Bọc răng sứ bị cộm nguyên nhân và khắc phục như thế nào?

Bọc răng sứ bị cộm không những gây ra những khó chịu mà còn tiềm ẩn các nguy cơ nguy hại khác cho người sử dụng. Vậy nguyên nhân nào gây nên răng sứ bị cộm và khắc phục ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Bọc răng sứ bị cộm khắc phục như thế nào?
Bọc răng sứ bị cộm khắc phục như thế nào?

Vì sao bọc răng sứ bị cộm?

Khi bọc răng sứ bị cộm thường phần lớn có thể do chưa quen với cảm giác tồn tại chiếc răng giả bên trong miệng. Nhưng việc này lại là dấu hiệu cho thấy sự sai sót trong quá trình điều trị bọc răng sứ.

Nếu nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm do cảm giác sẽ biến mất sau vài ngày. Còn nếu tình trạng cộm cấn này kéo dài thì chắc chắn răng sứ đang gặp phải nhiều vấn đề:

Vì sao bọc răng sứ bị cộm?
Vì sao bọc răng sứ bị cộm?

– Bước mài răng không được đảm bảo

Kỹ thuật mài răng ảnh hưởng trực tiếp để mang lại cho người dùng cảm giác ăn nhai thoải mái, đây là bước rất quan trọng. Răng được mài cần theo tỉ lệ nhất định, không quá nhỏ cũng không quá to để lắp sứ sát khít, không bị vướng cộm.

Nếu bác sĩ điều trị mài răng không đều, khi mão sứ lắp lên răng sẽ vướng cộm tại một vài vị trí.

– Cách vệ sinh răng miệng không hiệu quả

Sau khi bọc răng sứ bị cộm cấn cũng có thể đến từ nguyên nhân vệ sinh răng miệng không bảo đảm. Các bước chăm sóc, vệ sinh răng tại nhà nếu không đúng thao tác sẽ mang lại cảm giác cộm cấn khó chịu ở vị trí răng mới làm.

– Tay nghề không đảm bảo

Không phải bác sĩ nào cũng có thể điều trị dịch vụ này, nếu tay nghề bác sĩ chưa cao, sẽ khiến cho các thao tác mài sứ, lắp mão sứ sai kỹ thuật, đôi khi gây lệch khớp cắn nên chắc chắn răng sứ sẽ bị cộm sau khi gắn cố định.

Cho dù có chọn loại sứ tốt, nhưng việc lắp răng không đảm bảo đúng kỹ thuật vẫn sẽ gây chênh lệch, cộm cấn, thậm chí viêm nướu răng, buộc phải thực hiện lại từ đầu.

Thao tác mài răng sai kỹ thuật
Thao tác mài răng sai kỹ thuật

– Lấy dấu răng bằng công cụ thô sơ, không chính xác

Thường thì vấn đề này thường xảy ra ở các phòng khám, nha khoa nhỏ không được trang bị các thiêt bị chuyên khoa bọc sứ thẩm mỹ sẽ khiến thông số lấy dấu bị sâu lệch, kỹ thuật viên sẽ không chế tác mão răng chuẩn xác được. Lúc này, răng sứ sẽ thô, không tự nhiên hay cộm cấn là điều có thể xảy ra.

– Điều trị bệnh lý trước khi bọc sứ không dứt điểm

Trước khi bọc răng sứ thường sẽ được cạo vôi răng hoặc điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng. Nếu khoang miệng không được làm sạch rất dễ làm cho mảng bám áp sát vào cùi răng gây khó chịu.

Nhiều trường hợp mắc bệnh lý viêm nướu, viêm tủy răng,.. khi chưa được điều trị sẽ gây sưng, đau, cộm cấn khó chịu khi ăn nhai.

– Bọc răng sứ kém chất lượng dẫn đến cộm cấn

Chất lượng răng sứ cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả đạt được. Trong trường hợp sử dụng sứ kém chất lượng không chỉ gây kích ứng mà còn dẫn đến tình trạng cộm. Chính điều này đã tạo nên cảm giác rất khó chịu khi hoạt động cơ miệng. Đây là vấn đề rất nhiều khách hàng không muốn gặp phải.

Hậu quả của răng sứ bị cộm tác động như thế nào?

Khi bọc răng sứ bị cộm cấn hay sai lệch khớp cắn sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng lâu dài.

  • Tính thẩm mỹ không đảm bảo

Thường thì răng sứ bị cộm trông sẽ không được tự nhiên, đây là ảnh hưởng đầu tiên mà bạn sẽ nhận thấy. Nhất là đối với các vị trí răng cửa sẽ trở nên thô kệch, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

  • Khó chịu trong sinh hoạt

Bọc răng sứ bị cộm cấn tất nhiên cảm giác trong miệng lúc nào cũng nặng nề, khó chịu, nhất là khi bạn phải giao tiếp hay sinh hoạt sẽ gặp rất nhiều khó khăn, giảm sự tập trung khi làm việc.

Thường thì nếu có khó chịu, vướng víu bạn sẽ dùng lưỡi hay tay để đẩy tới lui cân chỉnh. Nhưng nếu kéo dài có thể dẫn tới các sai lệch nhỏ cho răng.

Bọc sứ sai cách dễ gây nhiều biến chứng
Bọc sứ sai cách dễ gây nhiều biến chứng
  • Nguy cơ gây viêm nướu

Hậu quả cuối cùng thường thấy chính bởi các khe hở khi răng sứ không được gắn sát khít sẽ làm cho thức ăn dễ bị nhét vào, lâu ngày không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men gây ra các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là sâu răng, tiêu xương hàm, mất răng.

Hơi thở của bạn lúc này sẽ không còn thơm mát, tự nhiên nữa thay vào đó sẽ có mùi rất khó chịu kéo dài.

Cách khắc phục bọc răng sứ bị cộm như thế nào?

Với những nguy hại trên khi bọc răng sứ bị cộm, bạn cần lưu ý các biểu hiện khó chịu sau khi điều trị và liên hệ trực tiếp đến nha khoa đã làm, hay các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân nhằm khắc phục tốt nhất.

Vì để càng lâu sẽ càng kéo theo nhiều biến chứng khác, thường tùy vào nguyên nhân gây cộm răng mà bác sĩ sẽ khắc phục cụ thể:

  • Trường hợp mài răng không chính xác

Ở trường hợp này buộc bạn phải tháo mão sứ ra và làm lại. Vì để chỉnh lại đường mài răng buộc phải cưa đôi mão sứ cũ ra và làm lại mão sứ mới. Sau đó, bác sĩ sẽ mài chỉnh lại răng cho chuẩn hơn, tiến hành lấy dấu răng và thiết kế làm lại từ đầu.

Làm lại răng sứ mới
Làm lại răng sứ mới
  • Trường hợp gắn răng sứ sai kỹ thuật

Nếu răng sứ được gắn không sát khít, bác sĩ sẽ kiểm tra và cân chỉnh lại sao cho bệnh nhân cắn thử không còn khó chịu nữa.

Nếu có kẽ ở giữa các răng, bác sĩ sẽ hàn trám lại khu vực bị hở, ngăn chặn thức ăn hay vi khuẩn lọt vào gây bệnh lý.

  • Trường hợp răng mắc bệnh lý

Ở những trường hợp răng còn sót tủy hay chưa vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão sứ, điều trị bệnh lý và làm sạch răng miệng rồi mới chụp sứ lại.

Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này hay nghi ngờ tình trạng cộm cấn xảy ra sau khi bọc sứ, hãy nhanh chóng tìm đến nha khoa để kiểm tra lại và xử lý kịp thời.

Để phòng ngừa tình trạng bọc răng sứ bị cộm cấn xảy ra, nên chọn cho mình một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy dể thực hiện, nơi đó sẽ có các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đảm bảo hiệu quả điều trị cho bạn tốt hơn.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời