Bé bị viêm lợi có nguy hiểm không, cần điều trị như thế nào để tình trạng này không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về cách điều trị phù hợp mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua.
Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ
Viêm lợi là tình trạng không những gặp ở người lớn mà ngay cả những trẻ nhỏ 1 tuổi, 2 tuổi đều có thể mắc phải. Bệnh có nhiều diễn tiến khác nhau, tùy vào cơ địa mỗi trẻ. Bé bị viêm lợi chảy máu thường là do:
- Vệ sinh răng miệng sai cách
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm lợi, được chia ra từng giai đoạn, nhẹ nhất là do trẻ chưa biết cách vệ sinh răng miệng, vô tình là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây viêm nhiễm.
Dùng bàn chải đánh răng quá cưng, thao tác chải răng không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây tổn thương nướu, dễ gây chảy máu nướu răng.
- Sử dụng thuốc
Nguyên nhân khác được chú ý thường do việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, huyết áp hay chống động kinh,… làm giảm khả năng tiết nước bọt, mảng bám quanh răng sẽ sinh sôi gây viêm lợi.
- Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo sẽ làm cho trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất, trong đó, thiếu hụt vitamin và canxi là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu chân răng, viêm lợi kéo dài ở trẻ.
- Do bệnh lý
Trường hợp bé bị viêm lợi, chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý răng miệng như nhiệt miệng, viêm lợi do mọc răng đi kèm theo sốt, chán ăn.
Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi ở trẻ, và để xác định chính xác tình trạng của trẻ nên đưa trẻ thăm khám tại nha khoa và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các giai đoạn của bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi ở trẻ thường biểu hiện qua từng giai đoạn như sau:
Nướu của trẻ sẽ sưng nhẹ ở giai đoạn đầu, tùy theo mức độ ở trẻ. Lúc này, thường nướu sẽ không còn chắc khỏe nữa, rất dễ chảy máu khi va chạm hoặc để tự nhiên. Bởi vi khuẩn sưng viêm thường sản sinh các độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, chảy máu nhiều hơn bình thường.
Nếu không được điều trị viêm nướu sớm, vi khuẩn sẽ tấn công sâu hơn vào chân răng bên dưới nướu, làm lung lay răng và xương ổ răng.
Nướu răng lúc này cũng sẽ tổn thương nhiều hơn, đôi khi xảy ra tình trạng mưng mủ, tổn thương các dây chằng và xương ổ răng. Nếu không được điều trị sớm, mô nâng đỡ sẽ là cho nướu răng bị tụt đi, xương ổ răng bị tiêu làm răng lung lay, có nguy cơ mất răng sớm.
Viêm lợi để lại hậu quả gì cho trẻ em?
Viêm lợi nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều mảng bám tích tụ trên răng, những mảng bám này sẽ lan rộng, sưng tấy lan sang các răng khác. Bạn sẽ thấy trẻ sẽ có mùi hôi ở răng miệng mặc dù đã chải răng rất kỹ.
Ngoài ra, nếu viêm lợi không điều trị sớm sẽ gây biến chứng viêm nha chu, phá hủy các hệ thống dây chằng chân răng, dễ lung lay các răng so với bình thường, nhiều trường hợp trẻ bị mất răng sớm, gây sai lệch cho hướng răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Triệu chứng viêm lợi ở trẻ nhỏ
Thường thì viêm lợi ở trẻ nhỏ vẫn có những dấu hiệu nhận biết riêng, chỉ cần chú ý quan sát các biểu hiện sau bạn sẽ biết những khó chịu mà trẻ đang gặp phải:
+ Sưng đỏ ở viền nướu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu. Nướu sẽ sưng phồng lên, kèm theo đó là dấu hiệu đau rát ở miệng. Bạn sẽ thấy trẻ rất khó chịu thường hay quấy khóc, biếng ăn, lười vệ sinh răng miệng nếu tình trạng này nặng hơn.
+ Nướu răng ở thời gian này rất dễ bị chảy máu khi chải răng hoặc khi ăn nhai.
+ Miệng của trẻ sẽ có mùi hôi khó chịu, đôi khi có mủ giữa nướu răng.
+ Trường hợp viêm lợi nặng bạn sẽ thấy trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, hay nổi một số hạch ở cổ hay một số nơi khác.
Tùy thuôc vào tình trạng thực tế ở trẻ, mà mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng xuất hiện khác nhau. Trên là những dấu hiệu cơ bản cảnh báo tình trạng lợi ở trẻ đang gặp các vấn đề bệnh lý.
Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em
Để điều trị viêm lợi ở trẻ dứt điểm, thường sẽ dựa vào nguyên nhân hình thành nên bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phù hợp. Cụ thể:
- Cạo vôi răng
Nếu trẻ đã thay răng sữa toàn bộ sẽ cần vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng định kỳ 4 – 6 tháng/ lần để tránh hình thành các mảng bám gây viêm nhiễm, chảy máu lợi.
Bằng các bước sóng siêu âm công nghệ cao sẽ giúp loại bỏ các mảng bám cứng đóng bám dưới chân răng nhanh chóng. Nhất là ở những vị trí chảy máu, lợi sưng cao sẽ được điều trị trước khi thực hiện cạo vôi răng.
- Sử dụng thuốc kê toa
Để điều trị viêm lợi ở trẻ, các bác sĩ cũng sẽ kê những đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng viêm lợi tốt hơn.
Thường bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm hay nhóm thuốc giảm đau cho các trường hợp sưng lợi, đau răng, viêm nướu…
Bài thuốc chữa viêm lợi ở trẻ
Những bài thuốc chữa viêm lợi cho trẻ tại nhà cũng rất được đông đảo mọi người thực hiện, nhằm xoa dịu các cơn đau, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh. Bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị dân gian như sau:
+ Cách chữa viêm lợi bằng lá ổi
Lá ổi là một trong những bài thuốc dân gian áp dụng rất thành công điều trị các ấn đề về răng miệng. Theo đó, bạn cũng có thể dùng lá ổi để điều trị cho trẻ.
Dùng trực tiếp 3 – 5 lá ổi rửa sạch cho trẻ nhai trực tiếp khoảng 5 phút rồi súc miệng thật kỹ với nước, tránh sót lại các vụn lá ổi.
+ Cách chữa viêm lợi bằng tỏi tươi
Không thể phủ nhận công dụng của tỏi rất tốt cho sức khỏe cũng như điều trị các vấn đề răng miệng cho trẻ.
Bạn có thể dùng vài tép tỏi giã nhuyễn, sau đó thoa hỗn hợp này nên vùng lợi bị chảy máu sẽ thấy rõ sự cải thiện sau vài lần thực hiện.
+ Cách chữa viêm lợi với lá trầu không
Lá trầu không cũng được sử dụng như bài thuốc chữa bệnh dân gian, đặc biệt liên quan đến các vấn đề răng nướu bị sưng viêm giai đoạn nhẹ.
Bạn nên chọn những lá trầu tươi, sau đó pha với nước chè theo liều lượng 3 lá cho 150ml nước. Dùng nước này cho trẻ súc miệng mỗi ngày, cách 4 tiếng/ lần, sẽ thấy các dấu hiệu sưng lợi thuyên giảm.
+ Cách chữa viêm lợi bằng gừng tươi
Theo các nghiên cứu cho thấy, gừng có chứa rất nhiều Zingibain có tác dụng giảm đau, giảm sưng tự nhiên. Vì vậy, gừng cũng được đề cử trong danh sách các bài thuốc trị viêm lợi ở trẻ.
Hãy sử dụng một nắm nhỏ gừng sắc với nước để uống hàng ngày, hoặc dùng nước gừng để súc miệng 2 – 3 lần sẽ giúp lợi giảm sưng đau, chú ý nên pha loãng sẽ tránh cơ thể bị nóng hơn.
Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em
Trẻ em có thể thấy là đối tượng rất dễ bị viêm lợi nhất, vì chưa thể tự chủ động chăm sóc răng miệng. Nên ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý trong vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ, phòng ngừa bệnh viêm lợi xảy ra. Cụ thể:
- Khuyến khích trẻ chải răng đầy đủ, đúng cách sau mỗi bữa ăn 30 phút. Có thể dùng gạc quấn để chà răng cho trẻ ở giai đoạn trẻ nhỏ tuổi.
- Nếu hơi thở có mùi hôi hãy chọn lựa bàn chải phù hợp cho trẻ cũng như kem đánh răng cải thiện tình trạng này.
- Nên thay bàn chải sau 3 – 4 tháng là cách phòng ngừa viêm lợi tốt nhất.
- Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, chọn lựa các thực phẩm tốt, kiêng cử các thực phẩm ngọt, giàu tinh bột là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng.
- Thăm khám nha khoa từ 4 – 6 tháng/ lần để cạo vôi răng, phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
Có thể thấy, tình trạng viêm lợi ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng chúng vẫn có thể gây ra rất nhiều biến chứng về sau nếu trẻ không được điều trị đúng cách.
Bạn không nên chủ quan các triệu chứng trên, cần chủ động điều trị phòng ngừa bệnh lý cho trẻ khi có các dấu hiệu viêm lợi để tránh mất răng sớm xảy ra.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp cho các bậc phụ huynh hiểu rõ tình trạng bé bị viêm lợi do đâu và nên điều trị như thế nào tốt nhất. Quan trọng nhất vẫn nên chọn lựa trung tâm nha khoa uy tín sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt hơn.