ở chân răng lộ ra quá nhiều, tức khoảng cách từ viền môi trên đến chân răng vượt quá 3mm.

Trên góc độ sinh học, cười hở lợi không phải là bệnh lý, chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ đây được xem là khuyết điểm khiến bạn trở nên thiếu tự tin.

Tình trạng cười hở lợi được chia thành 4 mức độ, cụ thể:

Cười hở lợi nhẹ: Là trường hợp khi cười, nướu của bạn lộ khoảng 3 – 4mm, ít hơn 1/4 chiều dài của răng.

Cười hở lợi trung bình: Khi cười, phần lợi sẽ lộ khoảng 4mm – 7mm tính từ vị trí chân răng đến đường viền ở môi (nhỏ hơn so với 1/2 chiều dài của chiếc răng).

Cười hở lợi nặng: Là phần lợi lộ dài hơn so với 1/2 chiều dài của răng, nằm trong khoảng từ >7mm – 8mm.

Cười hở lợi nghiêm trọng: Phần lợi lộ ra ngoài nhiều hơn so với chiều dài của thân răng.

Cười hở lợi được chia làm 4 mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng
Cười hở lợi được chia làm 4 mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng

Nguyên nhân gây cười ở lợi

Tình trạng cười hở lợi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Do sự phát triển của răng

Trong quá trình phát triển, nếu độ dài của răng quá ngắn sẽ tạo ra sự bất đối xứng giữa chiều cao của răng và lợi. Từ đó khi cười, môi kéo lên sẽ khiến lợi hở ra. Môi kéo càng cao thì lợi hở ra càng nhiều.

Cấu trúc xương hàm

Khi vùng xương hàm ở trên phát triển quá mức sẽ khiến toàn bộ vùng hàm bị đẩy ra ngoài trong lúc cười, thậm chí là nói chuyện. Tình trạng này thường kết hợp với hô vẩu, đây mà một dạng sai khớp cắn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Cười hở lợi do xương hàm trên phát triển quá mức
Cười hở lợi do xương hàm trên phát triển quá mức

Khiếm khuyết ở môi

Môi bị dị tật bẩm sinh, chiều dài từ môi đến cánh mũi ngắn hoặc chấn thương sau tai nạn, phẫu thuật,… cũng là tác nhân khiến lợi lộ ra nhiều khi cười.

Do nướu

Trường hợp nướu phát triển bất thường do bẩm sinh hoặc phì đại do bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cười hở lợi.

Tế bào mô nướu phát triển quá mức cũng là nguyên nhân gây cười hở lợi
Tế bào mô nướu phát triển quá mức cũng là nguyên nhân gây cười hở lợi

Các biện pháp chữa cười hở lợi

Hiện nay, biện pháp chữa cười hở lợi có rất nhiều, tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cho phù hợp. Một số phương pháp khắc phục cười hở lợi mà bạn có thể tham khảo như:

Tiêm thuốc giãn cơ

Kỹ thuật tiêm hoạt chất này thường được áp dụng cho những trường hợp cơ môi kéo quá mạnh khi cười. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giãn cơ chứa lượng protein cho phép nhằm giảm trường lực cơ môi trên, khắc phục tình trạng cơ kéo quá mạnh khi cười.

Niềng răng

Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp khớp cắn sâu khiến lợi bị hở ra nhiều khi cười.

Bằng lực kéo của các khí cụ chỉnh nha, không chỉ răng được dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn mà còn giảm khoảng cách từ viền môi đến chân răng, từ đó khắc phục tình trạng cười hở lợi. Trong một số trường hợp có thể kết hợp niềng răng với phẫu thuật hàm.

Niềng răng giúp cải thiện tình trạng cười hở lợi
Niềng răng giúp cải thiện tình trạng cười hở lợi

Phẫu thuật xương hàm

Nếu khung xương hàm phát triển quá mạnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật xương hàm. Kỹ thuật này tương đối phức tạp, bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương hàm, đẩy chúng lùi vào bên trong giúp cân đối với hàm dưới và tổng thể gương mặt, sau đó cố định bằng vít.

Trong trường hợp xương ổ răng quá dày khiến nướu lộ ra nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định mài mặt ngoài hoặc ít bờ viền của xương ổ răng.

Phẫu thuật cắt nướu

Trường hợp tế bào mô nướu phát triển quá mức, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt nướu giúp kéo dài thân răng. Một vài trường hợp có thể sẽ kết hợp giữa phẫu thuật cắt nướu với chỉnh nha hoặc mài xương ổ răng.

Phẫu thuật cắt nướu là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng cười hở lợi
Phẫu thuật cắt nướu là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng cười hở lợi

Chế độ ăn sau khi điều trị phẫu thuật cười hở lợi

Sau khi thực hiện phẫu thuật cười hở lợi, chế độ dinh dưỡng hằng ngày quyết định rất lớn đến thời gian lành thương, do đó bạn cần cân nhắc việc sử dụng thực phẩm hằng ngày:

Những thực phẩm nên ăn

Ưu tiên những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, ngũ cốc, phở,…

Bổ sung những loại rau xanh có khả năng hỗ trợ làm lành vết thương nhanh như rau ngót, rau má, rau chùm ngây,…

Tăng cường các loại nước ép trái cây có tính mát và giàu vitamin như cam, dâu tây, cà rốt, cà chua, dưa lưới,…

Bổ sung các loại nước ép giàu vitamin có lợi cho nướu
Bổ sung các loại nước ép giàu vitamin có lợi cho nướu

Uống nhiều nước lọc. Đặc biệt, bạn nên uống nhiều sữa và ăn nhiều sữa chua vì thực phẩm này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn chứa nhiều lợi khuẩn giúp làm lành thương nhanh.

Khi chế biến món ăn, bạn có thể cho thêm nghệ tươi. Nguyên liệu này có chứa thành phần kháng viêm, ngăn chặn hình thành sẹo lồi và rút ngắn thời gian lành thương.

Những thực phẩm kiêng ăn

Tránh những thực phẩm có tính cay nóng vì chúng khiến vết thương bị kích thích và lâu lành.

Hạn chế những đồ quá cứng, quá dai cần lực nhai lớn gây tác động đến vết thương.

Trong những ngày đầu, bạn không nên ăn hải sản, rau muống, thịt bò,… vì những thực phẩm này có khả năng gây sẹo lồi hoặc bị thâm đen.

Kiêng những món ăn làm từ nếp như xôi, chè, bánh tét,… vì có xu hướng làm vết thương mưng mủ, nhiễm trùng.

Tuyệt đối không được hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê,…

Tránh sử dụng thuốc lá và các chất kích thích
Tránh sử dụng thuốc lá và các chất kích thích

Lưu ý sau khi phẫu thuật cười hở lợi

Sau khi phẫu thuật cắt lợi, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn ngậm gạc để cầm máu. Thời gian cầm máu từng người sẽ khác nhau, tuy nhiên bạn cần ngậm ít nhất khoảng 30 phút.

Thông thường, sau khi phẫu thuật cắt lợi máu sẽ chảy rỉ rả, bám vào vùng cổ răng, đây là tình trạng phổ biến nên bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp máu chảy ồ ạt và không có dấu hiệu ngừng, bạn nên quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra.

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa được bác sĩ kê đơn hoặc dùng nhiều hơn số lượng cho phép.

Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Thời gian này, cục máu đông cũng bắt đầu hình thành, chúng có tác dụng hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn nên bạn không được tự ý bóc ra.

Súc miệng nhẹ nhàng, khi chải răng tránh chải vào vết thương, hạn chế tình trạng khạc nhổ.

Nếu thấy vết thương có những dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài, có mủ, sưng đau nhiều ngày, bạn nên nhanh chóng quay lại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục.

Cười hở lợi mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ nụ cười, khiến bạn trở nên tự ti và ngại giao tiếp. Muốn khắc phục tình trạng này, bạn hãy đến nha khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp phù hợp nhé.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời