Niềng răng bị hỏng nguyên nhân do đâu? Và cách khắc phục hiệu quả

Niềng răng hỏng là điều không một ai mong muốn xảy ra với chính mình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều ca niềng răng không thành công xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Vậy cụ thể niềng răng bị hỏng nguyên nhân do đâu? Khắc phục như thế nào hiệu quả?

Niềng răng bị hỏng nguyên nhân do đâu?
Niềng răng bị hỏng nguyên nhân do đâu?

Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng

Niềng răng là giải pháp chỉnh nha đang được nhiều bệnh nhân ưa chuộng bởi tính an toàn cũng như hiệu quả đạt được khá cao, giúp cải thiện tính thẩm mỹ tối ưu cho nụ cười và toàn bộ gương mặt.

Bên cạnh rất nhiều trường hợp niềng răng đạt kết quả thành công sở hữu được hàm răng thẳng đều, chuẩn khớp cắn với nụ cười tự tin rạng rỡ. Thì vẫn có không ít trường hợp bệnh nhân phải đối mặt với nhiều rắc rối và nguy hại do niềng răng hỏng gây ra.

Có thể biết được niềng răng bị hỏng hay không thông qua các dấu hiệu sau đây:

Thứ 1: Chân răng bật ra khỏi xương hàm, tiêu cụt chân răng

Trong trường hợp sử dụng lực tác động quá lớn lên răng sẽ dẫn đến tình trạng các răng bị nhô lên, chân răng bật ra khỏi xương hàm. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày không có biện pháp khắc phục tốt có thể khiến cho chân răng dần tiêu cụt, thậm chí nguy cơ gãy rụng sớm.

Chân răng bị lệch khi niềng răng
Chân răng bị lệch khi niềng răng

Thứ 2: Lệch mặt, lệch đường giữa

Một ca niềng răng thành công sẽ giúp nắn chỉnh răng về khớp cắn chuẩn để gương mặt trông cân đối, hài hòa hơn. Quan sát sẽ thấy được khe giữa của răng cửa hàm trên và hàm dưới sẽ nằm trên một trục thẳng hàng từ giữa mũi đến môi.

Nhưng nếu bị lệch đường giữa này sẽ khiến cho gương mặt có sự thay đổi tiêu cực, mất đi sự cân đối, gây mất thẩm mỹ thì được xem là niềng răng đã bị hỏng.

Niềng răng bị lệch mặt, lệch đường giữa
Niềng răng bị lệch mặt, lệch đường giữa

Thứ 3: Niềng răng hỏng khiến cười hở lợi nặng hơn, răng bị quặp mất thẩm mỹ

Đối với những trường hợp niềng răng hô nếu bác sĩ tính toán lực kéo sai sẽ khiến cho các răng hàm trên vừa dịch chuyển ra sau nhưng cũng vừa đi xuống dưới. Từ đó dẫn đến khớp cắn sâu, răng bị quặp và cười hở lợi nặng hơn.

Thứ 4: Các răng không di chuyển tịnh tiến mà nghiêng, khiến khớp nhai mất tính ổn định

Niềng răng thành công sẽ giúp hàm răng trở nên thẳng hàng, đều đặn và có tương quan khớp cắn ở 2 hàm cân đối nhau. Trường hợp các răng dịch chuyển xô lệch, nghiêng ngã làm cho khớp cắn ở hàm trên và dưới sai lệch và không sát khít nhau thì việc nắn chỉnh răng được xem là đã thất bại.

Thứ 5: Niềng hỏng do gắn mắc cài sai

Quá trình niềng răng giúp sắp xếp các răng dịch chuyển dần về đúng vị trí thông qua lực tác động từ mắc cài, dây cung cùng một số khí cụ hỗ trợ khác.

Có thể thấy mắc cài là khí cụ cơ bản đầu tiên và có vai trò rất quan trọng đối với việc chỉnh nha. Việc gắn mắc cài sai sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ liệu trình chỉnh nha, các răng dịch chuyển không theo kiểm soát dẫn đến kết quả niềng răng thất bại.

Thứ 6: Tụt lợi sau quá trình niềng răng

Tụt lợi khi niềng răng có thể là do bác sĩ sử dụng lực kéo siết quá mạnh khiến cho các răng dịch chuyển quá mức. Điều này có thể khiến cho răng dễ yếu dần, lung lay. Đồng thời gây áp lực lớn lên nướu làm tình trạng tụt lợi khi niềng răng nặng hơn.

Niềng răng bị tụt lợi
Niềng răng bị tụt lợi

Thứ 7: Đau hàm, răng chết tủy do niềng răng

Khi niềng răng hỏng sẽ khiến cho khớp cắn ở 2 hàm không sát khít với nhau dẫn đến khả năng ăn nhai trở nên khó khăn hơn nhiều. Bệnh nhân sẽ dễ bị đau nhức và mỏi cơ hàm mỗi khi nhai.

Đồng thời việc răng dịch chuyển sai lệch với lực tác động mạnh sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức dai dẳng. Lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp lên tủy răng, dần dần làm cho tủy răng bị hư hỏng, thậm chí chết tủy.

Những nguyên nhân khiến niềng răng thất bại

Kỹ thuật niềng răng khá phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề giỏi, am hiểu chuyên sâu về cấu trúc răng hàm. Không những vậy, trong suốt quá trình niềng răng cần có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có như vậy mới có thể đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn, thuận lợi đúng tiến độ và đạt được hiệu quả như ý muốn.

Những trường hợp niềng răng bị thất bại có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

1.     Bác sĩ chuyên môn kém, chưa có kinh nghiệm

Tay nghề của bác sĩ được xem là yếu tố quyết định lớn nhất đối với sự thành công của một ca niềng răng chỉnh nha.

Nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn kém, chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ chỉ định sai hướng điều trị. Chẳng hạn như đối với những trường hợp răng hô, móm,… do xương hàm nhưng bác sĩ lại tư vấn điều trị bằng niềng răng thì sẽ không thể đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên môn kém không thể lập được phác đồ chỉnh nha hiệu quả, sử dụng lực kéo siết không phù hợp qua từng giai đoạn. Từ đó không chỉ dẫn đến các răng không thể dịch chuyển về đúng vị trí mà còn gây sai lệch nặng nề hơn, biến dạng gương mặt vô cùng nguy hiểm.

Tay nghề bác sĩ ảnh hưởng lớn đến kết quả niềng răng
Tay nghề bác sĩ ảnh hưởng lớn đến kết quả niềng răng

2.     Thiết bị chỉnh nha kém chất lượng

Ở những nha khoa không đảm bảo uy tín, sử dụng mắc cài, dây cung, khay niềng được làm bằng chất liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Điều này sẽ có thể gây ra tình trạng dị ứng, nhiễm trùng mô mềm trong khoang miệng.

Thiết bị chỉnh nha không tốt sẽ không thể đảm bảo tạo được lực tác động phù hợp, làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình dịch chuyển của răng. Nguy cơ niềng răng thất bại là khó tránh khỏi.

Thậm chí, một số chất liệu chế tác khí cụ chỉnh nha kém chất lượng, chứa hóa chất độc hại sẽ gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân và gây nhiều phản ứng phụ nguy hiểm khác.

3.     Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Vệ sinh răng miệng sai cách, dùng lực đánh răng quá mạnh sẽ dễ làm bung bậc khí cụ. Hay lười vệ sinh răng miệng có thể gây ra các bệnh lý răng miệng.

Tất cả những vấn đề này có thể gây ra những tác động không tốt cho sự di chuyển của răng và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả niềng răng khiến kết quả không được như mong đợi.

Niềng răng thất bại còn có thể do vệ sinh răng sai cách
Niềng răng thất bại còn có thể do vệ sinh răng sai cách

4.     Không tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ

Trong quá trình niềng răng bệnh nhân cần phải thường xuyên đến nha khoa tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra, điều chỉnh mắc cài, dây cung phù hợp cho từng giai đoạn.

Nếu bệnh nhân không tuân thủ vấn đề này sẽ khiến cho các răng không thể dịch chuyển hiệu quả đúng theo tiến độ.

5.     Sử dụng hàm duy trì sai cách

Việc đeo hàm duy trì sai cách cũng là nguyên nhân khiến cho các răng dễ bị dịch chuyển xô lệch về vị trí cũ, từ đó dẫn đến kết quả niềng răng không được thành công.

Không đeo hàm duy trì sẽ khiến răng dịch chuyển xô lệch về vị trí cũ
Không đeo hàm duy trì sẽ khiến răng dịch chuyển xô lệch về vị trí cũ

Niềng răng hỏng có tác hại như thế nào?

Thời gian niềng răng trung bình sẽ mất khoảng 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp. Quá trình niềng răng cần phải kiên trì trong thời gian dài để có được một hàm răng đều đẹp, cân đối nhất.

Nhưng nếu chẳng may niềng răng không thành công sẽ vừa làm mất thời gian, tiền bạc mà còn gây nhiều hậu quả khó lường.

Niềng răng hỏng không chỉ gây xô lệch răng làm ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều mối nguy hại khác cho sức khỏe răng miệng như:

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường, ê buốt, khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh.
  • Răng sẽ dần bị suy yếu và dễ bị lung lay, gãy rụng.
  • Khả năng chịu lực của răng kém dần, sai lệch khớp cắn khiến việc ăn nhai khó khăn.
  • Tuổi thọ của răng thật bị ảnh hưởng, thậm chí mất răng sớm làm xương ổ răng bị tiêu dần.
  • Tụt nướu, lộ chân răng hoặc gây ra các vấn đề nhiễm trùng ở vùng nướu,…

Cách khắc phục ca niềng răng không thành công

Trong thời gian chỉnh nha nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: răng bị ê buốt, lung lay, tụt lợi, bung sút mắc cài,…. Bệnh nhân cần đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý hiệu quả kịp thời.

Trường hợp niềng răng xong và có kết quả không tốt như mong đợi. Bệnh nhân nên đến nha khoa cũ để phản hồi xem có được hưởng chế độ bảo hành hay không.

Tốt hơn hết nếu đã niềng răng hỏng bệnh nhân nên lựa chọn một nha khoa khác uy tín hơn để bác sĩ giỏi sẽ tiếp tục điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Đến nha khoa uy tín để khắc phục tình trạng niềng răng bị hỏng
Đến nha khoa uy tín để khắc phục tình trạng niềng răng bị hỏng

Những điều cần lưu ý để ngăn ngừa niềng răng bị hỏng

Để tránh việc niềng răng bị hỏng bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn kỹ lưỡng nha khoa uy tín lâu năm, bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng trang thiết bị, khí cụ đảm bảo chất lượng.
  • Theo dõi sát sao tình trạng răng miệng và báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy triệu chứng bất thường.
  • Tuyệt đối tuân thủ đúng theo yêu cầu, chỉ định về chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống phù hợp.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề niềng răng hỏng hi vọng sẽ hữu ích cho mọi người. Mọi thắc mắc hãy gọi đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời