Khi nào nên niềng răng? Và trường hợp nào nên niềng?

Hiểu rõ khi nào nên niềng răng là điều vô cùng quan trọng. Bởi niềng răng cần phải được thực hiện đúng chỉ định, đúng thời điểm mới có thể mang lại được kết quả nắn chỉnh răng thành công mỹ mãn.

Khi nào nên niềng răng?
Khi nào nên niềng răng?

Khi nào cần niềng răng?

Việc tìm hiểu thời điểm khi nào nên niềng răng rất quan trọng, bởi việc này ảnh hưởng phần lớn kết quả điều trị của cả quá trình. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành niềng răng chỉnh nha càng sớm càng tốt.

Qua các thống kê cho thấy, trẻ trong độ tuổi từ 12 – 16 là thời điểm lý tưởng nhất để niềng răng một cách hiệu quả, nhanh chóng nhất. Bởi vì:

  • Trong giai đoạn này, trẻ đã thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, răng và xương hàm vẫn đang phát triển mạnh nên việc nắn chỉnh răng sẽ diễn ra khá thuận lợi, đem lại được tính thẩm mỹ tốt nhất, điều chỉnh khớp cắn ở 2 hàm sát khít nhau.
  • Ở độ tuổi này bác sĩ không cần can thiệp quá sâu đến cấu tạo hàm hay nhổ răng để niềng mà vẫn đảm bảo được hiệu quả đạt được tốt như mong muốn.
  • Niềng răng càng sớm sẽ giúp hạn chế tối đa các cảm giác đau đớn, khó chịu,…
  • Niềng răng ở độ tuổi này được đánh giá rất cao, không ảnh hưởng vấn đề giao tiếp, công việc.
  • Sau khi niềng răng ở độ tuổi này trẻ sẽ có được một hàm răng đều đặn, gương mặt trông cân đối, thẩm mỹ, khớp cắn chuẩn để tự tin hơn với vẻ ngoài khi bước sang giai đoạn trưởng thành.
  • Niềng răng càng sớm, đúng độ tuổi sẽ giúp cho khớp cắn đều đặn, giữ được kết quả lâu dài, không cần tốn nhiều thời gian để mang hàm duy trì về sau.
Thời điểm vàng để niềng răng cho trẻ là từ 12 – 16 tuổi
Thời điểm vàng để niềng răng cho trẻ là từ 12 – 16 tuổi

Trường hợp nào cần phải niềng răng?

Một hàm răng không đều đặn chắc chắn sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về khớp cắn, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Nếu tình trạng răng bạn gặp phải các trường hợp sau sẽ được bác sĩ chỉ định niềng răng chỉnh nha, cụ thể:

1.     Răng chen chúc

Các răng mọc khấp khểnh hoặc chìa ra, thụt vào, các răng mọc chen chúc nhau gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng ăn nhai và gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Răng mọc chen chúc, khấp khểnh
Răng mọc chen chúc, khấp khểnh

2.     Răng hô

Niềng răng chỉ phù hợp trong trường hợp hô do răng gây nên. Lúc này các răng ở hàm trên thay vì mọc thẳng bình thường thì lại mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới, khớp cắn ở 2 hàm không cân đối nhau.

Niềng răng hô
Niềng răng hô

3.     Răng móm

Tương tự như tình trạng hô, phương pháp niềng răng cũng phù hợp đối với bệnh nhân bị móm có nguyên nhân xuất phát từ răng. Biểu hiện thường thấy đó là răng ở hàm dưới mọc chìa ra phía ngoài, răng hàm trên thụt vào trong khiến khớp cắn sai lệch.

Răng móm
Răng móm

4.     Lệch đường giữa

Quan sát sẽ thấy 2 răng cửa ở hàm trên hoặc hàm dưới bị lệch hẳn sang một bên, không nằm trên đường giữa từ sống mũi xuống cằm làm ảnh hưởng cả về nhân tướng học lẫn thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt.

5.     Khớp cắn sâu

Sự sai lệch khớp cắn sẽ gây mất cân xứng, sự tương quan của hai hàm. Nếu gặp phải tình trạng hô, móm quá mức thường được gọi là khớp cắn sâu.

Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu

6.     Khớp cắn hở

Khi răng có khớp cắn hở 2 hàm sẽ không thể sát khít vào nhau và tạo khoảng hở dù ở bất kỳ trạng thái nào, gây khó khăn cho việc ăn nhai, phát âm và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Khớp cắn hở
Khớp cắn hở

7.     Khớp cắn chéo

Quan sát đường qua trán – mũi – cằm sẽ bị gấp khúc ở khe răng cửa. Đồng thời các răng mọc lệch lạc, không theo thứ tự. Hàm trên và hàm dưới sẽ không đối xứng nhau về vị trí răng và kẽ răng.

Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo

8.     Răng thưa, hở kẽ

Các răng mọc cách xa nhau, xuất hiện khoảng hở giữa các răng gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm và vệ sinh răng.

Niềng răng thưa
Niềng răng thưa

9.     Thiếu răng bẩm sinh hoặc mất răng

Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng để đóng khoảng trống đó. Hoặc cũng có thể nới rộng khoảng trống để cấy ghép Implant hay làm cầu răng sứ để phục hình lại răng đã mất.

Chi phí chỉnh nha bao nhiêu tiền?

Chi phí chỉnh nha bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ răng lệch lạc ít hay nhiều, phương pháp niềng răng lựa chọn, sức khỏe răng miệng có tốt hay không, dịch vụ tại nha khoa chỉnh nha.

Trong trường hợp niềng răng có mức độ lệch lạc nặng, đồng thời bệnh nhân mắc bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… cần phải khắc phục triệt để trước khi niềng răng nên sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn.

Hiện nay tại các trung tâm nha khoa áp dụng đa dạng các hình thức niềng răng như niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong hay niềng răng trong suốt 3D Clear,… đều được ưa chuộng, mang lại giá trị thẩm mỹ cao, tiết kiệm thời gian điều trị. Tuy nhiên, mức giá phải chi trả cho những phương pháp này sẽ cao hơn nhiều so với mắc cài kim loại thông thường.

Ở mỗi cơ sở nha khoa sẽ có tay nghề bác sĩ, máy móc, thiết bị cũng như công nghệ niềng răng khác nhau nên mức chi phí cũng sẽ có sự chênh lệch. Bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo niềng răng an toàn, hiệu quả cao với mức chi phí phải chăng nhất.

Tại Nha Khoa Đông Nam, chi phí chỉnh nha bao nhiêu tiền sẽ được liệt kê chi tiết trong bảng bên dưới đây để mọi người tham khảo qua:

Chỉnh hình răng Chi phí (VNĐ) Ghi chú
Niềng răng mắc cài 30.000.000 – 50.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài sứ 35.000.000 – 55.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) 45.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) 63.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) 67.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) 93.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) 100.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) 130.000.000 2 Hàm
(*) PHÍ HỦY CASE (Đối với trường hợp niềng răng trong suốt): 5.000.000VNĐ

Có thể thấy, so với giá niêm yết thì Nha Khoa Đông Nam còn có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn để giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân như:

  • Miễn phí chi phí thăm khám và tư vấn.
  • Miễn phí chi phí chụp phim x-quang răng.
  • Miễn phí chi phí nhổ răng (nếu có).

Đặc biệt, đi kèm với đó là chính sách trả góp 0% lãi suất sẽ giúp bệnh nhân an tâm và hài lòng tuyệt đối khi sử dụng dịch vụ niềng răng chỉnh nha tại cơ sở này.

Thời gian niềng răng mất bao lâu?

Thông thường, thời gian niềng răng trung bình khoảng 18 – 24 tháng hoặc có thể nhanh hay chậm hơn tùy từng trường hợp.

Tuy nhiên, thời gian niềng răng ở mỗi người sẽ khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: độ tuổi niềng răng, mức độ sai lệch của răng, tình trạng sức khỏe răng miệng, phương pháp niềng răng, chế độ chăm sóc trong suốt quá trình niềng răng,….

Thời gian niềng răng ở mỗi người sẽ không giống nhau
Thời gian niềng răng ở mỗi người sẽ không giống nhau

Đối với những bệnh nhân có sức khỏe răng miệng tốt, không mắc bệnh lý, tình trạng răng mọc lệch lạc nhẹ thì thời gian niềng răng sẽ nhanh hơn nhiều so với bệnh nhân có bệnh lý răng miệng, mức độ sai lệch của răng phức tạp.

Thời gian chỉnh nha nhanh hay chậm còn tùy thuộc đối tượng bệnh nhân là trẻ em hay người trưởng thành. Như đã đề cập ở phần trên, niềng răng ở trẻ em khi xương hàm vẫn còn đang phát triển sẽ diễn ra dễ dàng và đạt kết quả cao trong thời gian ngắn hơn nhiều so với niềng răng lúc trưởng thành có nền xương hàm cứng chắc.

Lựa chọn phương pháp niềng răng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian niềng răng. Theo các thống kê cho thấy trong cùng một tình trạng răng lệch lạc nếu bệnh nhân lựa chọn niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian so với các phương pháp khác.

Ngoài ra, trong quá trình niềng răng bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn chăm sóc, ăn uống phù hợp, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng góp phần hạn chế tối đa các sự cố phát sinh. Từ đó hỗ trợ cho việc nắn chỉnh răng thuận lợi và nhanh đạt hiệu quả tốt.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu rõ vấn đề khi nào nên niềng răng để mang lại hiệu quả tốt nhất, chọn cho mình một thời điểm điều trị rất quan trọng giúp quá trình diễn ra thuận lợi hơn, quan trọng nhất vẫn nên tìm một trung tâm nha khoa uy tín để được thực hiện với bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời