Để biết được chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ mức giá điều trị và có sự chuẩn bị tốt nhất.
Tại sao nên hàn răng sâu?
Bạn có biết sâu răng hiện nay là một bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách. Nhiều trường hợp mang lại các phiền toái cho khách hàng như đau răng, hôi miệng, nhức răng,…
Nếu không điều trị sớm, ổ sâu sẽ lan rộng gây nhiễm trùng, áp xe chân răng, viêm nhiễm tủy răng, thậm chí sẽ có nguy cơ nhổ bỏ đi răng vĩnh viễn. Tất nhiên, việc nhổ bỏ chân răng thật trong nha khoa không được đánh giá cao.
Bởi khi mất răng sẽ khiến cho toàn bộ cấu trúc hàm răng thay đổi hoàn toàn. Vì vậy, để ngăn ngừa sự biến chứng của bệnh lý sâu răng, ngay từ ban đầu việc hàn răng sâu rất quan trọng giúp:
Ngăn ngừa sâu răng
Khi hàn răng sâu càng sớm càng có thể ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, vùng sâu răng đã được làm sạch hoàn toàn và được hàn trám lại với các vật liệu nha khoa chuyên dụng, độ bền lâu dài. Ngoài các loại vi khuẩn gây sâu răng, các vi khuẩn có khả năng gây viêm nướu, viêm nha chu cũng được loại bỏ.
Phục hình cấu trúc răng
Đối với những trường hợp răng sâu mẻ nhỏ thì hàn trám răng lại là phương pháp tối ưu phục hình lại các mô răng khiếm khuyết đó, tái tạo lại hình dáng ban đầu của răng mà không cần xâm lấn men răng như các phương pháp khác.
Nâng cao tính thẩm mỹ
Hàn răng sâu giúp phục hình tính thẩm mỹ hiệu quả, bởi các vật liệu điều trị hiện nay đều có màu sắc tương đồng với răng thật, khó phân biệt được răng đã trám, nâng cao sự tự tin của bạn hơn.
Chi phí hợp lý
So với các phương pháp phục hình bọc răng sứ hay điều trị răng sâu chuyên sâu thì hàn trám răng lại có chi phí rẻ nhất phù hợp với điều kiện chi trả của mọi người nếu răng sâu ở mức độ nhẹ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí hàn răng sâu?
Theo các chuyên gia nha khoa, chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu có rất nhiều sự chênh lệch tại mỗi nha khoa điều trị, bởi chi phí hàn răng sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như:
Tình trạng răng miệng
Ở mỗi bệnh nhân sẽ có những tình trạng bệnh lý khác nhau, tùy vào trường hợp răng bị sâu mẻ nặng hay nhẹ có cần phải chữa tủy răng hay không. Với trường hợp sâu răng nhẹ và nặng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, dẫn tới chi phí điều trị cũng sẽ thay đổi. Răng sâu nhẹ thì thời gian điều trị sẽ nhanh hơn và tốn ít chi phí hơn so với điều trị sâu răng viêm tủy.
Vật liệu hàn răng
Chi phí hàn răng giá bao nhiêu cũng phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng để hàn răng. Hiện nay, hai vật liệu Amalgam và Composite là hai chất liệu được sử dụng phổ biến để thực hiện hàn răng sâu.
Tuy nhiên, vật liệu Composite lại được ưu tiên lựa chọn để hàn răng thẩm mỹ nhiều hơn, bởi tính chất an toàn cao, độ cứng chắc cố định, màu sắc tương đồng màu răng thật, giúp phục hình những chiếc răng sâu nhanh chóng chỉ trong 1 lần hẹn điều trị.
Phương pháp điều trị
Kỹ thuật hàn răng hiện nay được chia thành 2 loại hình trực tiếp và gián tiếp. Nếu chọn lựa kỹ thuật hàn răng trực tiếp, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu hàn trám, tạo hình trực tiếp trên răng.
Đối với kỹ thuật hàn răng gián tiếp, khách hàng sẽ phải mất thời gian đúc thêm miếng hàn bên ngoài sau đó mới đắp lên răng, cách này sẽ mất 2 lần hẹn điều trị. Nhưng về độ bền tuổi thọ lâu dài của miếng trám sẽ cao hơn từ 10 năm trở lại, không bị hở hay bong rớt.
Số lượng và vị trí răng cần điều trị
Nếu số lượng sâu răng ít thì chắc chắn chi phí hàn trám răng sẽ thấp hơn, nhưng nếu sâu răng từ 2 răng đến nhiều răng trở lên thì chi phí cũng từ đó mà tăng lên. Ngoài ra, nếu gặp nhiều trường hợp sâu răng có ảnh hưởng tủy tại nhiều vị trí răng khác nhau như răng hàm hay răng cửa chi phí cũng có sự chênh lệch giá đáng kể.
Các loại dịch vụ đi kèm được khuyến cáo
Bên cạnh điều trị hàn răng, để đạt được kết quả điều trị cao nhất, đôi khi bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một vài dịch vụ khác liên quan như làm sạch răng với cạo vôi răng, tẩy trắng răng, chữa tủy răng,… Những dịch vụ này đi kèm cũng sẽ làm cho mức chi phí hàn răng sâu thay đổi.
Hàn răng sâu bao nhiêu tiền hiện nay?
Chi phí hàn răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sâu răng, số lượng răng cần điều trị, phương pháp thực hiện,…So với các phương pháp khác, thì hàn răng sâu có chi phí phù hợp với đại đa số nhu cầu mọi người.
Dưới đây là bảng giá hàn răng sâu tại nha khoa uy tín mà bạn có thể tham khảo:
TRÁM RĂNG | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
Trám răng Composite | 400.000 VNĐ/1 Răng | Không bao gồm tiền chữa tủy |
Trám răng trẻ em | 100.000 VNĐ/1 Răng | |
Trám kẽ răng, răng thưa | 500.000 VNĐ/1 Răng | |
Đắp mặt răng | 500.000 VNĐ/1 Răng | |
Đóng chốt răng | 300.000 VNĐ/1 Răng | |
Gắn lại răng | 300.000 VNĐ/1 Răng |
Như vậy, dựa trên bảng giá chi phí hàn răng sâu, có thể thấy mức chi phí rẻ nhất so với phương pháp bọc răng sứ hay cầu răng sứ khoảng 400.000vnđ/1 răng.
Khi bạn muốn hàn răng sâu từ 02 chiếc trở lên, có thể áp dụng theo công thức:
Chi phí hàn răng sâu x số lượng răng
Ví dụ: Bạn muốn hàn trám 4 chiếc răng sâu, tổng chi phí cần chi trả là:
4 x 400.000 = 1.600.000vnđ
Nếu trường hợp răng bạn bị sâu nặng, bác sĩ yêu cầu thực hiện điều trị tủy răng. Thì lúc này, chi phí hàn răng sẽ khác đi, kết hợp với mức phí điều trị tủy. Lúc đó, chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu khi điều trị tủy sẽ có công thức:
Chi phí điều trị tủy + chi phí trám x số răng
Chi phí điều trị tủy răng thường dao động từ 500.000vnđ – 1.000.000vnđ. Chi phí trám răng sau điều trị tủy cố định là 200.000vnđ/đv.
Ví dụ: Bạn muốn hàn trám răng cửa sâu lỗ to có điều trị tủy răng, tổng chi phí cần chi trả là:
500.000 + 200.000 x 1 = 700.000vnđ
Quy trình hàn răng sâu theo quy trình chuẩn Bộ Y Tế
Khi tiến hàn hàn răng sâu, bạn sẽ được thực hiện bài bản theo đúng quy trình điều trị bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám & Tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng thực tế, chụp phim X – Quang, nhận dạng mức độ cần hàn răng. Đồng thời, giải thích chi tiết cho bạn phương pháp phù hợp và chi phí điều trị.
Bước 2: Vệ sinh mô răng sâu + gây tê
Khi tiến hành thực hiện, bác sĩ sẽ vệ sinh mô răng sâu nhằm mục đích loại bỏ các ổ vi khuẩn trước khi hàn răng. Trước thao tác hàn răng có thể gây tê, bôi tê cho khách hàng rồi thực hiện nạo bỏ khoang sâu răng nhanh chóng.
Bước 3: Tiến hành hàn răng sâu
Sau khi mô răng đã được làm sạch, bác sĩ sẽ tạo một xoang trám phù hợp với vật liệu trám Composite lấp đầy phần mô răng bị khuyết đó. Từ đó giúp khôi phục lại hình dáng răng ban đầu.
Vật liệu trám Composite ban đầu sẽ ở dạng lỏng, sau đó đông cứng lại nhờ hệ thống chiếu đèn Halogen khoảng 20 giây, thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Bước 4: Chỉnh sửa vết trám
Đây là thao tác cuối cùng sau khi hàn răng sâu, bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại vết trám sao cho thẩm mỹ nhất, loại bỏ các cộm cấn, trong trường hợp vật liệu hàn còn dư sau khi đông cứng sẽ được cắt và mài lại.
Sau khi khách hàng không còn khó chịu gì nữa bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng vết hàn để đạt thẩm mỹ tối ưu nhất và kết thúc quy trình hàn răng sâu.
Hàn răng sâu xong cần lưu ý những gì?
Như vậy, sau khi đã tiến hành hàn răng sâu hoàn tất. Việc chăm sóc và duy trì tuổi thọ miếng trám lâu dài rất cần thiết. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lưu ý các thông tin sau đây:
Hạn chế ăn uống sau 2 tiếng sau khi hàn răng
Vật liệu trám răng Composite khi đã đông cứng trên răng vẫn cần thời gian nhất định khoảng 2 tiếng để đông đặc và khô hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần tránh ăn uống trong khoảng thời gian này là tốt nhất.
Các thực phẩm nên kiêng sau khi hàn răng
Ngoài ra, cần bổ sung danh sách các loại thực phẩm nên kiêng trong giai đoạn đầu:
- Tránh các thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh có thể thay đổi thể tích nhiệt độ miếng trám.
- Thức uống có màu sẫm, có gas có trong cà phê, nước ngọt, bia rượu, trà xanh,.. đều là thực phẩm nên tránh dùng để tránh làm miếng trám bị đổi màu.
- Kẹo ngọt, các loại hạt, bánh quy, snack… đều là thực phẩm dễ để lại các mảnh vụn khó vệ sinh, vì vậy hãy kiêng khem tốt nhất có thể.
+ Các thực phẩm nên ăn sau khi hàn răng
Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng cử thì những thực phẩm tốt cũng cần được bổ sung:
- Các loại thức ăn mềm dễ nhai như soup, cháo, canh,..
- Nước ép trái cây các loại được ép nhuyễn rất tốt cho sức khỏe.
- Bổ sung đủ lượng nước trong ngày.
+ Chăm sóc răng miệng sau khi hàn răng
Bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách, mỗi ngày 2 lần sau các bữa ăn với bàn chải lông mềm và loại kem phù hợp.
Kết hợp sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để làm sạch răng miệng tốt hơn.
Sau khi hàn răng, nếu có bất kỳ trường hợp ê buốt, đau nhức, chảy máu kéo dài bạn không nên tự ý dùng thuốc theo kinh nghiệm bản thân mà cần nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ điều trị xử lý kịp thời.