Theo thống kê, hơn 85% trẻ em bị sâu răng ở Việt Nam, nguyên nhân chính do sự chủ quan trong chăm sóc răng miệng trẻ em dễ khiến trẻ mất răng sớm. Để hiểu rõ về sự nguy hại của sâu răng ở trẻ, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Các trường hợp sâu răng ở trẻ em thường thấy
Trẻ em bị sâu răng là triệu chứng rất phổ biến mà các bậc phụ huynh hay chủ quan không để tâm tới. So với răng vĩnh viễn, khi trẻ em bị sâu răng sữa thường phát triển rất nhanh – đây là một căn bệnh nguy hiểm cần sự quan tâm đặc biệt.
– Trẻ bị sâu răng sữa
Xét về cấu tạo chung của răng sữa ở trẻ thường có men răng và ngà răng mỏng, yếu hơn răng của người lớn. Vì vậy, khi không được chăm sóc đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn tấn công hình thành lỗ sâu răng.
– Trẻ em sâu răng hàm
Trên cung hàm răng, thì răng hàm là những chiếc răng cối lớn nằm sâu bên trong khoang miệng. Những chiếc răng này thường chịu lực nhai chính nên rất dễ bị sâu, rất khó thấy nên mọi người hay bỏ qua.
Răng hàm số 6 ở trẻ được xem là chiếc răng thay sớm nhất khi trẻ 6 tuổi, vì vậy hãy chú ý chiếc răng này, phòng ngừa sâu răng xảy ra. Trường hợp trẻ bị mất răng hàm sớm, các răng bên cạnh sẽ có nguy cơ chạy vào vị trí răng mất tạo khoảng trống, gây lệch cấu trúc răng.
– Trẻ bị sâu răng sưng nướu
Hệ thống nướu và răng là một liên kết chặt chẽ, những mô mềm sẽ bao bọc chân răng chắc chắn. Nhưng nếu trẻ bị sâu răng không được điều trị sớm, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm phần mô này.
Nhiều trường hợp biểu hiện như bề mặt đỏ ửng, nướu trơn láng dễ chảy máu, đôi khi kèm theo sốt, mệt mỏi, nặng nhất gây nên các trường hợp áp xe răng, ảnh hưởng dây chằng trong ổ răng.
– Trẻ bị sâu răng vào tủy
Trẻ em bị sâu răng, chấn thương răng đều có nguy cơ gây viêm tủy răng ở trẻ. Thời gian đầu khi men răng bị acid tấn công sẽ biểu hiện qua các đốm đen, sau đó sâu răng sẽ ăn sâu vào ngà răng kèm theo các kích thích ê buốt, khiến trẻ đau nhức và khó ăn uống. Sau một thời gian không được điều trị, răng sẽ bắt đầu chết tủy, có nguy cơ nhiễm trùng đi vào xương gây viêm xương hàm.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em cần lưu ý
Hiểu đơn giản, trẻ em bị sâu răng sữa thường do vi khuẩn tấn công khiến mô răng hình thành các lỗ sâu gây đau nhức, thường cũng do các tác động chính đến từ thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng của trẻ không tốt, cụ thể:
- Ăn nhiều thực phẩm ngọt
Trẻ con luôn nạp quá nhiều thực phẩm ngọt đến từ kẹo, bánh, sữa… thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, ăn sâu vào trong khoang miệng. Chúng sẽ lên men tạo acid với các loại đường này, bám theo răng gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ.
- Lười vệ sinh răng miệng
Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám thức ăn thừa sẽ tồn đọng trên răng, hình thành nên các vi khuẩn sâu răng phá hủy cấu trúc men răng, khiến răng yếu đi và sâu răng nặng hơn.
- Cấu trúc răng bị lệch
Ở nhiều trường hợp sai lệch khớp cắn ở trẻ sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo, thức ăn thừa sẽ tích tụ gây nên tình trạng sâu răng sữa.
Các dấu hiệu răng sâu ở trẻ cần phát hiện sớm
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy trẻ em bị sâu răng sẽ có những biểu hiện dễ dàng nhận thấy như:
- Những đốm trắng ngà hay đốm nâu sẽ xuất hiện trên bề mặt răng.
- Các đốm nâu sẽ càng ngày sẫm màu đi, kéo theo sự đau nhức liên tục.
- Trẻ sẽ có dấu hiệu khó chịu, hôi miệng đi kèm chán ăn.
Tác hại sâu răng ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời
Nhiều bậc phụ huynh sẽ nghĩ rằng, răng sữa có tuổi thọ ngắn, nếu mất răng sớm cũng không ảnh hưởng nhiều vì răng vĩnh viễn sẽ sớm mọc lên. Đây là một quan niệm sai lầm, vì thật sự răng sữa đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe ở trẻ, đặc biệt khi mất răng sớm sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng:
- Khi răng sữa sâu răng, có thể gây hại đến mầm răng vĩnh viễn đang nằm phía bên dưới nướu đang chuẩn bị mọc.
- Răng sữa thường sẽ giữ chức năng duy trì khoảng cách của các răng nhằm giúp răng vĩnh viễn lên đúng vị trí sau này. Khi trẻ em bị sâu răng sữa hay mất răng sớm sẽ làm răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc không đúng vị trí, ảnh hưởng tới khớp cắn và xương hàm, đôi khi ảnh hưởng tới phát âm ở trẻ khi sún răng quá nhiều.
- Răng sữa bị sâu chạm tủy sẽ dẫn tới các cơn đau răng liên tục, nhiều trường hợp viêm tủy có nguy cơ hoại tử, viêm quanh cuốn răng, áp xe răng. Nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng máu.
- Trong thời gian chờ thay răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ giúp trẻ ăn nhai tốt. Trẻ em bị sâu răng sữa sẽ thường biến ăn hoặc ăn nhai không kỹ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Trẻ em bị sâu răng phải làm sao?
Khi trẻ bị sâu răng, bố mẹ có thể áp dụng ngay những mẹo điều trị cho trẻ tại nhà khi chưa kịp đến nha khoa. Sau đây là những cách giảm đau nhức, ngăn chặn sâu lan rộng hơn:
- Nước muối
Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng ở giai đoạn chớm sâu mà chưa thể tới nha khoa, phụ huynh nên cho trẻ ngậm nước muối mỗi ngày để sát trùng giảm đau vị trí sâu răng. Thành phần trong muối sẽ giúp giảm nhiễm trùng xảy ra.
- Tỏi và gừng
Tỏi và gừng đều là nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà, theo Đông Y được dùng đặc trị nhiều bệnh trong đó có sâu răng. Bạn có thể dùng gừng và tỏi giã nát rồi đắp hỗn hợp này lên vị trí răng sâu ở trẻ, như vậy sẽ giúp trẻ giảm đau nhanh chóng hơn.
Những cách trị sâu răng sữa từ thiên nhiên thường chỉ mang tính chất tạm thời để hạn chế các cơn đau, nhưng nếu trẻ sâu răng nặng hơn, cần phải đưa trẻ tới nha khoa mới có thể điều trị dứt điểm được bệnh.
Điều trị dứt điểm sâu răng tại nha khoa uy tín
Tại nha khoa các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng về tình trạng răng miệng sâu ở giai đoạn nào. Dựa vào đó lên phác đồ điều trị cho trẻ để khắc phục sâu răng hiệu quả nhất.
- Tái khoáng bằng fluoride
Phương pháp này sẽ giúp phục hồi các men răng tổn thương ở giai đoạn đầu của sâu răng. Nếu men răng xuất hiện các đốm sâu, bác sĩ sẽ bôi fluoride dạng gel, bọt,.. để che phủ các lỗ sâu nhỏ, đồng thời cung cấp khoáng chất cho răng.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được bác sĩ khuyến cáo dùng các loại kem đánh răng có chứa fluor để tăng cường khoáng chất, khôi phục bề mặt răng tốt hơn.
- Trám răng
Khi răng đã hình thành các lỗ sâu lớn có nguy cơ ảnh hưởng tủy răng sẽ được bác sĩ trám răng phòng ngừa để loại bỏ các mô sâu bệnh, ngăn ngừa sâu răng tái phát.
- Nhổ răng sâu
Nếu như sâu răng đã ăn sâu vào tủy răng khiến bé đau nhức dữ dội thì cách tốt nhất là lấy tủy và bọc sứ. Trong trường hợp xấu hơn là thân răng đã bị hư hại gần như hoàn toàn thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ răng sâu.
Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Để phòng ngừa trẻ em bị sâu răng, hãy thực hiện theo các phương pháp sau đây:
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: nên dùng gạc hay các dụng cụ lơ miệng ngay khi trẻ chưa ở chiếc răng nào.
- Nếu trẻ xuất hiện các chiếc răng sữa đầu tiên, hãy tập cho trẻ chải răng với bàn chải mềm, sử dụng kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp, giúp trẻ xem việc chải răng như một thói quen mỗi ngày.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa cho trẻ để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng tối ưu.
- Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột hay những loại thức ăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng bám.
- Bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây giàu chất xơ và ít đường. Vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
- Bạn có thể thêm phô mai vào chế độ ăn cho trẻ vì loại thực phẩm này cung cấp canxi, tốt cho xương và răng.
- Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn hay súc miệng sau khi dùng các thức uống có axit và đường.
- Trẻ sẽ thay răng vĩnh viễn qua từng giai đoạn tuổi, các bậc phụ huynh hãy luôn chú ý ở giai đoạn đầu này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt hơn về sau.
Trẻ em bị sâu răng cần được quan tâm và điều trị từ sớm, càng thăm khám điều trị sớm sẽ tránh được nguy cơ nhổ bỏ răng sữa xảy ra. Phòng tránh được các bệnh lý về răng và nướu cho trẻ là điều cần thiết.