Cảm giác đau nhức âm ỉ, dai dẳng khiến bạn ăn uống không ngon, không thể tập trung vào công việc đang làm. Vậy, khi bị đau răng nên ăn gì và kiêng ăn gì để cảm giác đau nhức giảm dần?
I. Vì sao bị đau răng?
Đau răng là bệnh lý thường gặp ở hầu hết nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau như:
1. Sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân gây đau nhức răng hàng đầu khi vi khuẩn trong mảng bám, thức ăn thừa sản sinh ra axit khá hủy lớp men răng bên ngoài, gây xói mòn bề mặt men răng hình thành những lỗ hổng.
Đau răng vì răng sâu viêm tủy
Khi lớp men răng bị bào mòn, vi khuẩn sẽ tấn công vào ngà răng bên trong – nơi tiếp xúc trực tiếp với các dây thần kinh gây ra sự nhạy cảm. Khi bộ phận bên trong cùng là tủy răng bị tổn thương sẽ gây tình trạng viêm tủy, kích ứng, sưng viêm, kèm theo những cơn đau giật buốt óc, từng cơn, âm ỉ, kéo dài.
2. Bệnh viêm nướu và các mô quanh răng
Bệnh viêm nướu và các mô quanh răng gây đau nhức kèm theo tình trạng chảy máu do vi khuẩn trong vôi răng lâu ngày lâu loại bỏ làm tổn thương mô nướu và phá hủy tổ chức nâng đỡ răng. Nghiêm trọng hơn là làm nướu bị tụt xuống để lộ chân răng, răng có thể bị lung lay và rụng đi do xương ổ răng tiêu đi.
Viêm nướu răng kèm theo tình trạng chảy máu chân răng gây đau nhức
3. Mòn cổ răng
Thói quen chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải quá cứng hoặc đánh răng theo chiều ngang trong thời gian dài sẽ khiến phần nướu sát với răng bị mòn đi, tụt xuống, để lộ phần chân răng. Từ đó cổ chân răng sẽ dần dần bị mòn đi do tiếp xúc với các loại thực phẩm có tính axit hằng ngày. Lớp ngà răng bị lộ ra, gây nên tình trạng ê nhức.
Răn bị mòn cổ chân răng làm lộ ngà răng, tổn thương tủy răng
4. Răng bị chấn thương
Trường hợp răng bị nứt, gãy, sứt mẻ hoặc bị tổn thương do dùng lực nhai quá cứng hoặc dưới tác động của ngoại lực cũng gây nên tình trạng đau nhức răng do phần tủy răng bên trong bị tổn thương.
Răng bị tổn thương làm lộ tủy gây đau nhức
»» Xem ngay: 5 Dấu Hiệu Viêm Tủy Răng Nguy Hiểm Ở Trẻ Em?
II. Bị đau răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bất kì một tác động nào cũng sẽ khiến mức độ đau nhức răng tăng dần, chính vì vậy bạn cần lưu ý những vấn đề sau để vị trí bị tổn thương hạn chế đau nhiều hơn khi ăn uống:
+ Ưu tiên những loại thực phẩm dễ nuốt, lỏng để hạn chế nhai, tác động tới vùng bị đau như: cháo, súp, đồ hầm…
Răng đau nên ăn cháo dễ nuốt, tránh tác động tới hàm
+ Nên bổ sung các loại rau xanh như cà rốt, diếp cá, dưa gang… vào trong thực đơn hằng ngày vì nó có tác dụng làm sạch các mảng bám ở bề mặt răng, tăng cường tuần hoàn răng, giảm chất kiềm ở răng. Rau xanh có vai trò như một bàn chải tự nhiên giúp răng được làm sạch, chắc khỏe hơn.
+ Tăng cường bổ sung chất đạm và canxi trong khẩu phần ăn chứa cá, thịt, trứng, các loại phomat… tốt cho răng, đồng thời còn có tác dụng chống lại sự xâm nhập tấn công của vi khuẩn, giúp men răng khỏe hơn.
Tăng cường uống sữa khi răng bị đau
Ngoài những thực phẩm cần thiết nên bổ sung thì bạn cần phải lưu ý kiêng một số thực phẩm sau đây:
+ Đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt, nước ngọt,…. là một trong những tác nhân gây sâu răng hàng đầu. Khi răng đang bị tổn thương, nếu bạn tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm này sẽ làm chúng dễ mắc kẹt vào kẽ răng, tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn gia tăng nhiều hơn, gây đau nhức dữ dội.
Những loại thực phẩm nên kiêng khi bị đau răng
+ Xôi, đồ nếp là những loại thực phẩm có tính nóng nằm trong danh mục thức ăn cần kiêng khem khi bị đau răng. Bởi vết thương đang sưng tấy, viêm, lở khi ăn đồ nếp dễ gây cản trở quá trình liền thương, làm cho đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, vì có độ kết dính nên những loại thực phẩm này rất khó được làm sạch.
+ Khi bị đau răng những loại thực phẩm đòi hỏi dùng lực nhai mạnh, bạn phải lưu ý và kiêng khem.
+ Răng dễ dàng bị ê buốt hơn khi uống nước quá nóng hay uống nước quá lạnh dễ làm cho tình trạng răng tồi tệ.
III. Bị đau răng nên làm gì tốt nhất?
Bị đau răng nên ăn gì và kiêng ăn gì chỉ là một vấn đề nhỏ hỗ trợ quá trình giảm thiểu mức độ đau nhức chứ hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn triệt để tình trạng này.
Điều trị đau răng triệt để tại nha khoa
Cách tốt nhất là bạn nên đến trung tâm nha khoa để được bác sĩ chuyên môn thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân rồi mới chỉ định được phương pháp điều trị phù hợp.
Tại Nha khoa Đông Nam, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, hơn 14 năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ. Dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình phù hợp, khắc phục nhanh chóng tình trạng đau nhức ở răng.
Thăm khám và tư vấn miễn phí tại Nha khoa Đông Nam
– Răng bị sâu hoặc bị sứt mẻ, gãy vỡ gây đau nhức thì thường đã bị viêm tủy. Phương pháp điều trị tốt nhất lúc này là bác sĩ sẽ loại bỏ hết phần mô tủy bị viêm (chữa tủy), sau đó phục hình lại thân răng bằng phương pháp trám răng hoặc bọc sứ.
– Để điều trị đau nhức răng do viêm nướu và các mô răng răng cần phải tiến hành cạo vôi răng kết hợp với những liệu pháp và kỹ thuật nha khoa để khéo léo nạo sạch phần vị viêm nhiễm, nhiễm trùng giữa nướu và răng, làm sạch gốc răng, loại bỏ hoàn toàn những ổ mủ gây viêm nhiễm, tùy vào mức độ nặng nhẹ.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ về vấn đề “Bị đau răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?” sẽ giúp các bạn có được cách chăm răng tốt hơn để giảm các cơn đau nhức răng khó chịu. Nếu còn thắc mắc nào muốn giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc tới trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được đội ngũ chuyên môn thăm khám và tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.