Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng hiệu quả

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi khi niềng răng với hệ thống mắc cài, dây cung cồng kềnh nên việc vệ sinh răng sẽ khó khăn và phức tạp hơn bình thường. Một số bí quyết vệ sinh răng niềng được chia sẻ trong bài viết dưới đây tin chắc sẽ giúp ích nhiều cho bạn nếu đang trong quá trình chỉnh nha.

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng hiệu quả

Vì sao phải vệ sinh răng miệng khi niềng răng?

Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày không chỉ giúp cho răng được sạch sẽ, hơi thở thơm mát mà còn ngăn ngừa được các vấn đề bệnh lý như: sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu,… Và cũng có thể thấy việc vệ sinh răng sẽ càng phải được chú trọng nhiều hơn trong quá trình niềng răng.

Có nhiều người cho rằng chỉ cần đánh răng với kem đánh răng và dùng nước súc miệng là đủ để làm sạch được răng. Tuy nhiên, đối với răng niềng việc làm sạch như vậy là chưa đủ hiệu quả.

Khi ăn uống mảng bám, thức ăn thừa thường dễ bị vướng mắc lại ở các kẽ răng, bên dưới dây cung, mắc cài. Nếu như không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và hình thành mảng bám gây hại cho sức khỏe răng miệng, khó tránh khỏi nguy cơ bị sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Chính vì thế, việc loại bỏ sạch sẽ mảng bám, thức ăn thừa trên răng và xung quanh mắc cài, dây cung thường xuyên là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Chỉ có như vậy mới đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất, sau khi tháo niềng kết thúc chỉnh nha bề mặt răng cũng sẽ sáng đẹp và khỏe mạnh hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng vô cùng quan trọng
Vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng vô cùng quan trọng

Một số bí quyết vệ sinh răng miệng

Trong quá trình niềng răng việc chăm sóc răng miệng sẽ phức tạp hơn. Bạn nên tham khảo qua cách hướng dẫn vệ sinh răng niềng đúng cách và các lưu ý sau đây để chăm sóc răng đạt hiệu quả tốt nhất:

1.    Sử dụng bàn chải với lông bàn chải mềm

Bàn chải đánh răng nên sử dụng loại chuyên dụng dành cho răng niềng với kích cỡ nhỏ gọn để có thể dễ dàng di chuyển đến mọi ngóc ngách trong khoang miệng.

Đặc biệt cần chú ý chọn bàn chải có đầu lông tròn mềm mượt để không gây tổn hại đến răng, nướu trong quá trình sử dụng.

Dùng bàn chải chuyên dụng cho răng niềng có đầu lông mềm
Dùng bàn chải chuyên dụng cho răng niềng có đầu lông mềm

2.    Thường xuyên thay bàn chải

Sau 2 – 3 tháng cần phải thay bàn chải mới để tránh vi khuẩn tích tồn đọng nhiều trên đầu lông bàn chải gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng. Hoặc thay bàn chải ngay khi có dấu hiệu xơ cứng, mài mòn để việc vệ sinh răng miệng được hiệu quả hơn.

3.    Cách đánh răng

Mỗi ngày nên chải răng đều đặn ít nhất 2 – 3 lần, đặc biệt là chải răng sau khi ăn để ngăn ngừa thức ăn thừa còn bám dính lại xung quanh mắc cài. Nếu không có đủ thời gian để chải răng kỹ lưỡng sau khi ăn thì ít nhất cũng nên súc miệng sạch với nước để loại bỏ được phần nào mảng bám, thức ăn thừa trên răng.

Khi chải răng nên dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ, sau đó đặt bàn chải lên răng và thực hiện theo chuyển động xoay tròn nhẹ nhàng trên bề mặt răng. Khi vệ sinh răng cần chú ý vệ sinh ở cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.

Hãy chú ý làm sạch kỹ lưỡng ở cả phần có mắc cài và dây cung để loại bỏ hoàn toàn thức ăn và mảng bám còn dính vào đó. Thời gian chải răng tối thiểu là 2 phút để đảm bảo làm sạch răng một cách hiệu quả nhất.

Không chỉ răng, nướu, mắc cài mà ngay cả vùng lưỡi cũng cần được làm sạch thường xuyên để ngăn vi khuẩn, cặn bẩn tích tụ. Vệ sinh lưỡi sạch sẽ góp phần giữ cho hơi thở thơm tho và tránh các tác nhân gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng
Vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng

4.    Chải răng bằng bàn chải chuyên dụng (bàn chải kẽ răng)

Bàn chải kẽ răng là một dụng cụ vệ sinh răng niềng khá hữu hiệu, có thể giúp lấy đi các mảnh vụn thức ăn cũng như mảng bám ở trên răng, nướu cũng như mắc cài.

Thao tác thực hiện bằng cách bẻ gập phần dây thép của bàn chải để tạo ra góc thích hợp. Sau đó luồn bàn chải kẽ xuống phần dưới dây cung ở giữa các mắc cài và răng, hướng từ lợi về phía rìa cắn. Đưa bàn chải nhẹ nhàng chậm rãi từ trên xuống dưới nhiều lần ở mỗi kẽ răng và thực hiện lần lượt sang các kẽ răng khác.

Sau khi đã sử dụng bàn chải kẽ bạn có thể dùng bàn chải đánh răng thông thường như hướng dẫn ở bên trên sẽ giúp làm sạch răng tối ưu, ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám.

Sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch răng niềng hiệu quả
Sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch răng niềng hiệu quả

5.    Lưu ý khi đánh răng

Khi chải răng cần dùng lực nhẹ nhàng, vừa phải, không được chải răng quá mạnh hay chải theo chiều ngang vì sẽ dễ gây tổn hại đến răng, nướu, làm bung sút mắc cài, dây cung.

Sau khi dùng các thực phẩm có tính axit cao như: cam, quýt, nước có gas,… không nên đánh răng ngay vì lúc này lượng axit trên răng khá nhiều, việc chải răng có thể làm cho men răng dễ bị mài mòn và yếu dần. Tốt nhất sau 30 phút mới nên đánh răng hoặc có thể súc lại bằng nước sạch để loại bớt axit trong khoang miệng.

Lưu ý không được đập phần nhựa ở phía sau bàn chải vào thành mắc cài vì có thể làm hư hỏng hay rơi rớt mắc cài.

Nếu như sử dụng bàn chải điện cần chú ý chỉnh tốc độ quay vừa phải để không tác động quá mạnh dẫn đến bung súc mắc cài.

6.    Dùng chỉ tơ nha khoa

Chỉ nha khoa là một dụng cụ rất cần thiết trong quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày để lấy đi thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải thường không làm sạch được.

Khi niềng răng việc có dây cung sẽ gây trở ngại khi luồn chỉ nha khoa, hãy trang bị thêm dụng cụ hỗ trợ luồn chỉ nha khoa để thực hiện dễ dàng hơn. Trong thời gian đầu việc dùng chỉ nha khoa có thể hơi khó khăn. Tuy nhiên chỉ cần kiên trì sẽ quen dần và cảm thấy sử dụng tốt và hiệu quả hơn rất nhiều.

Bạn cũng nên chú ý không nên sử dụng tăm để xỉa răng vì chúng có đầu to, nhọn dễ gây tổn thương đến răng, nướu và ảnh hưởng không tốt đến mắc cài và dây cung. Dùng tăm tre cũng là nguyên nhân gây hở kẽ răng, tổn thương chảy máu ở vùng nướu và dễ rơi rớt mắc cài.

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

7.    Fluoride

Lựa chọn các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa thành phần fluoride để sử dụng. Thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ và góp phần tăng độ chắc khỏe cho men răng, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý khác khá hiệu quả.

Chọn kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluoride
Chọn kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluoride

Lưu ý chọn thức ăn phù hợp trong quá trình niềng răng

Song song với việc thực hiện cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng phù hợp, bệnh nhân cũng cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không làm tổn hại đến hệ thống mắc cài, dây cung.

Bệnh nhân sẽ phải kiêm khem một số thực phẩm nhất định trong quá trình niềng răng. Vào thời gian đầu khi chưa quen với khí cụ vướng víu có thể làm cho việc ăn nhai khó khăn hơn. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ quen dần và cảm thấy ăn uống thoải mái hơn về sau.

Trong quá trình niềng răng nên ưu tiên ăn các món mềm, lỏng, được chế biến nấu chín kỹ.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, các món thịt, cá, hải sản, rau củ quả đều có thể sử dụng được. Chỉ cần chế biến nấu mềm, cắt nhỏ, xay nhuyễn để không cần phải dùng lực nhai mạnh, tránh bị bong mắc cài.

Ưu tiên ăn các món được chế biến mềm, dễ nhai nuốt
Ưu tiên ăn các món được chế biến mềm, dễ nhai nuốt

Hạn chế tối đa các món nhiều mảnh vụn vì chúng rất dễ bám dính vào trong mắc cài rất khó làm sạch hết và phải mất khá nhiều thời gian hơn bình thường để có thể vệ sinh răng hiệu quả.

Những món ăn quá dẻo, quá dai, quá dính cũng rất dễ bám lại trên dây cung, mắc cài gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng nên cũng cần tránh dùng.

Không nên ăn các món ăn quá cứng, món quá nóng, quá lạnh, các món có nhiều axit, không hút thuốc lá hay uống quá nhiều bia rượu. Không dùng răng để cắn xé bao bì hay nhai nước đá để không làm bung bậc dây cung, mắc cài làm ảnh hưởng đến quá trình các răng đang dịch chuyển.

Giảm lượng tiêu thụ các món ngọt có nhiều đường, bánh kẹo ngọt,… vì chúng có thể dẫn đến nguy cơ sâu răng khá cao nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.

Cần tránh các thực phẩm gây hại cho răng
Cần tránh các thực phẩm gây hại cho răng

Một lưu ý nữa cũng cực kỳ quan trọng đó là:

Bệnh nhân cần đến nha khoa tái khám thường xuyên theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng và có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch chỉnh nha diễn ra đúng tiến độ và đạt hiệu quả tốt.

Thông qua việc thăm khám định kỳ sẽ giúp sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe răng miệng và có biện pháp xử lý kịp thời để không gây các ảnh hưởng xấu nào cho quá trình chỉnh nha.

Trên đây là những hướng dẫn về cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng cũng như chế độ ăn uống phù hợp mà bạn nên biết. Mọi thắc mắc hãy gọi về số hotline 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời