Giá nhổ răng khôn hết bao nhiêu tiền luôn là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý đinh thực hiện dịch vụ này. Hãy cùng các chuyên gia nha khoa tìm ra lời giải đáp cho vấn đề trên trong bài viết sau đây.
Những trường hợp nào phải nhổ răng khôn?
Răng khôn là tên gọi của những chiếc răng mọc lên sau cùng ở cung hàm, chúng thuộc nhóm răng cối thứ 3 mọc ở giai đoạn 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, lúc này xương hàm đã có sự phát triển ổn định, nên răng khôn mọc lên có thể mọc ngầm, mọc lệch gây nên các cơn đau nhức, biến chứng nguy hiểm khác.
Theo các bác sĩ nha khoa, việc nhổ răng khôn rất cần thiết nếu tình trạng răng khôn mọc theo các trường hợp sau:
- Răng khôn sâu răng có nguy cơ ảnh hưởng răng kế cận
Vị trí mọc răng khôn trong cùng vô tình gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng làm cho răng khôn dễ bị sâu hơn so với các răng khác. Ngoài ra, nếu răng khôn bị sâu không được điều trị sớm sẽ dễ gây ảnh hưởng tới các răng cạnh khiến chúng bị tổn thương, thậm chí mất răng sớm.
- Răng khôn sưng viêm, sốt cao kéo dài
Răng khôn khi mọc lên có thể gây sốt, sưng viêm kéo dài từ 1 – 3 năm, đối với các răng khôn mọc thẳng thì cơn đau sẽ chấm dứt sau khi răng mọc hoàn tất, còn nếu răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm sẽ cần sớm loại bỏ chúng để tránh gây tình trạng viêm nhiễm, đau đớn.
- Răng khôn gây xô lệch cả hàm
Ở những răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm bên dưới nướu, sau một thời gian dài sẽ tác động đến toàn bộ hàm răng. Những chiếc răng sẽ bị di chuyển lộn xộn gây xô lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và chi phí điều trị sau đó.
Chi phí nhổ răng khôn hiện nay bao nhiêu?
Thông thường mỗi nha khoa sẽ có những mức giá nhổ răng khôn khác nhau, bạn có thể tham khảo các mức giá để so sánh rồi lựa chọn cho mình một mức phí hợp lý nhất. Bạn có thể tham khảo bảng giá nhổ răng khôn tại nha khoa uy tín như sau:
NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
Nhổ răng nhai | 500.000 VNĐ | 1 Răng |
Nhổ răng sữa | MIỄN PHÍ | 1 Răng |
Nhổ răng khôn hàm trên | 1.500.000 VNĐ | 1 Răng |
Nhổ răng khôn hàm dưới | 2.500.000 VNĐ | 1 Răng |
Bảng giá nhổ răng khôn
Như vậy có thể thấy mức giá nhổ răng khôn sẽ khác nhau, giao động từ 1.500.000 – 2.500.000vnđ/ răng là mức giá tốt nhất cho dịch vụ này.
Ví dụ: khi khách hàng nhổ 1 răng khôn hàm dưới có giá 2.500.000vnđ, thì khách chỉ thanh toán 2.500.000vnđ.
Lưu ý: Nếu nha khoa có các chính sách khuyến mãi, mức giá sẽ còn giảm thêm 30 – 50% tùy vào các chương trình tại mỗi nha khoa.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nhổ răng khôn
Giá nhổ răng khôn trên thực tế sẽ còn thay đổi tại mỗi nha khoa, ngoài ra mức phí này còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau:
- Phụ thuộc tình trang răng miệng của mỗi người
Chi phí nhổ răng khôn có thể thấy còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế ở mỗi người. Hướng răng mọc như thế nào bên dưới xương hàm mọc nghiêng, mọc lệch hay mọc thẳng.
Ngoài ra, ở những trường hợp bạn gặp các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, tụt lợi cần phải điều trị dứt điểm trước khi nhổ răng khôn, phát sinh nhiều chi phí điều trị hơn.
- Phụ thuộc vào công nghệ nhổ răng khôn
Kỹ thuật nhổ răng khôn cũng quyết định đến sự thành công của ca nhổ răng, để giúp hạn chế các tổn thương trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo công nghệ nhổ răng khôn an toàn, hiện đại so với các phương pháp truyền thống, dụng cụ thô sơ.
Nếu trong quá trình điều trị được gây tê sẽ giúp đảm bảo giảm thiểu các cơn đau răng kết hợp cùng công nghệ hiện đại sẽ giúp cắt đứt nhẹ nhàng các dây chằng neo xung quanh răng.
- Phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ nha khoa
Ngoài ra, chi phí nhổ răng khôn còn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm điều trị của bác sĩ nha khoa. Ở những vị trí khó, chỉ có bác sĩ chuyên môn cao, am hiểu cấu trúc răng hàm mặt mới xử lý an toàn, hạn chế các biến chứng, tổn thương dây thần kinh.
Như vậy, so với việc thực hiện ở các nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thì mức giá nhổ răng khôn sẽ cao hơn.
Tại sao nhổ răng khôn giá lại đắt hơn các loại răng khác?
Rất nhiều người cũng đang thắc mắc, tại sao cũng là dịch vụ nhổ răng mà chi phí nhổ răng khôn giá lại đắt hơn các loại răng khác. Nguyên nhân thực tế là do:
- Kỹ thuật nhổ răng khôn phức tạp
So với các răng thông thường, thì răng khôn có nhiều chân răng và hướng mọc phức tạp khác nhau. Đôi khi mọc sâu bên trong hàm, khi thì mọc thẳng, xung quanh khu vực có rất nhiều dây thần kinh.
Do đó, thao tác nhổ răng khôn đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật tay nghề cao, tránh va chạm gây tổn thương nướu hay các chân răng lân cận, hạn chế tối đa biến chứng xấu xảy ra.
Chính vì vậy, kỹ thuật phức tạp làm cho mức giá nhổ răng khôn cũng sẽ cao hơn nhiều so với các răng thông thường.
- Chi phí sử dụng thuốc trong quá trình điều trị
Trước khi điều trị nhổ răng khôn đôi khi bạn phải tiến hành các xét nghiệm , chụp phim để bác sĩ có kết quả trực quan tổng thể nhất về độ phức tạp của chân răng, từ đó điều trị phù hợp.
Ngoài ra, những trường hợp răng khôn mọc khó, mọc ngầm sẽ cần sử dụng liều lượng thuốc tê nhiều hơn, từ đó phát sinh thêm các khoản phí phụ thu.
Nhổ răng khôn có đau và nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có đau và nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tình trạng răng khôn mọc như thế nào ở mỗi người.
Hơn nữa, trước khi tiến hành thực hiện nhổ răng, các bác sĩ đều có gây tê tại chỗ để giảm thiểu các cơn đau trong quá trình điều trị. Vì vậy, trong quá trình nhổ răng khôn bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhiều.
Ngoài ra, còn tùy theo độ phức tạp của răng cũng ảnh hưởng tới quá trình điều trị phức tạp hay đơn giản. Trước khi điều trị, bác sĩ cũng sẽ chụp phim X–quang để định hình vị trí răng khôn và dây thần kinh, tầm soát các biến chứng từ sớm.
Cần khẳng định rằng nhổ răng khôn hoàn toàn không nguy hiểm nếu được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại sẽ diễn ra nhanh chóng, đơn giản ngay cả những trường hợp phức tạp.
Do đó, bạn không cần quá lo lắng vì vết thương sau khi điều trị sẽ nhanh chóng hồi phục sau 1 – 2 ngày nếu uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và vệ sinh đúng cách.
Quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào?
Ngay từ khi chớm xuất hiện các biến chứng mọc răng khôn, bạn cần thăm khám nha khoa sớm để bác sĩ theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời, đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
So với việc nhổ răng vĩnh viễn khác, thì nhổ răng khôn sẽ được thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:
+ Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tổng quát
Ở bước đầu tiên trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ chụp X- quang để xác định mức độ phức tạp của răng khôn, tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng cụ thể, phác đồ điều trị và mức chi phí để cân nhắc thực hiện.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đo các chỉ số sức khỏe huyết áp, tim mạch,… bảo đảm ca điều trị nhổ răng khôn diễn ra an toàn nhất.
+ Bước 2: Quá trình gây tê
Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bệnh nhân cũng sẽ được tiêm thuốc tê nhằm gây tê cục bộ tại vị trí nướu răng cần nhổ. Thuốc tê sẽ giúp mất các cảm giác tạm thời, giúp bệnh nhân không phải chịu đựng các cảm giác đau đớn trong khi điều trị.
+ Bước 3: Bóc tách lợi và tiến hành nhổ răng
Ở bước thực hiện này, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách lợi để dễ dàng nhổ thân răng khôn bên dưới. Quá trình này sẽ được sử dụng các đầu sóng siêu âm giúp bóc tách nhẹ nhàng, êm ái nhất cho khách hàng.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa để lung lay và bẫy răng lên dễ dàng. Ở những răng có kích thước lớn, mọc chìm bên dưới nướu sẽ cần phải cắt răng thành nhiều mảnh nhỏ hơn khi cần thiết.
+ Bước 4: Khâu đóng vạt nướu, kết thúc quá trình
Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ tiến hành bơm rửa để loại bỏ cục máu đông và tiến hành khâu chỉ cầm máu cho bệnh nhân. Những trường hợp không cần khâu vết thương, bác sĩ sẽ đặt vào ổ răng miếng bông gạt tự tiêu để hỗ trợ cầm máu và kết thúc quy trình điều trị.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà, hẹn lịch tái khám
Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê cho toa thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau sử dụng sau khi về nhà. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng phù hợp và hẹn lịch tái khám cắt chỉ sau đó nhằm đảm bảo hiệu quả điều trj tốt nhất.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn?
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị nhổ răng khôn nhanh chóng lành thương hơn cần lưu ý các cách chăm sóc sau khi điều trị cụ thể:
- Cách giảm sưng, đau
Có thể giảm sưng đau bằng cách dùng túi đá theo chỉ dẫn của bác sĩ, chườm ngoài má ở vị trí điều trị, 2 ngày sau có thể chườm ấm giảm bầm tím nhanh chóng hơn.
- Giảm đau
Bạn có thể kiểm soát các cơn đau nhức sau khi thuốc tê đã tan hết bằng cách dùng thuốc theo toa của bác sĩ rất hiệu quả. Nên dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian tránh lạm dụng quá liều gây nên biến chứng khác.
- Cân bằng công việc và nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi nhổ răng khôn, hãy sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các hoạt động nặng tác động lên ảnh hưởng cục máu đông tại vị trí nhổ răng.
- Bổ sung dinh dưỡng
Sau khi nhổ răng nên chú ý vấn đề dinh dưỡng trong thời gian đầu tiên. Cần sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, soup, sữa,… ưu tiên các loại trái cây mềm, giàu enzyme, có thể thái nhỏ trước khi sử dụng.
Tránh sử dụng các thực phẩm nóng, cay, bất thường gây bất lợi cho tiêu hóa.
Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá hay nước ngọt, không dùng ống hút tránh tổn thương vết nhổ răng.
- Vệ sinh răng miệng
Thao tác vệ sinh răng miệng trong thời gian này cần nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng. Kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng mặt trước.
Không đánh răng quá mạnh sẽ ảnh hưởng vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ gây viêm nhiễm.
Tuyệt đối không nên súc miệng với nước muối bởi tính sát khuẩn trong muối sẽ làm chậm quá trình lành thương.
- Tái khám theo lịch hẹn bác sĩ
Sau 1 tuần nhổ răng cần quay lại nha khoa để thăm hám, bác sĩ theo dõi và kiểm tra tốc độ lành thương, tránh tình trạng trở nên nặng hơn.
Có thể thấy răng khôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, cần nên nhổ bỏ răng càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng xảy ra.
Bên cạnh việc quan tâm mức giá nhổ răng khôn bao nhiêu tiền, bạn nên ưu tiên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi sẽ giúp quá trình diễn ra hiệu quả, an toàn hơn.