Mẻ răng có sao không? và cách khắc phục hiệu quả

Mẻ răng hàm là một trong những vấn đề răng miệng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy nguyên nhân nào khiến răng hàm bị mẻ? Hậu quả của việc mẻ răng hàm? Và cách khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân gây mẻ răng hàm và cách khắc phục
Nguyên nhân gây mẻ răng hàm và cách khắc phục

Nguyên nhân gây mẻ răng hàm thường gặp

Răng hàm là những chiếc răng nằm ở vị trí 6, 7. Thông thường vào khoảng 12 – 16 tuổi, mỗi người đã mọc đủ 8 cái răng hàm. Nhóm răng này giữ vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai.

Tương tự như những chiếc răng khác, thành phần cơ bản cấu tạo nên răng hàm bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Phần men răng tương đối cứng chắc nhằm bảo vệ ngà răng và tủy răng ở bên trong.

Tuy nhiên, lớp men răng này vẫn có thể bị tổn thương khi gặp các ngoại lực tác động từ bên ngoài, điển hình như tình trạng mẻ răng.

Mẻ răng hàm khiến cấu trúc bảo vệ răng bị tổn thương
Mẻ răng hàm khiến cấu trúc bảo vệ răng bị tổn thương

Răng bị mẻ xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến như:

Do chấn thương

Mặc dù mô răng rất cứng chắc nhưng khi gặp phải các tác động mạnh như tai nạn xe, tai nạn trong lao động,… vẫn có thể bị mẻ, gãy, thậm chí là mất luôn chân răng.

Sâu răng

Vi khuẩn lên men đường trong thức ăn hằng ngày thành axit, khiến men răng bị mài mòn, lâu dần sẽ xuất hiện những lỗ sâu lan dần xuống ngà răng và tủy răng. Sâu răng khiến cấu trúc răng bị suy yếu hơn bình thường, từ đó dễ xảy ra tình trạng mẻ, vỡ.

Thói quen xấu

Cắn vật cứng, cạy mở nắp chai bằng răng, nhai nước đá,… những thói quen tưởng chừng như vô hại này song lại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng hàm bị mẻ.

Dùng răng cạy mở nắp chai cũng là nguyên nhân khiến răng hàm bị mẻ
Dùng răng cạy mở nắp chai cũng là nguyên nhân khiến răng hàm bị mẻ

Thiếu khoáng chất

Canxi và Fluor là thành phần quan trọng góp phần giữ cho răng chắc khỏe. Do đó, sự thiếu hụt của hai thành phần này, đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng sẽ khiến răng yếu hơn bình thường, dễ bị sứt mẻ khi gặp những chấn thương, tác động từ bên ngoài.

Nghiến răng

Là tình trạng mà hai hàm nghiến sát vào nhau, thường diễn ra vào lúc ngủ. Nếu nghiến răng xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ gây tình trạng mòn răng, răng nhạy cảm, thậm chí là mẻ răng.

Hậu quả của việc răng hàm bị mẻ

Men răng là lớp vật chất cứng chắc bao bọc bên ngoài, bảo vệ ngà răng và tủy răng. Tình trạng mẻ răng, dù ít hay nhiều đều làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Điều này có thể khiến ngà răng bị lộ ra ngoài, làm răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn uống, đánh răng hoặc tiếp xúc với không khí lạnh.

Mẻ răng hàm gây ê buốt hoặc đau nhức khó chịu
Mẻ răng hàm gây ê buốt hoặc đau nhức khó chịu

Cùng với đó, việc răng hàm bị khiếm khuyết về mặt hình thể sẽ tạo điều kiện hình thành mảng bám, đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, tấn công vào cấu trúc bên trong răng gây sâu răng, viêm tủy, viêm chóp răng, áp xe răng, thậm chí là mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, khi răng hàm bị sứt mẻ sẽ tạo nên những cạnh sắc nhọn gây cộm cấn khi ăn. Đặc biệt, trường hợp vô tình cắn phải má hoặc lưỡi sẽ khiến vết thương chảy máu và đau rát nhiều hơn so với bình thường.

Các phương pháp phục hình răng hàm bị mẻ

Răng hàm bị mẻ sẽ không thể tự phục hồi mà cần đến sự can thiệp của các kỹ thuật điều trị trong nha khoa. Do đó, ngay khi bị mẻ răng, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và đưa ra các chỉ định phù hợp. Hiện nay, việc phục hình răng hàm bị mẻ thường áp dụng các phương pháp sau:

Trám răng

Trong trường hợp răng hàm bị sứt mẻ nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng để lấp đầy khoảng trống và khôi phục lại hình dáng ban đầu.

Trám răng là kỹ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite trám bít lại phần răng bị khiếm khuyết, sau đó chiếu đèn quang trùng hợp để miếng trám bám cứng chắc vào răng. Thời gian hoàn tất chỉ từ 15 – 30 phút.

Trám răng cho những trường hợp răng hàm bị mẻ nhỏ
Trám răng cho những trường hợp răng hàm bị mẻ nhỏ

Vật liệu Composite có màu sắc tương đồng với răng thật nên mang lại thẩm mỹ cao. Đồng thời còn cải thiện chức năng ăn nhai.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, Composite sẽ ngấm màu thực phẩm, không còn màu sắc như ban đầu.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ sẽ được chỉ định cho những trường hợp răng hàm bị mẻ, vỡ lớn mà kỹ thuật hàn trám không được bảo được thẩm mỹ lần độ bền chắc.

Bằng cách mài một lớp mỏng của chiếc răng hàm bị mẻ theo tỷ lệ nhất định, sau đó bác sĩ bọc mão sứ lên trên. Thời gian để hoàn tất quá trình bọc răng sứ thông thường mất từ 2 – 4 ngày với ít nhất 2 lần hẹn đến nha khoa (1 lần mài cùi răng và lấy dấu, 1 lần gắn răng sứ hoàn tất).

Bọc răng sứ cho những răng hàm bị mẻ lớn
Bọc răng sứ cho những răng hàm bị mẻ lớn

Mão sứ này có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật, đảm bảo thẩm mỹ tối đa và khả năng ăn nhai chắc chắn. Đặc biệt, tuổi thọ còn duy trì lâu dài, trung bình từ 10 – 15 năm, thậm chí là lâu hơn nếu biết cách chăm sóc tốt và lựa chọn loại sứ chất lượng.

Nhổ răng

Khi chiếc răng hàm bị mẻ lớn, sát vào nướu hoặc chân răng bị lung lay, không thể áp dụng các phương pháp bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, khuyến cáo bệnh nhân nên sớm trồng lại răng giả để cải thiện chức năng ăn nhai và tránh tình trạng răng bị xô lệch.

Chỉ định nhổ răng cho trường hợp thân răng bị gãy sát nướu
Chỉ định nhổ răng cho trường hợp thân răng bị gãy sát nướu

Hiện nay có nhiều giải pháp làm răng giả. Trong đó, cấy ghép Implant được các nha sĩ trên thế giới khuyên dùng nhờ phục hình được cả thân và chân răng, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm và tuổi thọ duy trì lâu dài.

Chăm sóc răng bị mẻ tại nhà

Trong trường hợp chiếc răng hàm bị mẻ nhưng chưa sắp xếp được thời gian đến nha khoa, bạn có thể xử lý chiếc răng mẻ tại nhà bằng một số phương pháp sau:

– Khi răng hàm bị mẻ, ngà răng và tủy răng rất dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn và những tác nhân bên ngoài. Do đó, sau khi loại bỏ hết mảnh vỡ ra ngoài, bạn nên súc miệng lại bằng nước muối sinh lý.

– Dùng sáp nha khoa để che phủ tạm thời những cạnh răng sắc nhọn nhằm tránh làm tổn thương đến các mô mềm khác trong khoang miệng. Nếu không có sáp nha khoa, bạn có thể dùng tạm kẹo cao su không đường.

Dùng sáp nha khoa che phủ tạm thời cạnh răng sắc nhọn do bị mẻ
Dùng sáp nha khoa che phủ tạm thời cạnh răng sắc nhọn do bị mẻ

– Cẩn thận trong quá trình ăn uống. Nên ưu tiên ăn những món mềm, lỏng, dễ nuốt. Tránh dùng thực phẩm cứng, dai và có độ bám dính cao.

– Sắp xếp thời gian đến nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra và kịp thời xử lý, ngăn ngừa tình trạng mô răng bị hở lâu ngày khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.

Mẻ răng hàm tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng. Chính vì vậy mà bạn nên sớm gặp nha sĩ để được khắc phục kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng sớm.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời