Men răng là gì? Và các bệnh thường gặp

Men răng là phần cứng chắc bao bọc bên ngoài của răng, có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Vậy cấu tạo của men răng là gì và những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến men răng?

Men răng là gì?
Men răng là gì?

Men răng là gì?

Men răng cùng với ngà răng và tủy răng là 3 phần chính cấu tạo nên chiếc răng hoàn chỉnh. Men răng là lớp chất cứng nằm ở ngoài cùng, bao bọc lấy ngà răng và tủy răng. Chúng là nơi chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể, chính vì vậy mà cũng rất khó bị tác động.

Men răng có thể tồn tại hàng chục năm dù các thao tác ăn nhai kéo dài liên tục từ ngày này qua ngày khác, và tất nhiên phải đi kèm với điều kiện là chất men răng tốt và được chăm sóc đúng cách.

Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc lấy ngà răng và tủy răng
Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc lấy ngà răng và tủy răng

Cấu tạo của men răng

Hai yếu tố chính kiến tạo nên men răng là flour và calci. Nhờ đó mà men răng có thể chịu được những tác động từ acid, kiềm, độ nóng lạnh,…

Thông thường, fluor có khả năng nạp vào cấu trúc răng ngay khi chúng vẫn còn là mầm răng trong xương hàm, và khi răng mọc lên hoàn thiện thì fluor vẫn có thể ảnh hưởng từ bên ngoài vào lớp men răng.

Theo nghiên cứu, độ dày của men răng không đồng đều, nơi dày nhất lên đến 2.5mm tập trung chủ yếu ở các cạnh của răng và mỏng dần về vùng biên (khu vực cổ răng và chân răng).

Độ dày của men răng mỏng dần về vùng chân răng
Độ dày của men răng mỏng dần về vùng chân răng

Tương tự như độ dày, màu sắc của men răng cũng không đồng nhất, thường từ vàng nhạt đến xám trắng. Đặc biệt, ở các cạnh của răng đôi khi còn ngả xanh do không có lớp ngà răng nằm bên dưới.

Bên cạnh flour và calci thì hydroxyapatite cũng là khoáng chất góp phần tăng độ cứng, bền chắc của răng.

Tuy nhiên, không giống như tủy răng, men răng không có các dây thần kinh bên trong và cũng không có mạch máu.

Chức năng của men răng

Men răng được ví như vỏ của quả trứng, có tác dụng bảo vệ những mô mềm dễ bị tổn thương bên trong. Song trên thực tế, men răng còn dẻo dai và bền vững hơn rất nhiều. Chúng là mô khó tác động nhất trong cơ thể, giúp bảo vệ ngà và tủy răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Nhờ đó mà đảm bảo chức năng ăn nhai diễn ra tốt hơn.

Đặc biệt, men răng phát triển hoàn chỉnh, có độ nhẵn bóng, nếu không gặp những vấn đề như thiểu sản men, nhiễm fluor sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao, giúp nụ cười trở nên tự tin, rạng rỡ.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến men răng?

Mặc dù men răng cứng chắc nhưng vẫn sẽ bị tác động bởi những yếu tố từ bên ngoài, cụ thể:

Acid trong thức ăn: Vi khuẩn ẩn nấp trong cao răng tác động lên phần đường bột trong thức ăn hằng ngày tạo ra các acid, lâu ngày những acid này sẽ làm mài mòn men răng. Và hơn hết, những thực phẩm có tính acid cao như các loại rau muối chua, cóc, xoài xanh, me,… cũng tác động trực tiếp đến men răng.

Acid trong thức ăn là một trong những yếu tố tác động đến men răng
Acid trong thức ăn là một trong những yếu tố tác động đến men răng

Thuốc Tetracycline: Dùng thuốc Tetracyclin trong thời gian dài, đặc biệt là thời điểm mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi sẽ khiến màu sắc và chất men bị ảnh hưởng.

Dùng nhiều Fluor: Nếu thường xuyên sử dụng nước uống có chứa nồng độ fluor cao hơn mức quy định hoặc dùng thuốc fluor quá nhiều, kéo dài liên tục sẽ khiến men răng bị đục. Đặc biệt, nếu dùng fluor trong lúc răng đang phát triển sẽ khiến răng bị lốm đốm nâu.

Kim loại trong trám răng hoặc mão sứ: Sau một thời gian sử dụng kim loại trong răng sứ hoặc vật liệu trám sẽ bị oxy hóa làm răng có màu xám hoặc xanh xám.

Tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật: Thuốc tẩy trắng không rõ nguồn gốc, thời gian tẩy quá lâu,… không chỉ khiến men răng bị đổi màu mà còn làm hỏng men răng.

Tẩy trắng răng sai kỹ thuật cũng là yếu tố tác động đến men răng
Tẩy trắng răng sai kỹ thuật cũng là yếu tố tác động đến men răng

Thiểu sản men răng: Thường mang tính di truyền, tuy nhiên cũng có ít trường hợp là do tác động từ môi trường bên ngoài. Thiểu sản men răng khiến men răng mỏng, dễ sứt mẻ.

Cách bệnh thường gặp

Một số bệnh thường gặp về men răng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết, đó là:

  • Mòn răng

Có thể xảy ra trên bề mặt răng, thân răng hoặc vùng cổ răng. Trường hợp men răng bị mài mòn nhiều, làm lộ ngà răng sẽ khiến răng có sự đổi màu. Đồng thời còn làm răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc đồ ngọt, chua hoặc sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mòn răng là do nồng độ acid trong miệng cao. Điều này xuất hiện khi bạn tiêu thụ lương nước ngọt quá mức hoặc các loại trái cây chua, chế độ ăn uống nhiều đường, bệnh trào ngược acid dạ dày,…

Tình trạng mòn cổ chân răng
Tình trạng mòn cổ chân răng
  • Sâu răng

Là tình trạng mà trên răng xuất hiện các lỗ sâu li ti, về lâu dài nếu không được điều trị đúng sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, phá hủy qua lớp men, gây kích thích đến ngà và tủy răng, nghiêm trọng hơn còn xảy ra tình trạng viêm nhiễm, thậm chí là mất răng.

Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn trong khoang miệng phân hủy đường tạo thành acid. Nồng độ acid càng cao sẽ gây ra sự mất khoáng trên bề mặt men răng, dẫn đến mòn men răng và hình thành lỗ sâu.

Sâu răng là một trong những bệnh lý về men răng thường gặp
Sâu răng là một trong những bệnh lý về men răng thường gặp
  • Nhiễm fluor

Mặc dù fluor đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều sẽ phản tác dụng, khiến men răng bị nhiễm fluor với biểu hiện cụ thể là răng không đều màu, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

Tình trạng nhiễm fluor có thể xuất phát từ việc sử dụng kem đánh răng hoặc nước uống có nồng độ fluor vượt mức cho phép.

Răng nhiễm fluor khiến men răng không đều màu
Răng nhiễm fluor khiến men răng không đều màu
  • Thiểu sản men

Sự thiếu hụt về số lượng men răng trong giai đoạn khoáng hóa hoặc quá trình phát triển bị ảnh hưởng bởi những tác nhân môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiểu sản men.

Đây là tình trạng mà men răng thường không có đủ độ dày vốn có, men răng mềm, mỏng, nhiều trường hợp còn lộ lớp ngà răng.

Thiểu sản men răng làm xuất hiện những đốm nâu hoặc nâu sẫm
Thiểu sản men răng làm xuất hiện những đốm nâu hoặc nâu sẫm

Men răng có phục hồi lại được không?

Men răng một khi bị tổn thương thì hoàn toàn không có khả năng tự phục hồi. Vì cấu tạo của men răng là từ những tinh thể canxi phốt phát, muối khoáng và vật liệu hữu cơ, chúng hoàn toàn không chứa các tế bào sống nên không thể tự điều chỉnh và hồi phục.

Muốn phục hồi men răng bị tổn thương cần phải có sự can thiệp của các kỹ thuật điều trị trong nha khoa. Cụ thể là hàn trám răng và bọc răng sứ. Do đó, khi gặp những tổn thương về men răng, bạn nên sớm đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Làm thế nào để bảo vệ răng tốt nhất?

Việc chăm sóc, vệ sinh răng hằng ngày đúng cách sẽ bảo vệ men răng được tốt hơn:

– Đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp. Bên cạnh fluor, bạn có thể chọn loại kem đánh răng chứa hydroxyapatite, một hoạt chất giúp tái tạo khoáng chất cho men răng.

– Chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang gây tụt nướu, mòn cổ chân răng.

Chải răng đúng cách, khoa học
Chải răng đúng cách, khoa học

– Cắt giảm những loại thức ăn hoặc nước uống chứa nhiều đường, tinh bột hoặc acid như: nước ngọt có ga, nước trái cây, khoai tây, bánh kẹo,…

– Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú nên cung cấp đủ canxi, vitamin D và những khoáng chất cần thiết khác.

– Cạo vôi răng và khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời những yếu tố gây tác động tiêu cực đến men răng.

Men răng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mô bên trong khỏi những tổn thương, đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài. Do đó, bạn cần biết cách bảo vệ, chăm sóc men răng đúng cách để ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời