Có thể hàn răng bị mẻ được không?

Có thể hàn răng bị mẻ được không và thực hiện như thế nào để phục hình thẩm mỹ cho răng trở lại ban đầu? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên, hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời chi tiết.

Có thể hàn răng bị mẻ được không?
Có thể hàn răng bị mẻ được không?

Điểm qua các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẻ răng

Trước khi trả lời thắc mắc hàn răng bị mẻ có được không các bạn cần biết được những nguyên nhân nào gây nên tình trạng mẻ răng. Vì có rất nhiều bạn không hề biết được nguyên nhân gây mẻ răng do đâu và cần phải làm như thế nào để tìm giải pháp phù hợp.

Răng mẻ chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

+ Bệnh lý răng miệng: thường thì bệnh lý răng miệng gây mẻ răng xuất phát từ bệnh sâu răng, những lỗ đen li ti xuất hiện như lời cảnh báo tình trạng chớm sâu ở giai đoạn đầu, nếu không điều trị sớm sẽ gây mẻ răng, mục dần men răng theo thời gian.

+ Do chấn thương: Những tai nạn bất ngờ đến từ các tác động bên ngoài khi chơi thể thao, tham gia phương tiện giao thông… nếu sơ xuất đều gây ra những tổn thương trên răng khiến răng gãy, mẻ, vỡ lớn.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẻ răng

+ Thói quen xấu hàng ngày: Cách chăm sóc chải răng không đúng cách, thường xuyên dùng các thực phẩm cứng, nhai đá, cắn bút, mở nắp chai nghiến răng khi ngủ,… đều là những nguyên nhân trực tiếp tác động lên răng khiến răng mẻ, gãy.

+ Răng đã điều trị tủy: Thực tế, sau khi điều trị viêm tủy răng men răng rất giòn và dễ vỡ, nếu không được bọc răng sứ lại sớm sẽ dễ gãy, mẻ lớn, đổi màu men răng trong quá trình sử dụng.

+ Men răng yếu bẩm sinh: Tùy vào cơ địa thực tế ở nhiều người, có thể sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, cơ địa không tốt khiến cho men răng không đảm bảo tốt chức năng ăn nhai. Khi có hoạt động mạnh sẽ làm cho răng dễ gãy, mẻ hơn bình thường.

Trên đây đều là những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp tác động lên tình trạng men răng bị mẻ thường gặp nhất. Đa phần mọi người chưa thật sự quan tâm đến các nguyên nhân này.

Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy loại bỏ các thói quen xấu, xây dựng các thói quen tốt để đảm bảo sức khỏe răng miệng toàn diện.

Hàn răng bị mẻ có được không?

Rất nhiều người lo lắng khi gặp phải tình trạng mẻ răng, họ không biết răng bị mẻ có hàn được không, trường hợp của mình có phù hợp? Thật sự, bạn có thể yên tâm hoàn toàn về phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ.

Bởi đây là phương pháp an toàn dành cho các trường hợp răng sứt mẻ rất hiệu quả, chi phí hợp lý hiện nay.

Có thể hàn răng bị mẻ được không còn phải xác định chính xác tình trạng thực tế của răng. Nếu tình trạng của răng mẻ nhỏ chỉ cần trám lại là được.

Trám răng trường hợp răng mẻ nhỏ
Trám răng trường hợp răng mẻ nhỏ

Các bác sĩ nha khoa sau khi thăm khám và chỉ định thực hiện sẽ dùng các chất hàn trám chuyên khoa lắp đầy các vị trí khiếm khuyết của răng, phục hồi hình dáng răng như ban đầu.

Như vậy “Có thể hàn răng bị mẻ được không?” – câu trả lời là CÓ THỂ. Hàn răng bị mẻ sẽ giúp bảo tồn răng gốc tối đa. Khác với kỹ thuật dán sứ, bọc răng sứ không cần phải mài nhỏ răng gốc, phòng tránh các nguy cơ suy yếu răng về sau.

Thời gian thực hiện hàn răng bị mẻ cũng rất nhanh chóng từ 15 – 20 phút/ răng trong một lần hẹn là bạn đã có thể ăn nhai sinh hoạt như bình thường sau đó.

Các trường hợp nên hàn răng cần lưu ý

Không phải bất kỳ trường hợp răng nào cũng có thể thực hiện hàn răng thẩm mỹ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định hàn răng cho các trường hợp răng sứt mẻ nhỏ, không quá lớn.

Bạn có thể tham khảo một số trường hợp nên hàn răng, bao gồm:

Các trường hợp nên trám răng
Các trường hợp nên trám răng
  • Răng sâu giai đoạn nhẹ, có thể loại bỏ mô sâu bệnh và hàn trám lại răng, tái tạo mô răng như ban đầu.
  • Răng bị sứt mẻ do va chạm không ảnh hưởng tủy răng, ngà răng.
  • Răng bị thưa, hở kẽ nhỏ có thể hàn trám tăng độ thẩm mỹ.
  • Răng bị mòn men răng, không bị hỏng răng.
  • Hỗ trợ sau điều trị tủy răng, giúp trám bít lỗ sâu, ngăn ngừa sâu răng tái phát.

Nếu tình trạng răng của bạn bị mẻ, vỡ lớn thì nên chọn cho mình một giải pháp điều trị thẩm mỹ khác như bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ phù hợp để phục hình chức năng ăn nhai của răng và nâng cao tính thẩm mỹ tốt hơn.

Để biết được tình trạng răng của mình phù hợp với phương pháp nào cần phải thăm khám nha khoa trực tiếp để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định phương pháp tốt nhất.

Quy trình hàn răng diễn ra như thế nào?

Nói về thời gian hàn răng thường diễn ra rất nhanh chóng, bạn có thể lựa chọn những trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị với quy trình hàn răng bị mẻ đầy đủ các bước:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể ở vùng răng mẻ cần hàn trám và tư vấn cho bạn về cách thực hiện hàn răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng.

Bước 2: Gây tê và tạo hình xoang trám

Có thể bác sĩ sẽ gây tê (khi cần thiết) đối với các trường hợp răng bị sâu mẻ quá nặng và làm cho bệnh nhân đau nhức, hạn chế cảm giác đau nhức xảy ra.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên khoa làm sạch khoang răng, tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám vào đúng kích thước răng mẻ trước đó.

Quy trình hàn trám răng đúng chuẩn nha khoa
Quy trình hàn trám răng đúng chuẩn nha khoa

Bước 3: Dùng công nghệ quang trùng hợp

Ở bước này, sẽ áp dụng ánh sáng xanh trực tiếp lên miếng trám, giúp miếng trám cố định chắc chắn hơn, không bị co hở khi sử dụng.

Bước 4: Kiểm tra lại và tái khám

Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn, tình trạng cộm cấn khi ăn nhai để đảm bảo khách hàng thoải mái nhất. Sau đó, căn dặn các cách chăm sóc, sinh hoạt để kéo dài tuổi thọ của miếng trám.

Quá trình hàn răng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn với công nghệ và vật liệu trám răng an toàn, hiện đại là bạn đã có thể sở hữu hàm răng đẹp, hạn chế bệnh lý sâu răng, tăng tính thẩm mỹ hơn xưa.

Như vậy, có thể thấy khi răng bị gãy, mẻ bạn không cần quá lo lắng, vì đây là vấn đề hoàn toàn có thể phục hình lại được.

Để biết được tình trạng răng của mình có thể áp dụng cách hàn răng bị mẻ được không hãy nhanh chóng đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp hơn.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời