Bé mọc răng khểnh khi nào? Dấu hiệu mọc răng khểnh

Răng khểnh trên thực tế là chiếc răng nanh mọc lệch. Vậy nguyên nhân tại sao dẫn đến tình trạng mọc răng khểnh? Răng khểnh có nên nhổ hay không và nhổ răng khểnh có gây nguy hiểm? Dấu hiệu mọc răng khểnh là gì? Cùng Soradental.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bé mọc răng khểnh khi nào? Dấu hiệu nhận biết
Bé mọc răng khểnh khi nào? Dấu hiệu nhận biết

Bé mọc răng khểnh khi nào?

Răng nanh sữa là chiếc răng mọc lên khi bé được 16 – 19 tháng tuổi. Nhóm răng này nằm ở vị trí giữa răng cửa và răng hàm. Cùng với những chiếc răng khác, răng nanh giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và giúp xương hàm phát triển ổn định.

Sau một khoảng thời gian, chiếc răng nanh sữa sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng nanh vĩnh viễn. Chiếc răng nanh vĩnh viễn được thay trong khoảng thời gian từ 10 – 12 tuổi.

Tuy nhiên, thay vì mọc thẳng, mọc cùng hướng với các răng khác, chúng lại mọc lệch, mọc chìa ra bên ngoài hoặc chen chúc với răng cửa, răng hàm. Lúc này người ta gọi là răng khểnh. Lưu ý, chỉ có răng nanh hàm trên mọc lệch mới được gọi là răng khểnh.

Bé mọc răng khểnh trong giai đoạn thay răng nanh sữa bằng răng nanh vĩnh viễn
Bé mọc răng khểnh trong giai đoạn thay răng nanh sữa bằng răng nanh vĩnh viễn

Dấu hiệu mọc răng khểnh như thế nào?

Thông thường, nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây thì khả năng mọc răng khểnh rất cao:

– Răng sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn khiến răng vĩnh viễn không đủ không gian để mọc lên, gây tình trạng chen chúc, xô đẩy và hình thành răng khểnh.

– Cung hàm quá hẹp không đủ chỗ cho các răng mọc lên. Đồng thời răng nanh là nhóm răng thay gần cuối, không còn chỗ trống nên phải mọc trồi lên phía trên.

– Kích thước của các răng khác quá lớn, nhất là răng cửa, sẽ chiếm hết vị trí của răng nanh.

Kích thước răng cửa lớn chiếm vị trí của răng nanh
Kích thước răng cửa lớn chiếm vị trí của răng nanh

– Ngoài ra, nếu răng nanh sữa bị khểnh thì răng nanh vĩnh viễn mọc lên cũng có nguy cơ cao bị khểnh.

Nguyên nhân dẫn đến mọc răng khểnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc răng khểnh, trong đó phổ biến nhất là những yếu tố sau:

Do di truyền: Những yếu tố trên gương mặt, trong đó đặc biệt là răng miệng thường mang tính di truyền. Trường hợp răng khểnh đã xuất hiện từ thế hệ trước trong gia đình (ông bà, cha mẹ) thì con cháu sinh ra cũng có khả năng mang đặc điểm này.

Do thói quen xấu lúc còn nhỏ: Nghiến răng vào ban đêm, dùng lưỡi đẩy, lấy tay đè lên khi răng đang mọc hoặc thói quen bú bình, ngậm ti giả trong thời gian dài,… Những tác động này đều gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng, khiến chúng mọc không đúng hướng.

Ngậm ti giả trong thời gian dài cũng là nguyên nhân mọc răng khểnh
Ngậm ti giả trong thời gian dài cũng là nguyên nhân mọc răng khểnh

Sự chen lấn trong quá trình mọc răng: Khi con đang ở tuổi thay răng nhưng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên sẽ gây nên tình trạng chen chúc. Răng nanh không đủ khoảng trống để mọc thẳng nên phải mọc chếch lên trên và hình thành răng khểnh.

Ngoài ra, trường hợp cung hàm của bé quá nhỏ trong khi kích thước các răng vĩnh viễn lớn, không đủ chỗ cho răng nanh mọc thẳng, khiến chúng trồi lên và hình thành răng khểnh.

Có nên nhổ răng khểnh hay không?

Theo quan niệm dân gian, người sở hữu chiếc răng khểnh thường là những người cởi mở, thân thiện và có sự duyên dáng, thu hút đến bất ngờ.

Trong khi đó, theo các chuyên gia về nha khoa, răng khểnh thực tế là chiếc răng nanh mọc lệch. Được hiểu là một dạng sai lệch về răng và khớp cắn.

Trong trường hợp răng khểnh mọc nhưng không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, thẩm mỹ thì không cần nhổ bỏ. Thay vào đó, bạn cần có phương pháp chăm sóc, vệ sinh hợp lý, khoa học để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Răng khểnh đẹp, không gây cản trở việc ăn uống thì không cần nhổ bỏ
Răng khểnh đẹp, không gây cản trở việc ăn uống thì không cần nhổ bỏ

Ngược lại, trường hợp răng khểnh mọc cách xa cung hàm, kích thước không cân đối với các răng còn lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng, đặc biệt còn không thể tham gia vào quá trình ăn nhai. Để khắc phục tình trạng này, niềng răng và bọc răng sứ được xem là giải pháp khắc phục an toàn và hiệu quả.

+ Bọc răng sứ: Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiến hành mài đi một lớp men răng bên ngoài, sau đó bọc mão sứ lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng và không mất nhiều chi phí. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp cải thiện tình trạng răng khểnh nhẹ. Còn với những trường hợp răng khểnh mọc khá xa cung hàm thì không thể thực hiện.

Bọc răng sứ cải thiện tình trạng răng khểnh
Bọc răng sứ cải thiện tình trạng răng khểnh

+ Niềng răng: Có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp răng khểnh. Nhờ vào lực kéo từ khí cụ cũng như quá trình điều chỉnh của nha sĩ mà chiếc răng khểnh dịch chuyển về vị trí ngay ngắn trên cung hàm.

Ưu điểm của chúng là bảo tồn răng thật tối đa. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian và chi phí thực hiện cũng cao hơn so với bọc răng sứ.

Niềng răng khắc phục răng khểnh
Niềng răng khắc phục răng khểnh

Việc nhổ bỏ răng khểnh được chỉ định thực hiện khi chúng mắc các bệnh lý không thể điều trị được như sâu răng, viêm tủy và có nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh.

Vì vậy, có nên nhổ bỏ răng khểnh hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Trong đó, việc sử dụng các phương pháp điều chỉnh nha khoa được ưu tiên lựa chọn hơn cả nhằm bảo tồn răng thật tối đa.

Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ngay từ ban đầu, trong điều trị nha khoa, việc bảo tồn răng thật luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếc răng khểnh mắc các bệnh lý không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Việc nhổ chiếc răng khểnh trong thời điểm này có ý nghĩa rất lớn, giúp ngăn ngừa tình trạng biến chứng và lây lan sang các răng bên cạnh.

Nhổ răng khểnh là một tiểu phẫu đơn giản
Nhổ răng khểnh là một tiểu phẫu đơn giản

Nhổ răng khểnh không khó, trên thực tế là chỉ là một ca tiểu phẫu đơn giản và không mất quá nhiều thời gian thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang bị máy móc, thiết bị hiện đại.

Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và tiến hành chụp X – Quang để đánh giá chính xác tình trạng răng của bạn, sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên trong suốt quá trình sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu nào.

Răng khểnh mặc dù là chiếc răng nanh mọc lệch, nhưng tình trạng lại khác nhau ở mỗi người. Do đó, việc giữ lại hay thực hiện các phương pháp điều chỉnh nha khoa, thậm chí là nhổ bỏ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời