Cắt lợi thừa là gì? Trường hợp nào nên cắt?

Cắt lợi thừa là một thủ thuật nha khoa giúp loại bỏ phần mô lợi thừa hoặc bị viêm nhiễm. Vậy cắt lợi thừa có đau không? Cắt lợi bao lâu thì lành? Cắt lợi có mọc lại không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Khi nào cắt lợi thừa?
Khi nào cắt lợi thừa?

Cắt lợi thừa là gì?

Cắt lợi (nướu) thừa là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ những mô lợi thừa, mô lợi phát triển quá mức trên thân răng gây tình trạng cười hở lợi hoặc phần mô lợi bị viêm nhiễm xuất phát từ bệnh lý răng miệng.

Phương pháp này giúp điều chỉnh cho thân răng lộ ra ngoài nhiều hơn, tạo khu vực thuận tiện cho việc vệ sinh và khắc phục các bệnh lý nha khoa.

Cắt lợi thừa giúp loại bỏ những mô lợi phát triển quá mức hoặc bị viêm nhiễm
Cắt lợi thừa giúp loại bỏ những mô lợi phát triển quá mức hoặc bị viêm nhiễm

Trường hợp nào nên cắt lợi?

Kỹ thuật cắt lợi thường được áp dụng cho các trường hợp sau:

Lợi bị viêm mãn tính

Trường hợp phần mô nướu bị viêm nhiễm nặng, chuyển sang giai đoạn mãn tính, không thể tiếp tục điều trị bằng các phương pháp thông thường như bổ sung chất tăng cường sức đề kháng, sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần nướu bị viêm nhiễm.

Hoặc trong trường hợp tế bào mô nướu phát triển bất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, chúng tấn công vào nướu gây tình trạng sưng to, phì đại. Tình trạng này thường có tốc độ lây lan rất nhanh khiến cho phần nướu của cả hàm bị sưng đau, khó chịu, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tế bào mô nướu phát triển quá mức
Tế bào mô nướu phát triển quá mức

Lợi mọc trùm lên răng

Phần mô nướu mọc trùm lên thân răng khiến quá trình ăn uống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn như: hay cắn phải phần nướu thừa, thức ăn dính giắt, chải răng không sạch,…

Môi trường này rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào nướu gây nhiễm trùng. Thông thường, lợi mọc trùm răng rất phổ biến ở những người đang mọc răng khôn.

Tình trạng lợi trùm lên răng khôn
Tình trạng lợi trùm lên răng khôn

Chữa cười hở lợi

Phần lợi phát triển quá mức làm che phủ thân răng và gây tình trạng cười hở lợi. Khi thực hiện phẫu thuật cắt lợi, bác sĩ sẽ tính toán loại bỏ phần lợi thừa nhất định sao cho tỷ lệ răng và nướu cân đối, khắc phục chứng cười hở lợi.

Tình trạng cười hở lợi
Tình trạng cười hở lợi

Vì sao bạn nên cắt lợi?

Với những trường hợp lợi phát triển quá mức gây tình trạng cười hở lợi hoặc lợi bị viêm nhiễm do bệnh lý, việc phẫu thuật cắt bỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích sau:

– Khắc phục tình trạng cười hở lợi, đảm bảo chức năng thẩm mỹ cho nụ cười của bạn, tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.

– Việc loại bỏ mô nướu thừa phát triển quá mức trên răng sẽ tạo khu vực thuận tiện hơn cho quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày.

– Loại bỏ phần mô nướu bị viêm nhiễm sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý nha khoa tốt hơn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Cắt lợi có mọc lại không?

Cắt lợi có mọc lại không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Về mặt lý thuyết, phần lợi thừa sau khi cắt bỏ sẽ không mọc lại. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này còn bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là kỹ thuật thực hiện và tay nghề của bác sĩ.

Cắt lợi có mọc lại không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ
Cắt lợi có mọc lại không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ

Trường hợp bác sĩ thực hiện cắt lợi không đúng kỹ thuật, chưa xác định đúng tỷ lệ lợi thừa cần loại bỏ hoặc dụng cụ kém chất lượng, sau một thời gian lợi bị kích thích và nhanh chóng phát triển trở lại.

Đặc biệt, nhiều trường hợp còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng hoặc cắt nhầm phần lợi sừng hóa (phần lợi nằm ở dưới đường viền nướu có vai trò quan trọng trong việc điều tiết dinh dưỡng và lưu thông máu).

Do đó, để tránh tình trạng lợi mọc lại sau khi cắt, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Cắt lợi có đau không?

Cắt lợi được xem là một thủ thuật đơn giản, kỹ thuật này tương đối an toàn và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật cắt lợi, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên bạn sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu nào.

Bệnh nhân được tiêm thuốc tê trước khi cắt lợi
Bệnh nhân được tiêm thuốc tê trước khi cắt lợi

Sau khi kết thúc quy trình cắt lợi, hết thuốc tê bạn sẽ cảm giác hơi ê một chút. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn kê thuốc giảm đau, chống sưng, chống phù nề.

Cắt lợi bao lâu thì lành?

Thời gian lành thương sau khi cắt lợi sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng cụ thể của mỗi người.

Với những trường hợp cắt lợi do lợi phát triển quá mức hoặc viêm nhiễm thì vết thương ngay tại vị trí cắt sẽ rất nhanh lành. Thông thường, qua 1 tuần bạn đã có thể ăn uống như bình thường.

Khoảng 1 tuần vết thương tại vị trí cắt lợi sẽ lành
Khoảng 1 tuần vết thương tại vị trí cắt lợi sẽ lành

Tuy nhiên, với những trường hợp cắt lợi kết hợp với mài xương ổ răng để chữa chứng cười hở lợi thì thời gian lành thương sẽ lâu hơn, khoảng 10 – 15 ngày bạn mới có thể ăn uống như bình thường.

Quy trình cắt lợi

Tại nha khoa uy tín, quy trình cắt lợi được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế với đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đây là bước quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chỉ định chụp X – Quang (nếu cần) để xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và tính toán tỷ lệ phần lợi cần loại bỏ cho phù hợp.

Sau đó, bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về quy trình, thời gian cũng như chi phí thực hiện để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bác sĩ tư vấn cụ thể tình trạng cho bệnh nhân
Bác sĩ tư vấn cụ thể tình trạng cho bệnh nhân

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Để đảm bảo quá trình phẫu thuật cắt lợi diễn ra an toàn, ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng và loại bỏ cao răng (nếu có).

Sau đó, bác sĩ tiến hành gây tê để bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 3:  Phẫu thuật cắt lợi

Khi thuốc tê bắt đầu phát huy tác dụng, bác sĩ phẫu thuật cắt nướu cho bệnh nhân bằng cách bóc tách, giải phẫu, lật vạt và cắt bỏ phần lợi thừa. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ điều chỉnh sao cho tỷ lệ phần lợi thừa, lợi viêm nhiễm cần loại bỏ một cách chính xác, không xâm lấn vào cấu trúc răng và các mô quan trọng khác.

Thực hiện phẫu thuật cắt lợi
Thực hiện phẫu thuật cắt lợi

Bước 4: Hẹn lịch tái khám

Khi hoàn thiện bước phẫu thuật, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân lịch tái khám và kê đơn thuốc (nếu có). Đồng thời, còn hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng như những thực phẩm phù hợp.

Những lưu ý sau khi cắt lợi

Vết thương ngay tại vị trí phẫu thuật cắt lợi sẽ lành từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên chúng cũng có thể kéo dài nếu bạn chăm sóc không đúng cách. Do đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Trong những ngày đầu, bạn nên súc miệng thật nhẹ nhàng để tránh làm bong cục máu đông cần thiết cho quá trình lành thương, nhất là 48 giờ đầu.

Súc miệng nhẹ nhàng tránh tác động đến vết thương
Súc miệng nhẹ nhàng tránh tác động đến vết thương

– Và thời gian này máu cũng sẽ chảy ra, nếu máu chảy ít thì bạn không cần lo lắng, dùng gạc ép chặt là được. Trường hợp máu chảy ồ ạt kéo dài, bạn nên quay lại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục.

– Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc ở bên ngoài nếu chưa được bác sĩ kê đơn. Tái khám theo đúng lịch hẹn.

– Nên ưu tiên những thực phẩm mềm như súp, cháo, ngũ cốc,.. Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ trái cây để nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành thương nhanh hơn.

Tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ

– Tránh ăn những món cay nóng vì chúng có khả năng gây kích ứng, khiến vết thương lâu lành và chuyển biến xấu hơn.

– Tuyệt đối không sử dụng những món làm từ gạo nếp như bánh tét, xôi, chè nếp cẩm,.. vì chúng khiến vết thương bị mưng mủ. Đặc biệt, bạn cũng cần tránh những món có tính phong như hải sản, rau muống, thịt bò,.. vì có khả năng sau khi phục hồi sẽ xuất hiện sẹo lồi, mất nhiễm sắc tố nướu.

Cắt lợi thừa mặc dù là thủ thuật nha khoa không quá phức tạp nhưng bạn cũng cần ưu tiên lựa chọn thực hiện tại một nha khoa uy tín để tránh tình trạng kết quả không được như mong muốn và xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời