Đang cho con bú có trám răng được không?

Đang cho con bú có trám răng được không? Có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Hãy cùng các chuyên gia nha khoa giải đáp vấn đề này ngay sau đây.

Đang cho con bú có trám răng được không?
Đang cho con bú có trám răng được không?

Phụ nữ trong thời kỳ đang cho con bú có trám răng được không?

Rất nhiều chị em thắc mắc đang cho con bú có trám răng được không trong thời kỳ này khá nhạy cảm, bởi sức khỏe của thai phụ và trẻ sơ sinh rất quan trọng.

Hàn trám răng hiện là thao tác đơn giản, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và trẻ nhỏ. Dưới tác động của ánh sáng quang trùng hợp, vật liệu trám cũng sẽ đông cứng chỉ trong 15 – 20 giây, sau đó vẫn có thể ăn nhai bình thường mà không bị cộm cấn hay đau nhức.

Nhưng để áp dụng phương pháp này bạn nên đến trực tiếp nha khoa thăm khám sau sinh khoảng 2 tháng sẽ tốt hơn sau 1 tháng ở cử.

Hơn hết, cũng phải xác định rõ tình trạng sức khỏe của bản thân có đang khỏe mạnh hay không mới có thể tới nha khoa thăm khám, thực hiện theo chỉ định bác sĩ.

Cần thăm khám nha khoa để bác sĩ theo dõi điều trị
Cần thăm khám nha khoa để bác sĩ theo dõi điều trị

Một số trường hợp trám răng do sâu răng nếu cần làm sạch các mô răng sâu bệnh dễ dẫn tới tình trạng ê buốt răng, hay nếu cần chữa tủy răng việc điều trị nội nha sẽ mất thời gian khá nhiều để đi lại và dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.

Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc hay kem bôi về tự bôi nếu đau nhức răng, bởi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể nhạy cảm sau sinh của mẹ, và cả nguồn sữa cho bé.

Trám răng rồi cho trẻ bú có ảnh hưởng gì không?

Nếu được sự chỉ định của bác sĩ thực hiện hàn trám răng thẩm mỹ thì vật liệu trám răng được sử dụng để tái tạo lại hình thể cho răng thường rất lành tính, không gây kích ứng cho răng miệng.

Bạn nên thực hiện trám răng với vật liệu Composite – hiện đang là vật liệu được sử dụng phổ biến bởi tính thẩm mỹ cao, có thể áp dụng tại nhiều vị trí răng khác nhau. Hơn nữa, chi phí lại rất hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người.

Sau khi trám răng rồi, việc cho trẻ bú không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ cả, rất an toàn về lâu dài.

Ngoài ra, bạn cũng cần biết thêm thông tin chăm sóc răng trong khoảng thời gian này để không phải gặp trường hợp sâu răng tái phát lại.

Chăm sóc răng đúng cách sau các bữa ăn
Chăm sóc răng đúng cách sau các bữa ăn
  • Sau các bữa ăn cần súc miệng để loại bỏ các mảng bám trên răng, không nên chủ quan chăm sóc răng dù là bữa ăn phụ.
  • Chải răng đúng cách 2 lần/ ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước muối ấm để tăng cường sức khỏe răng lợi.
  • Thời gian đầu sau khi trám răng, nếu cho con bú thường xuyên dễ gặp phải tình trạng cao răng, nên thăm khám và làm sạch vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần tại nha khoa.

Có thể thấy, trường hợp đang cho con bú có trám răng được không là trường hợp của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh đang gặp phải. Các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên tìm đến những cơ sở trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị.

Tại đây sẽ có những công nghệ trám răng hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa lành nghề đảm bảo sự an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất cho bạn.

Hi vọng những thông tin trên, đã giúp mọi người không còn lo lắng vấn đề đang cho con bú có trám răng được không và nên chăm sóc răng miệng như thế nào tốt nhất.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời