Những cách chữa răng hô nhanh nhất sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện thẩm mỹ của mình. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng phù hợp cho từng tình trạng cụ thể của mỗi người.
4 cách chữa răng hô nhanh nhất hiện nay tại phòng khám
Răng hô vẩu không chỉ khiến bệnh nhân mất tự tin với vẻ ngoài kém thẩm mỹ của mình. Mà tình trạng này còn gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai, phát âm cũng như chăm sóc răng miệng hằng ngày của bệnh nhân.
Do đó, bệnh nhân khi bị hô vẩu nên nhanh chóng đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ khám chữa hiệu quả nhất. Sau khi thăm khám răng tổng quát, chụp phim x-quang xác định cấu trúc xương hàm cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp và tư vấn cách chữa răng hô nhanh nhất cho bệnh nhân.
Tùy vào từng mức độ, nguyên nhân gây hô vẩu là do răng hay do hàm,… mà sẽ có các phương pháp điều trị răng hô hiệu quả như:
1. Bọc răng sứ
Đối tượng áp dụng: Trong trường hợp bệnh nhân có răng hô do răng ở mức độ nhẹ, kèm theo tình trạng răng bị nhiễm màu, ố vàng kém thẩm mỹ thì bọc răng sứ sẽ là một sự lựa chọn rất thích hợp.
Để thực hiện kỹ thuật này, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành mài đi răng hô một lớp mỏng theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó sẽ lấy dấu hàm và chế tác mão sứ để bọc lên trên chiếc răng vừa mài.
Trong quá trình phục hình bác sĩ sẽ sắp xếp các răng đều và chuẩn khớp cắn hơn giúp cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai tốt hơn cho bệnh nhân.
Ưu điểm của bọc răng sứ:
- Cải thiện nhanh chóng tình trạng hô chỉ trong khoảng 2 – 4 ngày và sau ít nhất 2 cuộc hẹn đến nha khoa để điều chỉnh khớp cắn là hoàn thành.
- Răng sứ có độ cứng chắc tốt giúp khôi phục khả năng ăn nhai như răng thật, thoải mái ăn uống như bình thường mà không cần kiêng cữ quá nhiều.
- Sau khi bọc sứ các răng sẽ đều đặn hơn, mão sứ có hình dáng, kích cỡ và màu sắc trắng sáng tự nhiên giống như răng thật giúp bệnh nhân tự tin hơn với vẻ ngoài để nói cười thoải mái hơn.
- Chất liệu để làm răng sứ đảm bảo an toàn, chất lượng, hoàn toàn không xảy ra tình trạng kích ứng hay tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhược điểm của bọc răng sứ:
- Do phải mài răng nên không thể bảo tồn tốt được răng thật, đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ thực hiện cũng như máy móc, công nghệ để không gây ảnh hưởng xấu cho răng thật về lâu dài.
- Răng sứ về cơ bản không thể sử dụng vĩnh viễn mà sẽ có tuổi thọ nhất định. Tuổi thọ trung bình của răng sứ khoảng 3 – 20 năm hoặc lâu hơn đôi chút. Sau thời gian này cần làm lại răng sứ mới để sử dụng tốt hơn.
2. Niềng răng
Đối tượng áp dụng: Tất cả bệnh nhân có răng hô do răng ở mức độ nhẹ đến nặng đều có thể áp dụng niềng răng chỉnh nha để khắc phục một cách hiệu quả nhất.
Để áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng các khí cụ mắc cài, dây cung và khay niềng để tạo lực kéo điều chỉnh răng về đúng vị trí hoàn hảo đã được định sẵn theo phác đồ.
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau phù hợp với nhu cầu, sở thích cũng như tình trạng hô vẩu của mỗi bệnh nhân như: niềng răng mắc cài kim loại (gồm; mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự buộc), niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,….
Ưu điểm của niềng răng:
- Niềng răng phù hợp cho tất cả trường hợp răng hô từ đơn giản đến phức tạp, mang lại tính thẩm mỹ cao nhất, không xâm lấn cấu trúc răng giúp bảo tồn răng thật tối đa.
- Điều chỉnh khớp cắn ở 2 hàm cân đối, sát khít nhau giúp ăn nhai tốt như bình thường.
- Kết quả niềng răng duy trì được trọn đời khi bệnh nhân tuân thủ đúng theo chỉ dẫn chăm sóc của bác sĩ.
Nhược điểm của niềng răng:
- Niềng răng đòi hỏi kiên trì trong thời gian dài khoảng 18 – 24 tháng, thậm chí có thể lâu hơn nếu tình trạng răng hô quá phức tạp.
- Yêu cầu chăm sóc răng miệng phức tạp, kiêng khem nhiều trong ăn uống, vệ sinh răng khá khó khăn.
- Chi phí tương đối cao.
3. Mài răng hô
Đối tượng áp dụng: Trường hợp răng hô do răng ở mức độ nhẹ để hạn chế tình trạng xâm lấn quá nhiều.
Ưu điểm của mài răng hô:
- Không mất nhiều thời gian.
- Chi phí thực hiện thấp.
Nhược điểm của mài răng hô:
- Chỉ phù hợp cho trường hợp răng hô nhẹ.
- Việc mài răng cần đảm bảo độ chính xác cao, tỷ lệ mài chỉnh phù hợp để tránh ảnh hưởng sức khỏe răng thật về lâu dài.
Lưu ý: Sau khi mài răng hô, răng sẽ khá nhạy cảm, để tránh các tác động xấu từ đồ ăn, nước uống hằng ngày cũng như hạn chế nguy cơ ê buốt. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bọc mão răng sứ bên trên để bảo vệ răng thật một cách tốt nhất.
4. Phẫu thuật hàm hô
Đối tượng áp dụng: Phương pháp này được chỉ định thực hiện trong trường hợp bệnh nhân bị hô do xương hàm.
Bác sĩ sẽ thực hiện cắt rạch, điều chỉnh phần xương hàm trên lùi lại sao cho cân đối và chuẩn khớp cắn với hàm dưới để đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
Ưu điểm của phẫu thuật hàm hô:
- Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2 – 3 tiếng là hoàn thành.
- Khắc phục triệt để tình trạng răng hô chỉ sau một lần điều trị, hiệu quả duy trì được vĩnh viễn.
- Đảm bảo an toàn, không đau, không để lại sẹo xấu.
Nhược điểm của phẫu thuật hàm hô:
- Chi phí phẫu thuật rất tốn kém.
- Xâm lấn đến xương hàm nên đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều năm kinh nghiệm nắm vững kỹ thuật và quy trình điều trị, cần sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị chuyên dụng hiện đại mới đảm bảo an toàn, không xảy ra biến chứng.
Gợi ý một số cách chữa răng hô tại nhà
Vì một số lý do như điều kiện kinh tế chưa cho phép hay bận rộn không có nhiều thời gian đến nha khoa khám chữa. Do đó đã có một số bệnh nhân tìm đến cách chữa răng hô tại nhà với mong muốn cải thiện tình trạng của mình hiệu quả hơn.
Một số cách chữa răng hô tại nhà đang được nhiều người truyền tai nhau áp dụng đó là:
1. Dùng tay đẩy răng hằng ngày
Bệnh nhân bị hô có thể áp dụng cách dùng tay ấn nhẹ nhàng bên ngoài răng và đẩy răng vào bên trong. Mỗi ngày dành ra 15 phút thực hiện và kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả.
Trên thực tế, phương pháp này chỉ phù hợp cho trẻ ở độ tuổi dậy thì có xương hàm đang phát triển và hiệu quả đạt được rất chậm và hầu như không cải thiện được gì nhiều.
Trong trường hợp sử dụng lực quá mạnh có thể gây ra các tổn thương cho răng, nướu dẫn đến những cơn đau nhức rất khó chịu.
2. Làm dụng cụ kéo răng tự chế
Các dụng cụ kéo răng tự chế thường được chế tạo mô phỏng theo khí cụ chỉnh nha được sử dụng tại các cơ sở nha khoa.
Bệnh nhân thường sử dụng một đoạn dây thép và thun buộc để lắp lên răng tạo lực kéo nhằm đẩy răng hô về đúng vị trí.
Tuy nhiên, cách làm này được khuyến cáo bệnh nhân không nên áp dụng. Bởi vì các dây thun, dây thép khi dùng sai kỹ thuật sẽ làm tổn thương đến mô mềm, mô xương trong khoang miệng gây chảy máu, viêm loét. Lực tác động không phù hợp sẽ khiến răng bị yếu dần và dễ lung lay, gãy rụng vô cùng nguy hiểm.
3. Niềng răng tháo lắp
Hiện nay trên các trang mạng xã hội đang bày bán rầm rộ về các dụng cụ niềng răng tháo lắp dùng tại nhà. Chúng được quảng cáo là có công dụng làm cho răng hết hô vẩu một cách hiệu quả, dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
Nhưng việc mua và sử dụng các dụng cụ niềng răng tháo lắp không rõ nguồn gốc, không được kiểm định về độ an toàn và chất lượng có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Dễ gây tình trạng kích ứng răng miệng khi sử dụng.
Thậm chí khi đeo các dụng cụ niềng răng tháo lắp không phù hợp với tình trạng răng miệng của mình có thể làm cho tình trạng sai lệch của răng thêm nghiêm trọng hơn. Từ đó sẽ phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn để khắc phục hậu quả.
Chính vì vậy, có thể thấy những mối nguy hại từ việc niềng răng sai cách tại nhà gây ra là vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng răng hô vẩu đó là phải đến nha khoa thăm khám kỹ lưỡng để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình. Qua đó bác sĩ mới có thể đưa ra giải pháp khắc phục an toàn và hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Để biết được cách chữa răng hô nhanh nhất nào phù hợp với tình trạng răng miệng của mình bạn nên tìm đến các địa chỉ chuyên khoa niềng răng chỉnh nha để thăm khám, chụp phim và lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ điều trị.