Bà bầu bị chảy máu chân răng nguyên nhân và điều cần lưu ý

Bà bầu bị chảy máu chân răng có thể đang cảnh báo các vấn đề bệnh lý răng miệng, đừng chủ quan ở giai đoạn đầu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy cùng các chuyên gia nha khoa tìm hiểu về cách xử lý đúng cách ngay sau đây.

Vì sao bà bầu bị chảy máu chân răng
Vì sao bà bầu bị chảy máu chân răng

Vì sao bà bầu bị chảy máu chân răng?

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở bà bầu, nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể trong thời gian mang thai, bao gồm:

Bà bầu bị chảy máu chân răng do đâu?
Bà bầu bị chảy máu chân răng do đâu?

+ Sự thay đổi về Hormone

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy khi mang thai thường sẽ dẫn đến sự thay đổi nồng độ Hormone ở thai phụ, gia tăng rõ rệt của estrogen và Progesterone thúc đẩy phản ứng viêm xảy ra.

Bà bầu thường bị chảy máu chân răng ở những tháng thứ hai và tháng thứ tám của thai kỳ. Biểu hiện thường thấy nhất chính là đau nhức răng, chảy máu nướu răng khi chải răng,… vô tình điều này cảnh báo đang tiềm ẩn các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu.

+ Hàm lượng canxi tăng cao

Nhu cầu canxi cho thai nhi trong giai đoạn mang thai rất cao, nếu thai phụ không đảm bảo đủ hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể sẽ khiến răng trở nên xốp hơn, tăng nguy cơ bị sâu răng.

+ Sự thay đổi môi trường miệng và thói quen ăn uống

Thường thì khi mang thai rất dễ bị khô miệng, việc điều tiết ít nước bọt sẽ ảnh hưởng vai trò cân bằng môi trường miệng, không thể rửa trôi sạch vi khuẩn.

Ngoài ra, nếu thói quen ăn vặt thường xuyên, lạm dụng nhiều tinh bột và thèm ăn ngọt sẽ làm cho vi khuẩn phát triển tạo mảng bám đóng ở nướu răng.
Chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào?

Một số chuyên gia cho rằng, dấu hiệu chảy máu chân răng ở bà bầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý:

  • Sâu răng

Sâu răng cũng là hậu quả của việc chảy máu chân răng. Khi bà bầu có chế độ vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn rất dễ phá hủy men răng. Chảy máu chân răng chính là dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất cần điều trị, tránh tình trạng áp xe răng xảy ra.

Chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào?
Chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào?
  • Viêm nướu

Đây là bệnh lý đầu tiên mà các thai phụ sẽ mắc phải. Viêm nướu khi chảy máu chân răng không được điều trị dứt điểm. Thường sẽ xuất hiện ở tháng thai kỳ thứ 2, càng nặng hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Nướu dễ bị sưng đỏ, chảy máu khi va chạm hay chải răng.

  • Viêm nha chu

Viêm nha chu cũng là tiến triển sau đó của bệnh viêm nướu, khi mà các cấu trúc nâng đỡ răng bị tổn thương, chúng sẽ khiến răng dễ lung lay, gây tình trạng mất răng sớm.

Cần ghi nhớ tình trạng viêm nha chu nếu không điều trị sớm có thể lan rộng sang các răng lân cận, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Chảy máu chân răng khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?

Hiện tượng chảy máu chân răng thực tế không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đây chỉ là những cảnh báo cho thấy sức khỏe răng miệng đang không tốt. Một số chuyên gia cho rằng, bà bầu bị chảy máu chân răng có thể dẫn tới các nguy cơ cho trẻ như:

  • Sinh non.
  • Thai nhi nhẹ cân.
  • Các biến chứng răng miệng sau khi sinh.
Chảy máu chân răng khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?
Chảy máu chân răng khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?

Tính đến nay chưa có nhiều thống kê cho thấy việc chảy máu chân răng ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng vẫn có những trường hợp trẻ bị sinh non, nhẹ cân hay gặp các biến chứng khác đều liên quan đến các bệnh lý răng miệng.

Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng cho bà bầu

Để chữa viêm lợi, chảy máu chân răng cho bà bầu triệt để nên cần có sự tác động chính từ các bác sĩ nha khoa. Việc thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bác sĩ điều trị và phòng ngừa sớm các nguy cơ bệnh lý.

  • Cạo vôi răng

Thông thường bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân gây chảy máu chân răng, viêm lợi thông qua thao tác cạo vôi răng nhằm loại bỏ các mảng bám. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn để phòng ngừa bệnh lý.

Điều trị chảy máu chân răng
Điều trị chảy máu chân răng
  • Điều trị viêm nha chu

Trường hợp chảy máu chân răng biến chứng nặng buộc phải điều trị các kỹ thuật đặc trị, cần phải lựa chọn thời điểm phù hợp, thường là vào thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ. Còn nếu thai phụ đang ở những tháng cuối thai kỳ, cần phải hoãn điều trị cho đến sau khi sinh xong.

Điều trị viêm nha chu
Điều trị viêm nha chu

Chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Bên cạnh các giải pháp điều trị phòng ngừa chảy máu chân răng, thì bà bầu cũng cần nên chú ý các cách chăm sóc răng miệng trong giai đoạn mang thai như sau:

Chăm sóc răng miệng thai phụ
Chăm sóc răng miệng thai phụ
  • Chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày, chọn lựa kem đánh răng phù hợp đối với những trường hợp nhạy cảm nướu răng.
  • Súc nước muối để giảm sưng viêm, phòng ngừa bệnh lý răng miệng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng, loại bỏ thực phẩm thừa sau những bữa ăn nhẹ.
  • Sau những bữa ăn nhẹ hãy chú ý vệ sinh răng miệng, làm sạch răng để tránh mảng bám đóng lại.
  • Súc miệng thật kỹ sau khi thai nghén, hoặc dùng miếng gạc và kem đánh răng để làm sạch răng.

Qua những thông tin chia sẻ trên, hi vọng các mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tình trạng chảy máu chân răng cũng như tìm cách khắc phục phù hợp nhất khi gặp phải.

Mang thai là một quá trình học tập các cách chăm sóc sức khỏe đúng cách cho mẹ và bé. Những dấu hiệu chảy máu chân răng viêm nướu sẽ không còn là vấn đề nếu như các mẹ bầu biết cách chăm sóc phù hợp. Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ là chìa khóa đúng đắn để có một thai kỳ khỏe mạnh.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời