Răng không sâu nhưng đau là bị gì? và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng răng không sâu nhưng đau có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: mọc răng khôn, mắc các bệnh viêm nướu, viêm nha chu, cơ thể thiếu hụt canxi, răng bị chấn thương, va đập mạnh bên ngoài,… Để khắc phục hiệu quả triệu chứng đau răng khó chịu cần phải điều trị các bệnh lý nguyên nhân, đồng thời kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà.

Răng không sâu nhưng đau là bị gì?
Răng không sâu nhưng đau là bị gì?

Răng không sâu nhưng đau nguyên nhân vì sao?

Thông thường, triệu chứng đau nhức răng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải bệnh lý sâu răng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp răng không sâu nhưng vẫn có cảm giác đau nhức kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu khác như: chảy máu chân răng, sưng lợi, ê buốt, hôi miệng, răng dễ lung lay,…

Tình trạng răng không sâu nhưng đau có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

1.    Mọc răng khôn

Khi răng của bạn vẫn bình thường không có dấu hiệu sâu răng nhưng lại có cảm giác đau nhức chân răng rất khó chịu ở vị trí trong cùng có nguy cơ cao là do mọc răng khôn gây nên.

Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trong giai đoạn trưởng thành từ 18 – 25 tuổi. Lúc này cung hàm đã phát triển hoàn thiện nên gần như không còn đủ vị trí để răng khôn có thể mọc thẳng đều bình thường.

Thay vào đó, răng khôn mọc lên rất dễ bị mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm ngang sang răng kế cận dẫn đến tình trạng kích thích mô nướu gây sưng tấy, đau nhức, viêm đỏ nướu khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Răng khôn mọc sai lệch sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức
Răng khôn mọc sai lệch sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức

2.    Bệnh lý răng

Răng đau nhức nhưng không phải do sâu răng thì còn có thể do một số bệnh lý răng miệng khác gây ra. Trong đó phải kể đến các bệnh như: mòn cổ chân răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe xương ổ răng,….

Các cơn đau nhức răng có thể diễn ra bất chợt, có khi chỉ đau thoáng qua nhưng có lúc lại đau nhức dữ dội kéo dài khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

Đau nhức răng có thể do mắc các bệnh viêm nướu, viêm nha chu
Đau nhức răng có thể do mắc các bệnh viêm nướu, viêm nha chu

3.    Thiếu canxi

Canxi là một nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì sự chắc khỏe của xương khớp cũng như răng của mỗi người. Khi cơ thể thiếu hụt canxi sẽ làm cho răng dần suy yếu và dễ bị đau nhức, ê buốt ngay cả khi không mắc bệnh lý răng miệng.

Ngoài ra, thiếu hụt canxi còn có thể làm cho răng dễ bị ê buốt, chảy máu chân răng mỗi khi ăn nhai hay vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Tình trạng đau răng do thiếu canxi thường gặp nhiều ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, phụ nữ đang mang thai, sau khi sinh và cho con bú.

Thiếu canxi làm cho răng dễ bị ê buốt, đau nhức
Thiếu canxi làm cho răng dễ bị ê buốt, đau nhức

4.    Thay đổi nội tiết

Nội tiết tố không những tác động nhiều đến thể trạng, chức năng sinh lý mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

Qua các thống kê cho thấy ở nữ giới có nội tiết tố không ổn định trong giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh,… thường làm cho răng, nướu trở nên nhạy cảm hơn nhiều so với bình thường.

Do đó, trong thời điểm này răng thường dễ bị ê buốt, đau nhức, sưng tấy, viêm đỏ ở nướu ngay cả khi không bị sâu răng hay mắc các bệnh lý khác.

Thay đổi nội tiết khi mang thai cũng làm răng, nướu nhạy cảm hơn bình thường
Thay đổi nội tiết khi mang thai cũng làm răng, nướu nhạy cảm hơn bình thường

5.    Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân vừa nêu bên trên thì răng bị đau nhức còn có thể do một số tác nhân khác như: tật nghiến răng khi ngủ, vệ sinh răng miệng sai cách, va đập, chấn thương, viêm xoang hàm, trào ngược dạ dày,….

Đối với viêm xoang hàm gây đau răng là do vùng mô xoang hàm gần kề với hàm trên của răng. Nếu cơ quan này bị viêm nhiễm thì có thể làm ảnh hưởng đến mô nướu và chân răng ở hàm trên dẫn đến đau nhức khó chịu.

Trường hợp trào ngược dạ dày khiến cho dịch vị ở dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Trong dịch vị dạ dày có chứa nhiều axit có thể làm mòn men răng. Từ đó răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị nhức buốt và gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý nha khoa khác.

Ngoài ra, đau nhức răng không phải do sâu răng có thể là hệ quả của việc thực hiện các thủ thuật nha khoa như: điều trị tủy, hàn trám răng, bọc răng sứ, niềng răng,… Sau khi thực hiện các thủ thuật này, răng, nướu có thể bị ê nhức nhẹ và sẽ nhanh chóng khỏi dần sau một thời gian ngắn.

Hậu quả của ê buốt chân răng

Răng không sâu nhưng bị đau khiến nhiều bệnh nhân chủ quan và không sớm tìm cách khắc phục hiệu quả kịp thời. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài nhiều ngày sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng như chất lượng cuộc sống, công việc.

Tùy vào từng mức độ, nguyên nhân gây đau nhức răng mà sẽ dẫn đến các ảnh hưởng khác nhau lên từng đối tượng bệnh nhân.

Trong trường hợp răng chỉ bị đau nhức nhẹ do việc vệ sinh răng miệng sai cách sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong việc ăn uống thoải mái các món ăn hằng ngày.

Nếu bị đau nhức răng cùng thói quen nghiến răng thì bệnh nhân rất khó để ngủ ngon giấc, thiếu ngủ trầm trọng. Từ đó cơ thể sẽ dần suy nhược và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng quát.

Trường hợp răng khôn mọc sai lệch sẽ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe. Vệ sinh răng khó khăn dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng, tổn thương răng, viêm nhiễm và làm ảnh hưởng đến răng số 7 cạnh bên.

Với những trường hợp đau buốt răng xuất phát từ các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, áp xe xương ổ răng,…. nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến hơi thở có mùi hôi khó chịu, thường xuyên chảy máu chân răng, viêm nhiễm nặng nề tăng nguy cơ lung lay, gãy rụng răng.

Điều trị răng không sâu nhưng đau

Đối với các bệnh viêm xoang hàm, trào ngược dạ dày gây đau nhức răng bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trong trường hợp đau nhức răng do các vấn đề chăm sóc răng miệng hằng ngày cũng như các vấn đề bệnh lý răng miệng, bệnh nhân có thể tham khảo các cách điều trị dưới đây:

1.    Điều trị răng không sâu nhưng bị ê buốt tại nhà

  • Súc miệng nước muối:

Với đặc tính sát trùng và kháng khuẩn, nước muối được xem là cách chữa đau buốt răng tại nhà đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Chỉ cần pha một ít muối với nước ấm để súc miệng hằng ngày sẽ giúp giảm sưng viêm, giảm đau nhức khá tốt, làm cho nướu săn chắc hơn.

Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Chườm đá:

Dùng túi chườm đá vào vùng răng bị đau nhức trong khoảng 15 – 20 phút. Hơi lạnh tỏa ra từ đá sẽ giúp làm tê cứng tạm thời các dây thần kinh quanh răng từ đó giảm nhanh cơn đau nhức, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Dùng tinh dầu đinh hương:

Thấm 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương vào bông gòn và đặt lên vùng răng bị đau nhức. Nhờ vào thành phần eugenol có trong đinh hương sẽ có tác dụng tương tự như thuốc gây tê tự nhiên giúp giảm nhanh cơn đau và chống nhiễm trùng răng, nướu khá tốt.

Dùng tinh dầu đinh hương để chữa đau răng tại nhà
Dùng tinh dầu đinh hương để chữa đau răng tại nhà

2.    Điều trị răng không sâu nhưng bị ê buốt tại nha khoa

Để khắc phục dứt điểm tình trạng đau buốt răng, tốt nhất bệnh nhân nên đến nha khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà sẽ có thể áp dụng các biện pháp điều trị răng không sâu nhưng bị đau nhức như:

  • Trám răng Composite:

Nếu như răng bị mòn cổ chân răng, sứt mẻ nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu Composite.

Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị tổn thương, sau đó dùng vật liệu Composite để phục hình lại phần men răng đã mất giúp khôi phục thẩm mỹ và bảo vệ hiệu quả lớp ngà răng bên trong.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là miếng trám có độ bền không cao, dễ bị nhiễm màu sau một thời gian sử dụng. Do đó, bệnh nhân cần phải thay miếng trám mới để có thể sử dụng hiệu quả tiếp tục.

Trám răng mẻ nhỏ
Trám răng mẻ nhỏ
  • Bọc răng sứ thẩm mỹ:

Trường hợp răng bị gãy vỡ, sứt mẻ lớn, mòn cổ chân răng nặng không thể điều trị bằng trám răng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài bớt một phần men răng bên ngoài với một tỷ lệ thích hợp. Sau đó lấy dấu hàm và chế tác mão sứ bọc lên trên.

Mão răng sứ được chế tác với hình dáng, màu sắc tự nhiên giống như răng thật. Thời gian sử dụng của răng sứ có thể duy trì được đến 20 năm nếu chọn các dòng răng toàn sứ cao cấp và có chế độ chăm sóc cẩn thận.

Bọc răng sứ cho răng bị gãy mẽ lớn
Bọc răng sứ cho răng bị gãy mẽ lớn
  • Nhổ răng khôn:

Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm ngang gây đau nhức kéo dài làm ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai cũng như chăm sóc răng miệng hằng ngày. Lúc này nhổ răng khôn là việc làm cần thiết để khắc phục triệt để các ảnh hưởng không tốt do mọc răng khôn gây nên.

Nhổ răng khôn mọc ngầm
Nhổ răng khôn mọc ngầm
  • Điều trị viêm nha chu:

Nếu viêm nha chu chỉ mới hình thành giai đoạn nhẹ bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng.

Trường hợp viêm nha chu nặng, hình thành các túi mủ cần tiến hành điều trị cạo vôi, nạo túi mủ, làm sạch gốc răng và ghép vạt lợi để giúp quá trình hồi phục của nướu diễn ra nhanh hơn.

Khi viêm nha chu đã phát triển nghiêm trọng, không thể điều trị bảo tồn được nữa bắt buộc phải nhổ răng để không lây viêm nhiễm sang các răng kế cận. Đồng thời, sau nhổ răng sẽ tiến hành trồng răng Implant để phục hình răng đã mất, khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm có thể xảy ra gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng.

Khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Nếu như bạn hoặc người thân đang phải đối diện với những cơn đau nhức, ê buốt răng nhưng không rõ nguyên nhân. Điều cần làm lúc này là nên tìm nha khoa uy tín để đến thăm khám và nhận được sự tư vấn điều trị hiệu quả từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi nhận thấy cơn đau nhức diễn ra 1 – 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm cần phải đi thăm khám ngay. Cảm giác đau nhức có thể ngày càng nhiều và không giảm dần, thậm chí nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sốt, ăn uống kém kèm theo nhiều dấu hiệu khó chịu khác.

Khi răng đau nhức nhiều nên đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám
Khi răng đau nhức nhiều nên đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám

Biện pháp phòng tránh các cơn đau răng

Để phòng tránh các cơn đau nhức răng nhưng không phải do sâu răng gây ra bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau đây để chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất:

  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc chuyển động xoay tròn. Không được chải răng theo chiều ngang hay chải răng quá mạnh sẽ gây tổn thương đến răng, nướu. Thay bàn chải mới sau 2 – 3 tháng.
  • Nên dùng kem đánh răng có chứa fluor, sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để đảm bảo làm sạch hoàn toàn mảng bám thức ăn thừa còn tồn đọng trên răng.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe cũng như răng nướu, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D,…
  • Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc để tăng khả năng làm sạch răng tự nhiên, ngăn ngừa hình thành mảng bám gây hại cho răng.
  • Không nên ăn các món có nhiều đường, nhiều tinh bột, nhiều axit, hạn chế tối đa bia rượu, cà phê, nước có ga, không hút thuốc lá,…
  • Định kỳ 6 tháng/lần nên đến nha khoa để cạo vôi răng làm sạch mảng bám giúp răng luôn sạch khỏe. Đồng thời thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa đau răng hiệu quả
Chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa đau răng hiệu quả

Trên đây là những Nguyên nhân răng không sâu nhưng đau và cách điều trị hiệu quả. Nếu còn có thắc mắc gì liên quan hãy gọi ngay đến tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình hoàn toàn miễn phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời