Té ngã là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng đau hàm, cũng như các vấn đề về chấn thương răng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, việc xử lí đau hàm sau khi té ngã đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu các các bậc phụ huynh.
Triệu chứng chấn thương răng thường gặp
Thông thường tùy vào mức độ va đập mà răng sẽ có tình trạng sức mẻ, gãy răng hoặc rớt răng ra khỏi khung xương hàm. Tuy nhiên, ở trẻ em thì trường hợp này ít xảy ra hơn. Do xương ổ răng của trẻ em còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo, nên thông thường trẻ em sẽ bị lung lay chân răng, lệch răng sang hai bên hoặc lún sâu vào bên trong.
Hậu quả của đau hàm sau khi té ngã
Tưởng chừng không nghiêm trọng nhưng việc chấn thương răng có thể sẽ để lại hậu quả nặng nề nếu chúng ta không có các biện pháp điều trị kịp thời như: sưng huyết, chảy máu tủy răng, rối loạn mọc răng, lệch hàm, mất răng,…
Phải xử lí như thế nào khi đau hàm sau khi té ngã?
Sơ cứu ban đầu là rất quan trọng, bước này sẽ hỗ trợ răng chấn thương không bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian an toàn trước khi được bác sĩ điều trị.
Cầm máu
Khi có dấu hiệu đau hàm sau khi té ngã, khả năng cao là chấn thương đã gây chảy máu tại chỗ. Chúng ta cần thực hiện cầm máu bằng cách thấm bông gạc tẩm oxi già đè chặt vào vết thương khoảng 2 đến 3 phút, cho đến khi máu bắt đầu ngưng chảy.
Vệ sinh vùng răng chấn thương
Giữ nguyên miếng gạt ở vị trí hiện tại và vệ sinh vết thương bằng nước sạch. Lưu ý, đối với răng chấn thương, chúng ta không được chà sát, tẩy rửa để làm sạch vì điều này sẽ làm hủy hoại các sợi thần kinh dưới răng, gây khó khăn trong quá trình hàn gắn răng vào khung xương ổ răng.
Tốt nhất chúng ta nên sử dụng nước lạnh hoặc nước muối sinh lý để thực hiện thao tác làm sạch này!
Cố định răng
Đây là một kỹ thuật tương đối khó với người thực hiện sơ cứu. – Cố định răng vào vị trí ban đầu.
Nhẹ nhàng đặt răng bị gãy vào vị trí răng nguyên thủy, sau đó dùng lực ngón tay để đẩy răng vào khớp xương ổ răng. Sau khi răng đã vào vị trí, nhanh chóng dùng bông gạc đè lên thân răng mới, cắn chặt răng và cố định vị trí hiện tại.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy không thể thực hiện thao tác này thì chúng ta nên bảo quản răng và nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Điều này sẽ giúp hạn chế làm tổn thương chấn răng, cũng như mô nướu và các dây thần kinh dưới nướu. Khi bảo quản răng, lưu ý luôn đặt răng trong nước ấm để giữ răng luôn ướt và tránh bị nhiễm trùng.
Nói chung, các bước sơ cứu ban đầu chỉ mang tính chất tạm thời, vì vậy chúng tôi khuyến cáo người nhà cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt. Khi đó, khả năng có thể hàn gắn răng sẽ cao hơn, tái lập tủy và mạch máu cũng dễ dàng hơn.
Giữ vệ sinh sau khi điều trị chấn thương
Vệ sinh răng miệng kỹ sau khi điều trị chấn thương do té ngã là hết sức cần thiết để tránh nhiễm trùng vết thương và các răng lân cận trong hàm!
Xem Thêm:Tại sao răng bị đau nhức khủng khiếp