Răng sâu bị lung lay điều trị bằng cách nào tốt nhất

Răng sâu bị lung lay là bệnh lý răng miệng hết sức phổ biến. Chúng có khả năng diễn biến nghiêm trọng hơn, gây áp xe răng, sâu răng lan tỏa hoặc thậm chí là mất răng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời bằng các kỹ thuật nha khoa.

Phương pháp điều trị răng sâu bị lung lay
Phương pháp điều trị răng sâu bị lung lay

Tại sao răng sâu bị lung lay?

Thông thường, một chiếc răng bị sâu sẽ phát triển qua 3 giai đoạn bao gồm: sâu men răng (chớm sâu) – sâu ngà răng – tổn thương tủy răng. Ở giai đoạn ban đầu, tức chỉ mới chớm sâu, người bệnh sẽ không có cảm giác ê buốt hay khó chịu nào.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn 2 và 3, người bệnh không đơn thuần chỉ gặp những cơn đau nhức, ê buốt mà còn cảm giác răng lung lay, yếu hơn so với bình thường.

Diễn biến của tình trạng sâu răng
Diễn biến của tình trạng sâu răng

Vì tủy răng là một liên kết hết sức phức tạp, bao gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu. Chúng có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng khỏe mạnh.

Khi một chiếc răng bị sâu nhưng không được điều trị kịp thời, tổ chức sâu tấn công vào tủy răng gây viêm nhiễm, làm tiêu xương ổ răng và dẫn đến tình trạng lung lay.

Hậu quả của răng sâu bị lung lay

Răng sâu bị lung lau nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng

Gây viêm tủy, áp xe răng

Có thể nói, viêm tủy là một trong những tình trạng nghiêm trọng nhất của sâu răng. Sau khi men và ngà răng bị phá hủy, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào tủy răng. Tủy bị viêm nhiễm sẽ gây ra cảm giác đau nhức dữ dội.

Và áp xe răng sẽ xảy ra khi vi khuẩn viêm nhiễm xâm nhập đến chóp răng. Những triệu chứng điển hình nhất của tình trạng áp xe răng là phần nướu ở chân răng sưng to, phì đại, xuất hiện tình trạng chảy mủ đặc và máu.

Sâu răng gây áp xe răng
Sâu răng gây áp xe răng

Khi nhiễm trùng càng nặng thì ổ áp xe càng lớn, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mô xung quanh làm sưng mặt. Nhiều trường hợp còn có biểu hiện chóng mặt, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi,…

Răng lung lay khiến việc ăn nhai gặp khó khăn

Một chiếc răng có thể đứng ổn định, vững chắc trên cung hàm trong suốt nhiều thập kỷ là nhờ vào sự khỏe mạnh của các tổ chức xung quanh, cụ thể gồm mô nướu, xương ổ răng và dây chằng nha chu.

Tuy nhiên, nếu tình trạng sâu răng gây viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến các tổ chức này bị tổn thương, dẫn đến răng lung lay.

Điều này làm lực nhai bị suy giảm, đau nhức khó chịu khi ăn nhai, không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn. Lâu dần khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng.

Sâu răng lung lay khiến việc ăn nhai gặp khó khăn
Sâu răng lung lay khiến việc ăn nhai gặp khó khăn

Cách điều trị răng sâu bị lung lay tốt nhất

Khi gặp tình trạng răng sâu bị lung lay, bạn nên sớm đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp khắc phục kịp thời nếu không muốn bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

Nếu răng sâu bị lung lay có thể giữ lại được

Thông qua quá trình thăm khám cẩn thận, nếu nhận thấy chiếc răng bị sâu vẫn còn có thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định một số giải pháp sau:

– Trước tiên cần loại bỏ cao răng và nạo sạch khoang sâu nhằm phá hủy môi trường trú ngụ của vi khuẩn, ngăn không cho chúng phát triển.

– Tiếp theo, dùng vật liệu composite chuyên dụng trong nha khoa để trám bít lỗ sâu, tái tạo lại hình dáng ban đầu của thân răng. Phương pháp này giúp ngăn ngừa tổ chức sâu răng lan rộng, cải thiện chức năng ăn nhai.

Trám bít răng sâu bằng vật liệu composite
Trám bít răng sâu bằng vật liệu composite

– Trường hợp tủy răng bị viêm, bác sĩ sẽ thực hiện chữa tủy răng trước để vi khuẩn không lây nhiễm sang các răng khác. Đồng thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

– Sau khi việc chữa tủy hoàn tất, chiếc răng sẽ được phục hình bằng phương pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ. Với chiếc răng đã điều trị tủy, thường giòn và dễ gãy, do đó bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh nên chọn giải pháp bọc răng sứ để giữ răng được lâu hơn trên cung hàm.

Nếu răng sâu bị lung lay không thể giữ lại được

Nếu chiếc răng sâu bị viêm nhiễm nặng, lung lay nghiêm trọng, không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Việc nhổ răng sâu lung lay lúc này là điều thực sự cần thiết để tránh lây lan sang các răng kế cận.

Nhổ bỏ răng sâu bị lung lay trong trường hợp không thể điều trị bảo tồn
Nhổ bỏ răng sâu bị lung lay trong trường hợp không thể điều trị bảo tồn

Sau đó, bạn nên trồng lại răng giả càng sớm càng tốt đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Hiện nay có nhiều giải pháp giúp phục hình lại chiếc răng đã mất như răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Song cấy ghép Implant được xem là giải pháp tối ưu nhất và được các nha sĩ hàng đầu trên thế giới khuyên dùng.

Bằng cách cấy trụ Implant vào trong xương hàm, chờ một thời gian trụ tích hợp chắc chắn sẽ gắn mão sứ phục hình lên trên, nhờ đó mà bạn có lại được chiếc răng mới với đầy đủ thân và chân răng.

Phương pháp này không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn cho khả năng ăn nhai chắc chắn như răng thật, tuổi thọ duy trì lâu dài trong hàng chục năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt.

Chăm sóc sau điều trị răng sâu bị lung lay

Sau khi điều trị chiếc răng sâu bị lung lay, dù là phương pháp nào thì lúc này chiếc răng cũng đã bị tác động nên việc xuất hiện một vài biểu hiện đau buốt là điều không thể tránh khỏi. Do đó bạn không nên lo lắng.

Hãy nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ như ngậm bông gòn cầm máu (trong trường hợp nhổ răng) hoặc uống thuốc kháng sinh (nếu có).

Nên sử dụng những thực phẩm mềm, lỏng và đã nguội để tránh kích thích vết thương khiến chúng lâu lành.

Lựa chọn những thực phẩm mềm dễ nuốt
Lựa chọn những thực phẩm mềm dễ nuốt

Chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vị trí răng mới điều trị. Đặc biệt, không dùng tay hoặc tăm nhọn chọt vào.

Không hút thuốc lá và sử dụng đồ uống chứa cồn. Hạn chế những thực phẩm dai cứng cần lực nhai lớn.

Để giảm sưng đau, bạn có thể đặt túi chườm mát ở má ngoài ngay tại vị trí vết thương. Di chuyển qua lại nhằm tránh tình trạng bỏng lạnh.

Phòng ngừa răng sâu bị lung lay bằng cách nào?

Nguyên nhân chính gây sâu răng xuất phát từ chế độ ăn uống cũng như cách chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vì vậy mà việc thay đổi một vài thói quen xấu trong sinh hoạt sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa sâu răng bị lung lay:

– Cần chải răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau những bữa ăn chính. Mỗi lần chải nên dành ra từ 2 – 3 phút để các mặt của răng đều được làm sạch.

Thao tác chải răng đúng cách và khoa học
Thao tác chải răng đúng cách và khoa học

– Sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác nhẹ nhàng, chải răng theo chuyển động tròn, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang gây tụt nướu, mòn cổ chân răng.

– Chọn loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa nồng độ Fluor phù hợp giúp răng chắc khỏe. Kết hợp dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn thừa và mảng bám trong kẽ răng.

– Hạn chế những thực phẩm nhiều đường và có tính axit cao. Thay vào đó nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng.

– Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và xử lý những tác nhân gây bệnh.

Thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần trong năm
Thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần trong năm

Sâu răng khi diễn biến đến giai đoạn nhiễm trùng khiến răng bị lung lay thì rất khó có thể phục hồi. Nhiều trường hợp còn phải nhổ bỏ và thay thế bằng phương pháp trồng răng giả. Chính vì vậy mà để không phải mất răng sớm, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh sâu răng bạn đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời