Trám răng có cần lấy tủy không? Chi phí là bao nhiêu?

Trám răng có cần lấy tủy không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân khi dự định thực hiện trám răng. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia nha khoa nói về vấn đề này như thế nào để chuẩn bị tốt nhất nhé.

Trám răng có cần lấy tủy không?
Trám răng có cần lấy tủy không?

Trám răng có cần lấy tủy không?

Như các bạn đã biết, trám răng là một phương pháp điều trị phục hình răng miệng trong trường hợp răng gặp các vấn đề sứt mẻ, gãy vỡ, sâu răng, bệnh lý khác,…

Với tình trạng sâu răng sẽ có nhiều cấp độ và phương pháp điều trị theo đó cũng khác nhau. Ở những trường hợp sâu răng nhẹ, giai đoạn chớm sâu chưa ảnh hưởng tủy thì chỉ cần loại bỏ mô răng sâu bệnh là có thể hàn trám lại bình thường, hay nói cách khác không cần thiết phải chũa tủy.

Trám răng chữa tủy phụ thuộc vào tình trạng thực tế
Trám răng chữa tủy phụ thuộc vào tình trạng thực tế

Còn nếu trường hợp răng sâu nặng, gây ảnh hưởng tới tủy răng thì mới buộc phải điều trị tủy răng và hàn trám lại sau đó nhằm bảo vệ răng thật tốt nhất. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiền hành nạo sạch các mô tủy bị viêm, loại bỏ vi khuẩn sâu răng sau đó trám bít lại các ống tủy này.

Điều trị trám răng có chữa tủy răng sẽ diễn ra trong trường hợp răng sâu nặng là quy trình bắt buộc để hạn chế các biến chứng nguy hại cho răng có thể xảy ra như: hoại tử tủy, áp xe ổ xương răng, nhiễm trùng máu,.. nặng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu muốn biết rõ tình trạng của mình khi điều trị trám răng có cần phải lấy tủy hay không đều cần phải trải qua thăm khám, chụp phim để xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm của răng đang ở giai đoạn nào, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

Ưu nhược điểm khi trám răng chữa tủy

Bất kỳ phương pháp nào cũng đều sẽ có những ưu – nhược điểm của chúng để người bệnh có thể cân nhắc trước khi điều trị. Bạn có thể xem qua các ưu – nhược điểm của phương pháp chữa tủy này cụ thể:

  • Ưu điểm khi trám răng chữa tủy

+ Cải thiện tình trạng đau nhức răng: đây là biện pháp chấm dứt cơn đau triệt để, khi loại bỏ được các phần tủy viêm nhiễm và trám răng lại sẽ giúp răng phục hồi như ban đầu.

Nếu gặp phải tình trạng sâu răng ảnh hưởng tủy, viêm tủy phì đại, chấn thương răng ảnh hưởng tủy răng,.. đều được chỉ định điều trị tủy răng và trám lại để chấm dứt cảm giác đau nhức, khó chịu này.

Cải thiện chức năng ăn nhai sau điều trị tủy răng
Cải thiện chức năng ăn nhai sau điều trị tủy răng

+ Phục hồi chức năng ăn nhai: Khi răng được điều trị hiệu quả, không còn ê buốt, đau nhức bạn sẽ ăn nhai bình thường, dễ dàng trở lại. Ở những trường hợp răng gãy mẻ lớn thì sau khi điều trị trám lại hình thể răng như ban đầu sẽ giúp ăn nhai, vệ sinh dễ dàng hơn.

+ Bảo tồn răng thật: chữa tủy răng và hàn trám ở những trường hợp sâu răng vỡ lớn cũng là giải pháp bảo tồn răng thật tối ưu nhất không cần phải nhổ bỏ chân răng mà còn hạn chế được các tình trạng áp xe, tiêu xương hàm, nhiều biến chứng nguy hại khác.

  • Nhược điểm khi trám răng chữa tủy

Tủy răng được xem là nguồn sống chính của một chiếc răng giúp cho răng có sự sống, tính dẻo dai thực hiện tốt chức năng ăn nhai, sinh hoạt hang ngày. Vì vậy, sau khi chữa tủy răng đi, răng sẽ không còn chất dinh dưỡng để nuôi sống, ngày càng trở nên vôi hóa, dễ vỡ gãy khi sinh hoạt,

Tuổi thọ thông thường của ở những răng đã chữa tủy duy trì khoảng 10 – 15 năm. Do đó, để khắc phục nhược điểm này, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh thực hiện giải pháp Bọc răng sứ để bảo vệ chân răng thật khỏi sự kích thích bên ngoài, đảm bảo việc ăn nhai sử dụng đạt thẩm mỹ cao hơn.

Quy trình trám răng chữa tủy được diễn ra như thế nào?

Quy trình trám răng chữa tủy tại các trung tâm nha khoa uy tín sẽ được thực hiện bài bản theo các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám, xác định vị trí ống tủy

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng sức khỏe răng miệng tổng quát của bệnh nhân bằng mắt thường. Sau đó, chụp X quang để xác định chính xác mức độ viêm nhiễm của tủy răng và trao đổi trực tiếp với bệnh nhân đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, gây tê tại chỗ

Khi bước vào điều trị, bước đầu tiên cần làm là vệ sinh toàn bộ khoang miệng cho bệnh nhân hạn chế tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Cách ly môi lợi của răng được phẫu thuật lấy tủy với các răng khác. Gây tê cục bộ để làm cho bạn bớt đau trong quá trình lấy tủy.

Quy trình điều trị tủy răng
Quy trình điều trị tủy răng
  • Bước 3: Mở tủy, tạo ống tủy và chữa tủy răng

Tiếp đến bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa để đô đạc chiều dài ống tủy, tiến hành mở buồng tủy loại bỏ các mô tủy viêm, làm sạch các chân răng.

  • Bước 4: Trám bít ống tủy, trám răng kết thúc

Sau khi đã chữa tủy răng, răng sẽ không còn triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm, ống tủy sẽ được trám bít lại thông qua các bước tiêu chuẩn: xói mòn acid, tạo lớp dán, trám răng Composite và sử dụng ánh sáng quang trùng hợp.

  • Bước 5: Kiểm tra kết quả

Cuối cùng, bác sĩ sẽ chụp X quang lại một lần nữa để chắc rằng mọi quy trình đều được thực hiện tốt, kiểm tra những cộm cấn của miếng trám để bệnh nhân ăn nhai, sinh hoạt tốt hơn. Đồng thời hẹn lịch tái khám và dặn dò cách chăm sóc cho bệnh nhân.

Chi phí trám răng lấy tủy giá bao nhiêu hiện nay?

Chi phí trám răng lấy tủy hiên nay có nhiều mức gia dao động theo từng vị trí răng trên cung hàm. Ngoài ra, chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

  • Số lượng ống tủy ở mỗi răng cần điều trị.
  • Mức độ viêm nhiễm tại vị trí răng như thế nào.
  • Phương pháp điều trị trực tiếp hay phải đặt thuốc chết tủy
  • Phương pháp phục hình sau điều trị tủy.
  • Chính sách điều trị tại mỗi nha khoa.

Bạn có thể tham khảo bảng chi phí trám răng chữa tủy sau đây để chuẩn bị ngân sách tốt nhất cho mình:

CHỮA TỦY CHI PHÍ GHI CHÚ
Thăm khám và tư vấn Miễn Phí
Chụp X- Quang Miễn Phí
Chữa tủy răng cửa 500.000VNĐ/1 Răng
Chữa tủy răng tiền cối 700.000VNĐ/1 Răng Không bao gồm tiền trám răng
Chữa tủy răng cối lớn 1.000.000VNĐ/1 Răng
Trám răng kết thúc chữa tủy 200.000VNĐ/1 Răng
Chữa tủy lại 200.000VNĐ/1 Răng (*) = giá chữa tủy + 200.000VNĐ/1 Răng
Cùi giả kim loại 400.000VNĐ/1 Răng
Cùi giả sứ 2.000.000VNĐ/1 Răng

Thông thường chi phí trám răng lấy tủy với những răng hàm nhiều chân răng sẽ có chi phí cao hơn dao động từ 700.000 – 1.000.000vnđ.

Ở vị trí răng cửa hay răng nanh với 1 chân răng duy nhất, nên việc điều trị tủy và trám lại cũng sẽ dễ dàng hơn, ít thời gian hơn. Vì vậy, chi phí cũng sẽ mềm hơn trong khoảng 500.000vnđ/1 răng.

Sau khi đã điều trị tủy, bác sĩ sẽ thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ lại tùy nhu cầu khách hàng. Bước này sẽ giúp bảo vệ răng thật lâu dài, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào. Sẽ cộng thêm chi phí trám cố định 200.000vnđ/ 1 răng.

Hiện nay tại mỗi nha khoa sẽ có nhiều loại chất liệu trám răng hay răng sứ với chất lượng, độ bền khác nhau. Chính vì vậy, chi phí trám răng lấy tủy cũng có nhiều mức giá.

Bạn có thể tham khảo trước khi thực hiện sẽ được các chuyên gia tư vấn những khung giá phù hợp với nhu cầu và tình trạng răng của mình.

Thông qua những thông tin trên đã giải đáp chi tiết vấn đề trám răng có cần lấy tủy không và các mức giá cụ thể để giúp bạn dự trù kinh phí điều trị tốt nhất trước khi điều trị.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời