Hở chân răng là gì? Khắc phục như thế nào?

Hở chân răng được biết đến là vấn đề răng miệng hàng đầu, rất phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân hở chân răng là gì và cách khắc phục như thế nào?

Hở chân răng là gì? Khắc phục như thế nào?
Hở chân răng là gì? Khắc phục như thế nào?

Hở chân răng là gì?

Hở chân răng còn được gọi là tụt lợi, một tình trạng mà các mô nướu ôm sát vào chân răng có hiện tượng bị mòn hoặc tụt xuống bên dưới làm lộ bề mặt chân răng ra ngoài.

Hở chân răng khiến răng trông dài hơn bình thường
Hở chân răng khiến răng trông dài hơn bình thường

Dấu hiệu nhận biết hở chân răng như thế nào?

Hở chân răng có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu sau:

– Kích thước của răng trông dài hơn so với bình thường, phần chân răng bị lộ ra ngoài

– Hay bị ê buốt khi ăn, chải răng hoặc thậm chí là khi hít thở

– Chảy máu chân răng sau khi dùng chỉ nha khoa, đánh răng hoặc không làm gì cả

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Trên bề mặt nướu có dấu hiệu sưng viêm, tấy đỏ, mưng mủ,…

Hở chân răng gây chảy máu và khiến kích thước răng dài hơn
Hở chân răng gây chảy máu và khiến kích thước răng dài hơn

Nguyên nhân gây hở chân răng

Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hở chân răng. Trong đó, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Do di truyền

Gen có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe răng miệng ở mỗi người. Nếu gia đình có ông bà hoặc cha mẹ bị hở chân răng thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường.

Thói quen sinh hoạt xấu

Sử dụng bàn chải lông cứng, chải răng mạnh thay theo chiều ngang lâu ngày, cao răng tích tụ nhiều và không được cạo định kỳ tại nha khoa,… là những thói quen xấu dẫn đến tình trạng viêm lợi, hở chân răng. Hoặc việc bạn hay hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân gây tụt lợi.

Do bệnh lý răng miệng

Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng,… nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng hở chân răng.

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân gây tụt lợi
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân gây tụt lợi

Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới

Trong các giai đoạn đặc thù của phái nữ như dậy thì, mang thai, mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi và tụt lợi chính là một trong những biển hiện của tình trạng này.

Bị hở lợi chân răng có nguy hiểm không?

Đa số mọi người đều chủ quan và coi thường tình trạng hở chân răng dẫn đến việc không điều trị hoặc điều trị nửa vời, từ đó gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Thẩm mỹ: Trước tiên, thấy rõ nhất là về mặt thẩm mỹ. Tụt lợi khiến răng dài hơn so với bình thường, chân răng lộ ra ngoài khiến nụ cười trở nên kém duyên, từ đó gây tâm lý tự ti, e ngại trong quá trình giao tiếp, lâu dài làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.

Ê buốt khi ăn: Tình trạng tụt lợi làm chân răng, ngà răng lộ ra ngoài, khi ăn thức ăn sẽ thường xuyên bám vào gây ê buốt, đau nhức khó chịu. Nhiều trường hợp còn trở nên biếng ăn khiến cơ thể suy nhược, mất sức.

Tụt lợi gây tình trạng đau nhức, ê buốt răng
Tụt lợi gây tình trạng đau nhức, ê buốt răng

Viêm lợi, viêm quanh răng: Chân răng hở tạo điều kiện cho mảng bám hình thành. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nơi đây sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn làm tổ, tấn công vào nướu gây tình trạng sưng viêm, thậm chí là mưng mủ.

Mất răng: Đây được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của hở chân răng không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn mảng bám sẽ lên men đường có trong thức ăn thành axit khiến men răng bị mài mòn. Đồng thời, nướu bị viêm không điều trị sẽ khiến các mô nâng đỡ quanh răng bị tổn thương, điều này rất dễ gây mất răng sớm.

Hở chân răng nếu không điều trị sẽ gây mất răng
Hở chân răng nếu không điều trị sẽ gây mất răng

Như vậy có thể thấy, hở chân răng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Việc điều trị sớm tại nha khoa là cần thiết nhằm giữ cho răng miệng khỏe mạnh, ngăn ngừa mất răng sớm.

Chữa hở lợi chân răng bằng cách nào?

Chữa hở lợi chân răng tại nhà

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa hở chân răng mà bạn có thể tham khảo.

Chữa tụt lợi bằng mật ong: Nguyên liệu này có đặc tính kháng khuẩn và hỗ trợ lành thương nhanh, giúp nướu bớt sưng viêm. Thực hiện bằng cách lấy một ít mật ong nguyên chất, bôi lên vùng lợi bị tụt khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, kiên trì trong 1 tháng để mang lại hiệu quả.

Chữa tụt lợi bằng trà xanh: Bên cạnh chất chống oxy hóa, trà xanh còn chứa thành phần đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch và cho vào nồi đun lấy nước súc miệng hằng ngày. Cách này không chỉ hỗ trợ điều trị tụt lợi mà còn giữ cho khoang miệng thơm tho.

Chữa hở lợi bằng cách súc miệng với nước trà xanh
Chữa hở lợi bằng cách súc miệng với nước trà xanh

Chữa tụt lợi bằng nha đam: Nha đam có đặc tính làm mát, giải nhiệt và làm dịu vết thương. Chuẩn bị một nhánh nha đam, loại bỏ vỏ và sử dụng phần gel bên trong bôi lên vùng lợi cần điều trị, khoảng 5 phút sau súc miệng lại với nước. Hoặc bạn cũng có thể nấu nha đam dùng làm nước súc miệng hằng ngày.

Cách chữa hở lợi bằng phương pháp dân gian chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, chúng có khả năng tái phát thậm chí chuyển biến nặng hơn nếu không được điều trị triệt để sớm. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám tại nha khoa uy tín, chất lượng.

Chữa hở chân răng tại nha khoa

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chụp X – Quang (nếu cần) để xác định nguyên nhân, mức độ tụt lợi và đưa ra các phương án điều trị phù hợp nhất.

Trường hợp hở lợi chân răng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng và tư vấn bệnh nhân cách thay đổi thói quen, chăm sóc răng miệng tại nhà. Cụ thể như nên sử dụng loại bàn chải lông mềm, học cách chải răng khoa học, dùng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chống ê buốt.

Cạo vôi răng giúp khắc phục tình trạng hở chân răng
Cạo vôi răng giúp khắc phục tình trạng hở chân răng

Trường hợp hở chân răng ở mức độ nặng, nghiêm trọng, có dấu hiệu viêm nhiễm và tổn thương các mô quanh răng, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cần thiết như:

– Nạo túi nha chu, làm sạch các ổ viêm nhiễm, sát khuẩn rồi sau đó khâu lại phần mô nướu ở vị trí chân răng.

– Nếu phần mô xương nâng đỡ răng có dấu hiệu bị phá hủy, tổn thương thì chỉ định ghép xương sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu xương cho tương thích.

– Khi mô nướu bị mòn hoặc viêm nhiễm nặng, không còn đủ để bao bọc chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành ghép mô nướu nhằm tái tạo lại hình dáng như ban đầu.

Nên phòng chứng tụt lợi bằng cách nào?

Để ngăn ngừa nguy cơ tụt lợi, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, khoa học

Đánh răng thường xuyên

Lời khuyên của nha sĩ là mỗi ngày bạn nên chải răng ít nhất 2 lần để ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tích tụ.

Chải răng thường xuyên để làm sạch mảng bám
Chải răng thường xuyên để làm sạch mảng bám

Chải răng đúng cách

Đây là phần vô cùng quan trọng để ngăn ngừa chứng tụt lợi. Khi chải răng, bạn tuyệt đối không được chải theo chiều ngang và quá mạnh tay. Thay vào đó nên chải nhẹ nhàng và di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn.

Mỗi lần chải nên dành ra khoảng thời gian từ 2 – 3 phút. Vì nếu thời gian quá ngắn sẽ không đảm bảo mảng bám được loại bỏ sạch sẽ, ngược lại nếu quá lâu sẽ gây tình trạng mòn men răng.

Chú ý vệ sinh lưỡi

Không chỉ trên răng mà lưỡi cũng là nơi mảng bám dễ tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này không chỉ khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng khác, trong đó có tụt lợi. Do đó, khi chải răng bạn cũng không nên bỏ qua phần vệ sinh lưỡi nhé.

Chú ý vệ sinh lưỡi để loại bỏ môi trường trú ngụ của vi khuẩn
Chú ý vệ sinh lưỡi để loại bỏ môi trường trú ngụ của vi khuẩn

Dùng kem đánh răng chứa Fluor

Bên cạnh sở thích về mùi hương, thương hiệu thì khi chọn mua kem đánh răng bạn cũng cần chú ý đến thành phần Fluor. Hợp chất này có khả năng củng cố hàng rào bảo vệ cho răng, giúp răng chắc khỏe hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa

Trên thực tế, chải răng thường xuyên vẫn chưa đủ để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, đặc biệt là ở vị trí kẽ răng. Do đó, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần trong ngày. Hoặc nếu có điều kiện hơn, bạn có thể dùng máy tăm nước.

Loại bỏ mảng bám trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa
Loại bỏ mảng bám trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa

Dùng nước súc miệng

Nước súc miệng có tác dụng rất lớn trong việc tái khoáng hóa răng, giảm lượng axit trong miệng và làm sạch những khu vực mà bàn chải khó tiếp xúc. Vì vậy, hình thành thói quen sử dụng nước súc miệng thường xuyên sẽ rất có ích cho sức khỏe răng miệng.

Uống nhiều nước

Nước lọc luôn được biết đến là loại đồ uống tốt nhất cho sức khỏe. Và hơn hết, uống nước lọc sau mỗi bữa ăn còn giúp rửa trôi vụn thức ăn, trung hòa axit có trong khoang miệng, kiểm soát lượng vi khuẩn.

Bổ sung rau và trái cây

Chất xơ và vitamin là những thành phần đặc biệt có lợi cho sức khỏe răng miệng. Một số loại rau và trái cây mà bạn có thể bổ sung hằng ngày như bông cải, rau chân vịt, cải xoăn, kiwi, táo, việt quất,…

Bổ sung các loại rau và hoa quả giàu chất xơ, vitamin
Bổ sung các loại rau và hoa quả giàu chất xơ, vitamin

Hạn chế đường, tinh bột

Các món ăn, thực phẩm chứa nhiều đường sẽ được vi khuẩn trong khoang miệng chuyển hóa thành axit gây mài mòn men răng. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích vì chúng khiến cao răng hình thành nhanh hơn.

Khám răng định kỳ

Định kỳ 3 – 6 tháng bạn nên đến nha khoa 1 lần. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng răng miệng nhằm phát hiện những yếu tố nguy cơ, từ đó có biện pháp ngăn chặn và khắc phục hiệu quả.

Có nên chỉ áp dụng những biện pháp chữa tụt lợi tại nhà?

Hiện nay, trên các diễn đàn làm đẹp, chăm sóc sức khỏe răng miệng thường chia sẻ các biện pháp chữa tụt lợi tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên hoặc sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng chuyên dụng.

Trên thực tế, những phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau, ê buốt tạm thời hoàn toàn không thể điều trị triệt để. Đặc biệt, một số trường hợp lạm dụng, dùng không đúng cách còn khiến tình trạng hở chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, bạn không nên chỉ áp dụng biện pháp chữa tụt lợi tại nhà mà cần kết hợp thăm khám tại nha khoa để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, mức độ và đưa ra chỉ định hiệu quả, an toàn.

Cần kết hợp chữa tụt lợi tại nhà và nha khoa để mang lại kết quả tốt nhất
Cần kết hợp chữa tụt lợi tại nhà và nha khoa để mang lại kết quả tốt nhất

Hở chân răng nếu chủ quan không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy mà ngay khi thấy những dấu hiệu của bệnh này, bạn nên đến nha khoa để thăm khám. Việc điều trị sớm không chỉ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà còn đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời