Bà bầu mọc răng khôn có sao không? Giảm đau như thế nào?

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, trong nhiều trường hợp răng khôn còn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức. Vậy khi đang mang thai mọc răng khôn có sao không? Và đau răng khôn khi mang thai phải làm sao? Có nên nhổ không?

Bà bầu mọc răng khôn
Bà bầu mọc răng khôn

Bà bầu mọc răng khôn có sao không?

Răng khôn còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc vào độ tuổi từ 17 – 25. Vì mọc sau cùng ở cuối hàm nên thường không đủ chỗ, lúc này răng khôn sẽ có hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch hoặc mọc đâm ngang vào răng số 7 gây đau nhức nghiêm trọng.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm

Ngoài ra, trong trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng vì nằm trong cùng, vệ sinh khó nên một thời gian cũng bị sâu và đau nhức. Do đó, với những người bình thường, khi mọc răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, với bà bầu mọc răng khôn thì khác. Vì quá trình mang thai, cơ thể mẹ tương đối nhạy cảm, không chỉ dễ gây biến chứng mà việc điều trị sẽ có nhiều phiền toái hơn. Cụ thể:

– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra những cơn đau nhức khó chịu, xương hàm khó cử động khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, con sinh ra phải đối mặt với nguy cơ nhẹ cân, còi xương,…

Đau răng khôn ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ con sinh ra bị nhẹ cân, còi xương
Đau răng khôn ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ con sinh ra bị nhẹ cân, còi xương

– Đặc biệt, nếu việc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như u nang xương hàm, viêm lợi, tổn thương răng bên cạnh, rối loạn về phản xạ,…

Tuy nhiên, không phải tất cả răng khôn đều mọc lệch. Cũng có một số trường hợp chiếc răng khôn may mắn mọc thẳng, không gây biến chứng, ảnh hưởng đến chiếc răng bên cạnh thì bạn không cần quá lo lắng.

Đau răng khôn khi mang thai phải làm sao?

Nếu gặp tình trạng đau nhức răng khôn khi mang thai, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và hướng dẫn phương pháp xử lý phù hợp, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Đau răng khôn khi mang thai nên thăm khám tại nha khoa
Đau răng khôn khi mang thai nên thăm khám tại nha khoa

Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, cũng không nên quá mức căng thẳng, thay vào đó hãy tập trung nghỉ ngơi và bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số mẹo giảm đau tại nhà mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào như:

Súc miệng bằng nước muối ấm

Muối có đặc tính sát khuẩn rất tốt. Do đó, việc súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cơn đau thuyên giảm. Đồng thời còn ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm.

Chườm đá lạnh

Đây được biết đến là phương pháp gây tê tự nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chuẩn bị một túi chườm hoặc một chiếc khăn bông, sau đó cho vài viên đá vào và chườm lên vùng má ngoài ở khu vực răng đau. Lưu ý, di chuyển nhẹ nhàng, tránh để yên một chỗ dễ gây tình trạng bỏng lạnh.

Chườm đá lạnh để giảm đau
Chườm đá lạnh để giảm đau

Tỏi tươi

Trong tỏi tươi rất giàu các hoạt chất diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả. Bạn lấy một tép tỏi tươi, đập dập rồi đặt lên vị trí răng khôn bị đau.

Hoặc bạn cũng có thể kết hợp thêm với muối ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để yên khoảng 10 phút rồi lấy ra và súc lại miệng bằng nước ấm nhé.

Lá lốt

Lá, thân của lá lốt có chứa tinh dầu với đặc tính kháng khuẩn cao. Với nguyên liệu này bạn có thể thực hiện giảm đau bằng nhiều cách. Trước tiên, lấy một ít lá lốt rửa sạch, giã nhuyễn và đắp lên vùng răng đau. Hoặc có thể cho lá, thân và rễ đem nấu nước rồi dùng nước đó súc miệng hằng ngày.

Có nên nhổ răng khôn khi mang thai

Theo khuyến cáo của nha sĩ, không nên thực hiện nhổ răng khôn trong giai đoạn mang thai. Vì đây là thời điểm mà cơ thể mẹ khá nhạy cảm và sức đề kháng không tốt như bình thường.

Thêm vào đó, việc nhổ răng khôn cần phải chụp X – Quang, gây tê và dùng thuốc kháng sinh, những điều này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau răng khôn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn uống và có khả năng cao gây biến chứng, thì việc nhổ răng sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, việc can thiệp điều trị răng miệng trong giai đoạn này chỉ nên thực hiện ở 3 tháng giữa thai kỳ, tức từ tháng thứ 4 đến thứ 7.

Chỉ nhổ răng khôn cho bà bầu trong những trường hợp thực sự cần thiết
Chỉ nhổ răng khôn cho bà bầu trong những trường hợp thực sự cần thiết

Bởi vì trong 3 tháng đầu, các cơ quan quan trọng của con đang phát triển, việc can thiệp dễ xảy ra tình trạng động thai. Còn 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ khá lớn nên nằm trên ghế nha trong thời gian dài sẽ rất khó.

Bà bầu mọc răng khôn tương đối phiền toái. Do đó để hạn chế tình trạng đau răng khôn khi mang thai, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, cần thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ phát hiện và đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời