Nhiễm nấm Candida miệng

Nhiễm nấm Candida thường không gây ra những triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch kém, mắc nhiều bệnh nền, bệnh sẽ bị viêm nhiễm, lây lan đến những khu vực khác ngoài miệng gvà gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nấm miệng Candida là gì?
Nấm miệng Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là gì?

Nấm Candida là một loại nấm lành tính, trú ngụ trên da hoặc trong cơ thể, nhiều nhất có thể kể đến miệng, cổ họng, ruột và âm đạo.

Một khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, loại nấm này sẽ không gây ra bất kỳ tác động tiêu cực nào. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch gặp sự cố hoặc cơ thể mất cân bằng vi sinh, nấm Candida sẽ phát triển không kiểm soát.

Cụ thể, khi nấm Candida gây viêm ở khu vực khoang miệng sẽ xảy ra tình trạng tưa miệng, nấm miếng; viêm thực quản nếu nấm Candida gây viêm ở thực quản và viêm âm đạo nếu nhiễm nấm Candida ở vùng âm đạo.

Nhiễm nấm Candida ở miệng
Nhiễm nấm Candida ở miệng

Triệu chứng của nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida có thể xuất hiện ở nhiều khu vực, vì vậy mà tùy vào vị trí viêm nhiễm nấm Candida, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.

Đối với trường hợp bị nhiễm nấm Candida ở miệng hoặc cổ họng, người bệnh sẽ bắt gặp một số biểu hiện cụ thể sau:

– Xuất hiện các mảng trắng hoặc vàng nhạt trên bề mặt lưỡi, má trong, nướu, môi hoặc cổ họng.

– Nếu dùng tay cào mạnh vào những mảng này có thể gây chảy máu.

– Cảm giác nóng rát miệng, vị giác suy giảm, đắng miệng.

– Khó khăn khi nuốt, không còn cảm giác ngon miệng.

– Ngoài ra, một vài trường hợp còn xuất hiện tình trạng sốt, sốc và suy đa tạng do nấm Candida đã xâm nhập vào trong máu.

Nhiễm nấm Candida với biểu hiện là nóng rát miệng và những mảng trắng trên lưỡi môi
Nhiễm nấm Candida với biểu hiện là nóng rát miệng và những mảng trắng trên lưỡi môi

Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida

Trên thực tế, nấm Candida luôn tồn tại song song trong cơ thể của chúng ta mà không ra bất kỳ vấn đề nào. Song chúng có thể phát triển mạnh mẽ gây viêm nhiễm và biến chứng khi bị tác động bởi một số yếu tố sau:

– Suy yếu hệ thống miễn dịch xuất phát từ bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV,…

– Mất cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong cơ thể do dùng thuốc kháng sinh

– Sử dụng thuốc corticosteroid hoặc thuốc điều trị ung thư

Suy giảm hệ thống miễn dịch là nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida
Suy giảm hệ thống miễn dịch là nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida

Với trường hợp nhiễm nấm Candida ở âm đạo có thể xuất phát từ việc sử dụng một số loại thuốc tránh thai, ý thức vệ sinh cá nhân kém, mặc đồ bó sát hoặc thời tiết nắng nóng,…

Bên cạnh đó, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida như:

– Bệnh béo phì: Loại nấm này thường xuất hiện ở những vùng da ẩm và không được vệ sinh sạch sẽ. Với những người béo phì, vùng da có nhiều nếp gấp, cơ thể lại thường xuyên đổ mồ hôi, nên làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida.

– Mang thai: Giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ thường sản sinh estrogen cao hơn so với bình thường, nội tiết tố thay đổi, điều này cũng làm tăng khả năng nhiễm nấm Candida ở phụ nữ.

Nấm miệng lây qua những đường nào?

Mặc dù nấm Candida lành tính song chúng vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua những con đường sau:

Đường miệng: Những tiếp xúc thân mật như hôn, ăn chung thức ăn,… có khả năng khiến nấm Candida lây nhiễm. Và nếu người bị truyền có hệ miễn dịch kém thì sẽ gây ra biến chứng.

Nhiễm nấm Candida lây qua đường miệng thông qua việc hôn nhau
Nhiễm nấm Candida lây qua đường miệng thông qua việc hôn nhau

Đường tình dục: Ở âm đạo, nấm Candida là loài tương đối phổ biến và dễ gặp. Do đó, khi quan hệ oral sex sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo âm đạo lên miệng.

Từ mẹ sang con: Trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm Candida âm đạo thì con sinh ra cũng dễ mắc phải, đặc biệt là ở những trẻ sinh thường. Hoặc trường hợp phụ nữ bị nấm ở vú, nếu con còn bú mẹ sẽ dễ bị nhiễm và ngược lại nếu con bị nấm Candida ở miệng thì cũng sẽ truyền sang mẹ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ

Thông thường, nhiễm nấm Candida ở giai đoạn đầu không có triệu chứng nên rất khó để nhận biết. Song khi bệnh chuyển biến nặng, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu điển hình như: xuất hiện những mảng trắng, khó khăn khi nuốt, nhiều trường hợp có dấu hiệu nôn ói; các mảng da đỏ, ngứa và đau rát khó chịu; đau đớn khi quan hệ tình dục,…

Nếu thấy có thể xuất hiện những triệu chứng này thì người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có những giải pháp phù hợp.

Gặp bác sĩ khi thấy có triệu chứng khó nuốt và xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi
Gặp bác sĩ khi thấy có triệu chứng khó nuốt và xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm nấm Candida

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát cổ họng và kiểm tra các biểu hiện của bệnh nhân để chẩn đoán nhiễm nấm Candida ở miệng. Hoặc cũng có thể chẩn đoán bằng cách lấy một mẫu nhỏ các tế bào mảng trắng từ miệng, cổ họng, sau đó tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi.

Bên cạnh đó, xét nghiệm nội soi cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán nấm Candida thực quản phổ biến. Bằng thiết bị nội soi chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đường tiêu hóa.

Điều trị nhiễm nấm Candida

Phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào vị trí nhiễm, cụ thể:

Nhiễm nấm Candida miệng, họng và thực quản: Trường hợp nấm Candida ở miệng, cổ họng và thực quản thuộc mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc kháng nấm như: miconazole, clotrimazole và nystatin. Những loại thuốc này thường dùng trong vòng từ 7 – 14 ngày.

Với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn, thuốc kháng nấm fluconazole sẽ được chỉ định. Lưu ý, dù sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng nấm nào thì cũng cần kê toa của bác sĩ.

Nhiễm nấm Candida ở da: Thuốc kháng nấm hoặc một số loại kem bôi được xem là giải pháp hiệu quả đối với nhiễm nấm Candida ở da.

Sử dụng loại thuốc kháng nấm dạng bôi
Sử dụng loại thuốc kháng nấm dạng bôi

Trong quá trình điều trị này, bạn cần biết cách bảo vệ cũng như chăm sóc vùng da bị viêm nhiễm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, luôn để da ở tình trạng khô thoáng, sạch sẽ và tránh dùng những loại kem dưỡng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Nhiễm nấm Candida ở âm đạo: Với trường hợp bệnh nhân bị viêm âm đạo do nấm Candida gây ra sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc dạng viên nén, thuốc mỡ hoặc kem bôi như: clotrimazole, tioconazole,  butoconazole, nystatin và miconazole.

Nấm Candida nhiễm vào trong máu: Lúc này, phương pháp điều trị sẽ có phần phức tạp hơn. Thường là các loại thuốc chống nấm đường tiêm tĩnh mạch như voriconazole hoặc cũng có thể fluconazole.

Ngoài ra, trường hợp số lượng bạch cầu của bệnh nhân được chẩn đoán thấp, các loại thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch khác sẽ được chỉ định như micafungin và caspofungin.

Như vậy có thể thấy, việc điều trị nhiễm nấm Candida ở mỗi người là không giống nhau, còn phụ thuộc vào vị trí viêm nhiễm.

Vì vậy mà khi phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu của nhiễm nấm Candida, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên sớm thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có giải pháp xử lý hiệu quả, an toàn.

Phòng ngừa nhiễm nấm Candida

Nấm Candida luôn tồn tại trong cơ thể mỗi người, tuy nhiên để chúng ổn định, không phát triển thiếu kiểm soát gây tình trạng viêm nhiễm, biến chứng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

– Ý thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân. Đặc biệt là răng miệng. Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Dành ra từ 2 – 3 phút cho mỗi lần chải nhằm đảm bảo mảng bám, vi khuẩn được loại bỏ sạch sẽ. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

Ý thức cao về vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày
Ý thức cao về vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày

– Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Hoặc không nên lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong một thời gian dài và liên tục.

– Áp dụng chế độ ăn uống ăn uống lành mạnh, khoa học. Tăng cường những thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Hạn chế những thực phẩm nhiều đường, tinh bột.

– Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đậm,…

– Luôn giữ cho da sạch sẽ, khô thoáng. Trường hợp sử dụng một số loại kem dưỡng da, bạn nên chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Với những người mắc bệnh đái tháo đường cần biết cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Hoặc với những người bị bệnh hen suyễn, sau khi sử dụng thuốc hít chứa corticoid thì nên súc miệng lại với nước.

– Ngoài ra, để ngăn ngừa nhiễm nấm Candida ở miệng, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra và kịp thời xử lý những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ

Nấm Candida miệng hoàn toàn lành tính nếu bạn có một hệ miễn dịch tốt. Song chúng cũng có thể bị viêm nhiễm hoặc chuyển biến nặng nếu cách vệ sinh, chăm sóc sức khỏe hằng ngày kém, thiếu khoa học. Khi thấy những triệu chứng của nhiễm nấm Candida miệng, bạn nên sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời