Câu hỏi: Thưa bác sĩ, răng cháu bị sâu tất cả là 3 cây trên hàm. Do cháu không thường xuyên đi kiểm tra răng miệng nên vô tình để tình trạng răng sâu kéo dài quá lâu. Hiện tại chúng đã bị vỡ ra nặng và miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu. Do đó, cháu muốn nhổ chúng đi nhưng cháu lo lắng không biết nhổ một lúc nhiều răng có nguy hiểm không ạ? (Ngọc Anh, 23 tuổi, Đồng Nai)
Trả lời: Thân chào bạn Ngọc Anh, phòng khám chúng tôi rất vui khi bạn đã tin tưởng và chia sẻ về trường hợp của mình. Với vấn đề “Nhổ một lúc nhiều răng có nguy hiểm không?” chúng tôi sẽ trình bày cụ thể như sau:
Khi nào nên nhổ một lúc nhiều răng?
Việc loại bỏ bất cứ một răng nào trên hàm cũng chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết. Đối với những trường hợp răng bị tổn thương nặng, gần như bị phá hủy toàn bộ cấu trúc như: răng sâu, răng vỡ, viêm nha chu,.. thì nhổ bỏ răng bắt buộc phải tiến hành.
Riêng đối với trường hợp nhổ một lúc nhiều răng, chúng ta cần đặc biệt lưu ý vì kỹ thuật này chỉ được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có sức khỏe ổn định và đủ khả năng thực hiện ca nhổ.
Nhổ một lúc nhiều răng có nguy hiểm không?
Nhổ răng một lúc nhiều răng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có tay nghề cao, cũng như các kỹ thuật, máy móc nha khoa hiện đại để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của việc nhổ một lúc nhiều răng.
- Các trường hợp không nên tiến hành nhổ một lúc nhiều răng là:
- Phụ nữ đang mang thai
- Bệnh nhân có tiền sử và đang mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…
- Bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần, thần kinh,…
Đối với những trường hợp này, thủ thuật nhổ một lúc nhiều răng sẽ tương đối phức tạp và có rủi ro cao, cần được bác sĩ theo dõi liên tục và ứng biến kịp thời khi gặp phải những thay đổi sức khỏe trong quá trình thực hiện nhổ răng.
Các lưu ý sau khi nhổ một lúc nhiều răng?
Không nên súc miệng, ngậm nước muối sau khi nhổ răng. Điều này không hề giúp răng mau lành vết thương mà ngược lại còn khiến răng tổn thương và chảy máu kéo dài. Súc miệng có thể làm trôi mất phần máu đông được hình thành trong ổ chân răng, vô tình khiến răng xuất hiện lỗ trống, rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm sau nhổ răng.
Nên ăn thức ăn mềm, nhuyễn và không quá nóng hoặc lạnh sau khi nhổ răng. Tránh nhai tại vị trí răng vừa nhổ, đồng thời tránh sử dụng tay hoặc các vật dụng khác đụng vào vết thương.
Cắn chặt bông gạc y tế khoảng 20 phút để cầm máu vết thương và giảm khả năng vết thương bị chảy máu ròng.
Ngậm nước đá viên liên tục khoảng 1 đến 2 tiếng sau khi nhổ răng. Vì nhổ một lúc nhiều răng lượng máu chảy ra sẽ tương đối nhiều, chúng ta thực hiện thao tác cầm máu từ đầu để hạn chế tình trạng mất máu. Hơn nữa, nước đá có thể giúp giảm bớt cơn đau răng sau khi thuốc tê đã mất tác dụng.