Bọc răng sứ bị hở nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Bọc răng sứ bị hở không những gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hại khác. Để khắc phục được tình trạng này cần phải biết được nguyên nhân gây nên. Hãy cùng theo dõi các thông tin sau đây.

Bọc răng sứ bị hở xử lý như thế nào?
Bọc răng sứ bị hở xử lý như thế nào?

Bọc răng sứ bị hở nguyên nhân do đâu?

Nếu bạn đã từng bọc răng sứ bị hở và rất khó chịu hãy tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng này để có hướng giải quyết phù hợp.

Hiện nay, bọc răng sứ thẩm mỹ như một dịch vụ giúp mọi người nâng cao tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải trường hợp bọc răng sứ nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Nếu không bảo đảm tính chính xác và cẩn thận khi bọc răng sứ có thể dẫn tới hở răng sứ, cộm cấn khi ăn nhai.

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến việc hở răng sứ thường gặp:

 – Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chưa chính xác

Bất kỳ một ca thẩm mỹ răng sứ nào được thực hiện đều phải tiến hành mài răng sau đó gắn mão sứ lên răng thật. Ở thao tác này rất quan trọng đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề bác sĩ phải bảm đảm chuẩn xác về tỉ lệ, bờ cong và góc mài răng chuẩn mới sát khít được với răng sứ, không bị chênh phô.

Bọc răng sứ cần tay nghề bác sĩ giàu chuyên môn
Bọc răng sứ cần tay nghề bác sĩ giàu chuyên môn

Nhưng nếu bác sĩ thực hiện cho bạn không đảm bảo tính chính xác của quy trình này khi chụp răng sứ lên sẽ bị lệch, không khớp với nướu. Nhiều trường hợp bác sĩ xâm lấn cấu trúc răng nhiều sẽ làm răng thật tổn thương nhiều, dễ gây tình trạng bọc răng sứ bị hở, tụt nướu về lâu dài.

 – Răng sứ chế tác sai kích thước

Việc chế tác mão sứ cũng là khâu quan trọng góp phần hiệu quả cho răng sau khi bọc chụp lên. Nếu bác sĩ lấy dấu hàm không đúng hay do kỹ thuật viên chế tạo răng sứ không có kinh nghiệm sẽ khó chế tác ra mão răng mang tỉ lệ chuẩn xác. Khi răng sứ được chế tác to hơn cùi răng sẽ khiến chúng không sát khít với nhau, tạo ra khe hở.

 – Răng sứ chất lượng kém

Bạn có biết nếu sử dụng những loại răng sứ chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ luôn tiềm ẩn nhiều tác hại, ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng. Các loại sứ này sẽ khiến nướu răng bị sưng, viêm nhiễm, làm cho mão sứ bị đẩy cao lên xuất hiện các khe hở.

Răng sứ chất lượng kém gây hở chân răng
Răng sứ chất lượng kém gây hở chân răng

Chất lượng răng sứ cũng rất quan trọng, thường thì nếu bạn chọn những loại răng sứ kim loại sau một thời gian sử dụng sẽ bị lộ chân răng sứ kim loại. Có thể gây nên nhiều bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, nha chu, hôi miệng.

 – Keo dán sứ kém chất lượng

Keo dán sứ cũng ảnh hưởng trực tiếp gây nên tình trạng bọc răng sứ bị hở, vì khi sử dụng keo dán kém chất lượng hay liều lượng quá ít sau khi ăn nhai sẽ gây hở, thậm chí rớt ra ngoài.

 – Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Một nguyên nhân chủ quan trong khi phục hình sứ vẫn có thể gây hở nếu khách hàng đánh răng sai cách, chải theo chiều ngang quá mạnh hay khi dùng các thực phẩm cứng, dai,.. đều làm răng sứ dễ bị gãy, bung bật sau khi gắn cố định.

Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở

Bọc răng sứ bị hở là tình trạng khá phổ biến, nếu quan sát bằng mắt thường bạn sẽ nhận biết được các biểu hiện sau:

Nhận biết răng sứ bị hở
Nhận biết răng sứ bị hở
  • Vùng tiếp giáp mão răng sứ và nướu có một khe hở nhất định, răng sứ không còn ôm sát nướu như ban đầu.
  • Cùi răng thật bị lộ ra ngoài, nướu tụt dần xuống.
  • Cộm cấn khi ăn nhai, đôi lúc đau nhức, ê buốt kéo dài.
  • Khi cắn hai hàm lại và hít vào sẽ thấy hơi lạnh luồng qua chân răng sứ.
  • Xuất hiện tình trạng thâm đen viền nướu quanh chân răng.
  • Vùng nướu răng sứ bị hở có thể sưng tấy, xuất hiện mủ.

Nếu bạn thấy các dấu hiệu này xuất hiện, chúng đang báo hiệu hiện tượng bọc răng sứ bỉ hở. Hãy liên hệ lại với nha khoa thực hiện để bác sĩ nắm được tình hình và xử lý kịp thời cho bạn.

Bọc răng sứ bị hở có ảnh hưởng gì không?

Khi bọc răng sứ bị hở không được điều trị kịp thời sẽ là nền tảng kéo theo nhiều biến chứng mà bạn không ngờ tới. Cụ thể:

– Tạo điều kiên cho vi khuẩn gây bệnh

Khi hở giữa mão răng sứ và chân răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sinh sôi và phát triển, để càng lâu sẽ biến chứng sang các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… nếu bạn không sớm điều trị vẫn có thể gây áp xe răng, viêm xương hàm, mất răng.

Kích ứng răng sứ kim loại gây viêm nướu
Kích ứng răng sứ kim loại gây viêm nướu

– Nguy cơ mất răng thật

Ở những trường hợp sử dụng răng sứ kém chất lượng gây viêm nhiễm, có thể làm hư hại răng thật, thậm chí gây mất răng.

 – Gây đau nhức, hôi miệng

Bọc răng sứ bị hở sẽ luôn cảm thấy đau nhức lúc ăn uống, giao tiếp. Bạn sẽ cảm nhân được chân răng lúc nào cũng chảy máu rất tanh hôi, đôi khi tụ mủ do thực phẩm thừa bám vào khe hở giữa răng sứ và răng thật.

Việc này còn kéo theo khớp cắn không được linh hoạt như ban đầu khi ăn nhai, sức khỏe tổng thể cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

Răng sứ hở ảnh hưởng sức khỏe chung
Răng sứ hở ảnh hưởng sức khỏe chung

 – Làm mất thẩm mỹ nụ cười

Đây là tác hại khiến nhiều người lo ngại, bởi răng sứ bị hở nhất là tại vị trí răng cửa sẽ làm lộ trụ răng thật, đen viền nướu rất dễ phát hiện. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của hàm răng, làm bạn thiếu tự tin khi giao tiếp.

 – Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Việc bọc răng sứ bị hở cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa khi thức ăn không được nhai kỹ trước khi đưa xuống dạ dày, gây ra những bệnh lý đau bao tử, đại tràng,…

Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hở hiệu quả
Hầu hết những trường hợp bọc răng sứ bị hở thường phải tiến hành gỡ mão răng sứ ra để kiểm tra và lắp lại răng. Đây là cách duy nhất để biết chính xác nguyên nhân gây hở mão răng sứ.

  • Trường hợp bọc răng sứ bị hở do sai kích thước mão sứ

Khâu lấy dấu chế tạo kích thước răng sứ vô cùng quan trọng, nếu răng sứ thiết kế sai bị hở thì bác sĩ phải tháo bỏ răng sứ, lấy dấu răng chế tác lại mão sứ mới.

Lúc này, bạn hãy xem xét các khớp cắn đã đều chưa, độ sát khít của răng có bị chênh khi ăn nhai không để tránh tình trạng mão sứ bị lộ chân răng, bong rót.

Kiểm tra lại khớp cắn các răng sứ sau khi làm lại
Kiểm tra lại khớp cắn các răng sứ sau khi làm lại
  • Trường hợp bọc răng sứ bị hở do kích ứng răng kim loại

Trường hợp hở răng sứ do nướu kích ứng với răng sứ kim loại sẽ được thay thế với mão sứ răng toàn sứ để cải thiện tình trạng này.

  • Trường hợp mão răng sứ bị hở do chăm sóc sai cách

Khi bạn bọc răng sứ hở chân răng do vệ sinh sai cách cần phải xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng theo chiều thẳng đứng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám. Đặc biệt nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên ăn thực phẩm quá cứng hay quá dai.

Bạn nên quay lại nha khoa, để bác sĩ kiểm tra và khắc phục vì có thể vẫn trong thời gian bảo hành sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho bạn. Bọc răng sứ thường có thời gian bảo hành từ 5 – 20 năm, một số loại răng sứ cao cấp có thể bảo hành trọn đời.

Tuy nhiên, nếu bạn lo sợ nha khoa cũ không đủ đảm bảo kỹ thuật dễ tái phạm lại các lỗi sai, hãy tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín khác.

Phòng ngừa răng sứ bị hở như thế nào?

Để ngăn ngừa tình trạng bọc răng sứ bị hở, bạn nên cân nhắc việc điều trị dịch vụ bọc răng sứ tại nha khoa uy tín và có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp.

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách

Sau khi bọc răng sứ cần có chếc độ chăm sóc răng miệng khoa học, dùng bàn chải nhẹ nhàng chải dọc từ chân răng đến mặt nhai, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để đảm bảo loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa.

Bạn có thể ưu tiên sử dụng máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng tốt hơn, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.

Chăm sóc răng đã bọc sứ đúng cách
Chăm sóc răng đã bọc sứ đúng cách
  • Tái khám định kỳ tại nha khoa uy tín

Hãy chủ động thăm khám nha khoa 4 – 6 tháng/ lần để cạo vôi răng, làm sạch răng miệng giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn, phòng ngừa được tình trạng bọc răng sứ bị hở và nhiều biến chứng khác.

Hi vọng qua những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu được vấn đề nguyên nhân gây bọc răng sứ bị hở và cần xử lý như thế nào đúng nhất trong mỗi trường hợp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời