Hàn răng là gì? Trường hợp nào cần hàn răng?

Hàn răng sâu là phương pháp giúp khôi phục lại các mô răng bị tổn thương khi răng sâu, mẻ vỡ chưa nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng tủy răng. Để hiểu đúng hơn về phương pháp này cần lưu ý các vấn đề sau đây.

Hàn răng là gì?
Hàn răng là gì?

Hàn răng là gì?

Hàn răng hay còn gọi là trám răng thẩm mỹ là một kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn trám để lấp đầy, thay thế các mô răng bị khuyết do nhiều nguyên nhân gây nên: sâu răng, bị thưa, bị mẻ…

Phương pháp hàn răng này sẽ giúp tái tạo lại hình dáng răng ban đầu đúng với kích thước thực tế, khôi phục chức năng ăn nhai tốt hơn mà tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người dùng.

Hàn răng an toàn, phù hợp với mọi người
Hàn răng an toàn, phù hợp với mọi người

Bởi quá trình thực hiện không xâm lấn cấu trúc răng thật, không làm tổn hại men răng, không cần mài răng.

Các loại vật liệu hàn răng được dùng phổ biến

Hiện nay các rất nhiều chất liệu hàn răng được dùng phổ biến tại các nha khoa, bạn có thể tham khảo thật kỹ cân nhắc các ưu – nhược điểm của chúng và chọn lựa phù hợp cho tình trạng của mình.

Dưới đây là 5 chất liệu hàn răng phổ biến nhất, cụ thể:

– Hàn răng bằng Amalgam

Vật liệu Amalgam là một loại vật liệu được cấu tạo từ các phần tử kim loại gồm thủy ngân, bạc, đồng, kẽm,… các hỗn hợp kim loại này có khả năng chịu lực rất tốt nên được khuyến cạo dùng cho các vị trí răng hàm lớn bên trong.

Ưu điểm:

  • An toàn, lành tính với cơ thể
  • Cải thiện các khuyết điểm trên răng hiệu quả.
  • Độ cứng ổn định, có thể chịu được lực nhai khá mạnh.
  • Tuổi thọ lâu dài từ 10 – 15 năm.
  • Chi phí thấp.
Vật liệu trám răng Amalgam
Vật liệu trám răng Amalgam

Hạn chế:

  • Thẩm mỹ không cao bởi màu xám bạc dễ bị lộ. Chính vì vậy, thường không được sử dụng nhiều cho các trường hợp hàn trám răng cửa hay răng nanh.
  • Vật liệu có khả năng đẫn nhiệt, dẫn điện gây ra hiện tượng nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh.
  • Phụ nữ mang thai không nên hàn trám răng bằng loại vật liệu này.

– Hàn răng bằng Xi – măng silicat

Đây là vật liệu hóa trùng hợp ra đời sau Amalgam, cũng được chuộng dùng rộng rãi trong nha khoa để trám các lỗ xoang lớn, mang màu sắc tương đồng răng thật.

Loại vật liệu này ưa nước, thao tác nhanh nên rất thích hợp để trám răng cho trẻ em ở những trường hợp trẻ không hợp tác.

Ưu điểm:

  • Lành tính, an toàn cho cơ thể mọi đối tượng.
  • Vật liệu có chứa Flour ngăn ngừa sâu răng tối đa.
  • Sức chịu lực ổn định, ít bị bong tróc bám chắc vào bề mặt răng.
  • Chi phí rẻ.
Hàn răng xi măng Silicat
Hàn răng xi măng Silicat

Hạn chế:

  • Dễ bị mòn khi tiếp xúc trong môi trường miệng thời gian dài.
  • Độ bóng không cao, chỉ dùng để hàn mặt nhai, nơi dễ phát sinh sâu răng.
  • Có ít màu để lựa chọn và không thể tạo được hình thể răng như mong muốn.

– Hàn răng bằng vật liệu Kim loại

Là một trong những vật liệu chuyên dùng hàn răng truyền thống, vật liệu kim loại cấu tạo từ hợp chất Titan hoặc vàng, bạc ,.. tạo thành hợp kim ổn định.

Ưu điểm:

  • Có độ cứng chắc cao hơn cả Amalgam
  • An toàn, lành tính trong môi trường miệng
  • Khó bị bong tróc khi ăn nhai.
Trám răng vật liệu kim loại
Trám răng vật liệu kim loại

Hạn chế:

  • Không có tính thẩm mỹ, sẽ bị đổi màu các cấu trúc xung quanh răng.
  • Khi tiếp xúc chất lỏng nóng, lạnh sẽ xuất hiện các vết nứt rạn.
  • Gây phản ứng, dị ứng ở một vài trường hợp.

 – Hàn răng bằng vật liệu sứ Inlay/Onlay

Đây là giải pháp hàn răng dùng vật liệu trám được đúc sẵn để ráp vào vị trí răng bị sâu/ tổn thương. Miếng trám Inlay/Onlay này thường có thể được làm từ vật liệu sứ, nhựa…

Ưu điểm:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao
  • Không xâm lấn răng thật
  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng
  • Tuổi thọ lâu dài
Phương pháp trám răng hiện đại
Phương pháp trám răng hiện đại

Hạn chế:

  • Chỉ dùng cho những trường hợp răng vỡ, mẻ nhẹ.
  • Chi phí cao.

 – Hàn răng bằng vật liệu Composite

Loại vật liệu mới nhất được áp dụng trong những năm gần đây. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với các loại vật liệu xi măng, Amalgam. Hay còn được gọi là phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ rất cao, mang màu sắc tương đồng răng thật.
  • Độ cứng chắc, chịu lực rất tốt, không bị mài mòn trong môi trường miệng.
  • Thường được chỉ định trám cho mọi vị trí răng trên cung hàm.
  • Hoàn thành trong 1 lần hẹn duy nhất.
Vật liệu trám răng Composite cao cấp
Vật liệu trám răng Composite cao cấp

Hạn chế:

  • Dễ bị xỉn màu sau vài năm sử dụng.
  • Cần được chăm sóc kỹ.
  • Chi phí khá cao.

Trường hợp nào nên hàn răng thẩm mỹ?

Phương pháp hàn răng đang ngày càng trở nên phổ biến được nhiều người lựa chọn. Theo khuyến cáo, bạn nên hàn răng khi gặp các tình trạng sau:

  • Răng chớm sâu

Khi có dấu hiệu chấm đen ở men răng, cần nên điều trị sớm. Bởi những lỗ sâu này là tiền đề để vi khuẩn phát triển gây viêm tủy răng, lan rộng sang các răng lân cận. Hàn răng vào thời điểm này sẽ giúp bảo vệ răng hiệu quả.

  • Răng bị mẻ, vỡ

Ở các răng bị mẻ, vỡ do quá trình sinh hoạt ăn uống tác động mạnh sẽ khiến răng có dấu hiệu sứt, mẻ. Điều này sẽ làm giảm chức năng ăn nhai của răng. Bạn nên tranh thủ điều trị sớm để răng có thể bảo tồn lâu dài hơn, tránh trường hợp gãy răng, lung lay răng xảy ra.

Các trường hợp trám răng cần thực hiện sớm
Các trường hợp trám răng cần thực hiện sớm
  • Răng thưa

Răng thưa cũng gây nên tình trạng mấy thẩm mỹ, phương pháp hàn răng có thể cải thiện được tình trạng này, mang lại nụ cười hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, hàn răng chỉ mang lại hiệu quả ở trường hợp răng thưa khoảng cách dưới 2mm.

  • Mòn men răng

Tình trạng này thường xảy ra ở những trường hợp chải răng sai cách làm cho cổ răng bị mòn dần, gây lộ lớp ngà răng. Răng lúc này sẽ trở nên rất nhạy cảm, ê buốt khi ăn nhai các thực phẩm nóng lạnh.

  • Chấn thương răng

Nhưng tai nạn va đập bất ngờ đều có thể làm cho răng bị tổn thương, gãy vỡ không chắc chắn như trước. Chức năng của răng cũng vì thế mà suy giảm, nên việc hàn răng sẽ giúp tái tạo lại hình dáng răng ban đầu, thực hiện tốt các chức năng ăn nhai, thẩm mỹ lâu dài hơn.

Những trường hợp trên đều sẽ được cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khi áp dụng giải pháp hàn răng thẩm mỹ hiện đại chỉ sau 1 lần hẹn tại nha khoa. Chính vì vậy, bạn hãy chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, duy trì thói quen cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các bệnh lý răng miệng kịp thời.

Khi nào nên hàn răng sâu?

Bệnh lý sâu răng hiện đang là tình trạng thường gặp ở nhiều người, ở mọi đối tượng. Biểu hiện rõ nhất chính là tình trạng tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng, hình thành lên các chấm đen trên răng lan rộng ra thành các lỗ sâu lớn gây đau nhức, khó chịu.

Trám răng khi tình trạng răng sâu nhẹ
Trám răng khi tình trạng răng sâu nhẹ

Phần lớn nguyên nhân gây sâu răng thường do:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách
  • Dùng quá nhiều thực phẩm ngọt
  • Mắc bệnh lý răng miệng tụt nướu, viêm nướu, viêm nha chu,…

Chính vì vậy, giải pháp hàn răng sâu hiện là phương pháp “cứu cánh” giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, không còn chịu sự tra tấn của các cơn đau nhức, ê buốt răng sâu.

Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, ở những trường hợp sâu răng mức độ nhẹ, bạn không nên chủ quan mà nên tranh thủ thăm khám và sử dụng các giải pháp hàn răng từ sớm.

Các vật liệu hàn trám chuyên dụng có tính thẩm mỹ cao sẽ giúp lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng, ngăn ngừa sâu răng toàn diện.

Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về phương pháp hàn răng và chọn lựa cho mình chất liệu hàn răng phù hợp để thực hiện. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời