Có nhất thiết phải nhổ răng khôn không, trường hợp nào nên loại trừ chiếc răng khôn này? Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này hãy cùng lắng nghe các giải đáp của các chuyên gia trong bài viết sau đây.
Có nhất thiết phải nhổ răng khôn?
Có nhất thiết phải nhổ răng khôn không khi răng khôn là răng cối lớn thứ 3 mọc ở sau mỗi góc hàm. Thường thì độ tuổi mọc răng sẽ giao động từ 17 – 25 tuổi, lúc này xương hàm cũng đã ngừng tăng trưởng, xương trở nên đặc hơn.
Nên mỗi lần răng khôn mọc lên sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức, sưng tấy, thậm chí cảm giác này còn buốt lên tận óc gây ám ảnh. Vậy có nhất thiết phải nhổ răng khôn không?
Theo bác sĩ Đặng Quốc Dũng – Bác sĩ trưởng khoa Nha khoa Đông Nam chia sẻ về vấn đề “Có nhất thiết phải nhổ răng khôn hay không và khi nào nên nhổ răng đều cần phải thăm khám, chụp phim X- quang mới có thể biết được rõ hướng răng khôn mọc như thế nào, có cần phải nhổ răng hay không sẽ có chỉ định phù hợp”.
Hiện nay, có rất nhiều người quan niệm cứ mọc răng khôn là buộc phải nhổ bỏ răng đi, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Chỉ nhổ răng khôn ở những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt trong xương hàm, có nguy cơ gây biến chứng mới cần phải nhổ bỏ.
Nếu tình trạng này không được can thiệp sớm dễ gây phá hủy xương hàm, điều tệ hại hơn là xô lệch cả hàm răng về sau.
Khi nào nên loại trừ chiếc răng khôn?
Việc chỉ định loại bỏ chiếc răng khôn sẽ còn tùy vào bác sĩ sau khi thăm khám. Thời điểm phù hợp nhất để loại bỏ răng khôn tốt nhất từ 18 – 25 tuổi, khi mà chân răng mới chỉ hình thành một nửa, chưa bám sâu vào hàm sẽ dễ dàng hơn so với việc xương hàm cứng chắc, gây khó khăn cho phẫu thuật, khó lành thương hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn trong những trường hợp sau đây:
+ Răng khôn mọc ở những vị trí không thuận lợi, không đủ chỗ để răng phát triển. Những vị trí răng khôn này có thể gây ra biến chứng đau nhức, nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, có nguy cơ ảnh hưởng răng lân cận.
+ Do vị trí phức tạp khó chăm sóc kỹ được nên răng khôn rất dễ bị sâu, thậm chí ảnh hưởng tủy răng đau nhức kéo dài. Đôi khi răng khôn có thể đâm vào chân răng các răng khác gây sâu răng, mất răng.
+ Răng khôn mọc thẳng nhưng thiếu răng đối diện nên dễ gây trồi thụt, nhồi nhét thức ăn cần phải nhổ bỏ.
+ Mô nướu xung quanh răng khôn có thể bị sưng viêm, lợi trùm nhiều lần.
+ Răng khôn gây tổn thương xương hàm, nếu không điều trị có nguy cơ làm rỗng hàm, gây tổn thương dây thần kinh.
+ Nhổ răng khôn chỉ định chỉ hình niềng răng,làm răng giả,..
+ Răng khôn là nguyên nhân gây nên bệnh lý toàn thân khác.
Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế, bác sĩ sẽ quan sát cả cung hàm của bạn để đưa ra quyết định điều trị tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, được chỉ định nhổ răng nhưng cần tạm hoãn vài tháng để điều trị tốt nhất.
Nếu bạn cảm thấy tình trạng chân răng khôn có dấu hiệu sưng, đau nhức, hôi miệng… lúc này cần phải thăm khám nha khoa và loại bỏ chiếc răng khôn sớm.
Trường hợp không nên nhổ răng khôn?
- Răng khôn mọc thẳng, không gây biến chứng, không bị kẹt hay gây lợi trùm.
- Răng khôn liên kết đến dây thần kinh, xoang hàm,… không thể chỉ định nhổ bỏ răng, tránh gây ảnh hưởng lớn.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu.
Các biến chứng có thể xảy ra sau nhổ răng khôn
Có thể thấy việc nhổ răng khôn rất cần thiết với những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc chọn lựa phương pháp điều trị nhổ răng cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Nếu chọn sai nha khoa hay bác sĩ tay nghề kém, không được thưc hiện bởi các thiết bị hiện đại rất dễ gây ra các biến chứng nguy hại sau khi nhổ răng khôn như:
- Chảy máu liên tục
Kỹ thuật nhổ răng khôn sai cách sẽ gây nên tình trạng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng khôn. Tình trạng này càng kéo dài càng có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe tổng thể người bệnh.
- Đau buốt kéo dài
Thường sau khi nhổ răng, khi thuốc tê đã tan hết, bạn sẽ cảm thấy khá đau nhức. Nhưng nếu uống thuốc đầy đủ sẽ thuyên giảm hiện tượng này, nếu cơn đau kéo dài sau 2 tuần có thể đã xuất hiện các biến chứng nguy hại sau khi nhổ răng.
- Tổn thương dây thần kinh
Có rất nhiều dây thần kinh xung quanh răng khôn nên nếu kỹ thuật nhổ răng khôn không đảm bảo sẽ khiến ảnh hưởng dây thần kinh. Lúc này sẽ xuất hiện các hiện tượng tê bì môi, lưỡi, ngứa nướu, nghiêm trọng hơn là các cơn đau nhức kéo đài.
- Nhiễm trùng
Vấn đề nhiễm trùng sau khi nhổ răng vẫn có thể xảy ra khiến người bệnh chảy máu liên tục, đau nhức ê ẩm. Cần phải quay lại nha khoa thăm khám sớm để bác sĩ xử lý, tránh gây nên biến chứng nhiễm trùng máu.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu rõ vấn đề có nhất thiết phải nhổ răng khôn không và nên thực hiện điều trị như thế nào tốt nhất.
Nhổ răng khôn tuy là một tiểu phẫu, nhưng bệnh nhân cần lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để tránh ảnh hưởng tới quá trình nhổ răng, tránh gây nên các biến chứng sau khi điều trị.
Để được tư vấn chính xác về tình trạng của mình nên trực tiếp đến nha khoa thăm khám, lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ để có sự chọn lựa chính xác.